Hiểu biết về quản lý giáo dục đạo đức

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 64)

6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu

2.3.3. Hiểu biết về quản lý giáo dục đạo đức

2.3.3.1. Quản lý việc thực hiện mục tiêu ,nội dung giáo dục đạo đức cho học sinh.

Bảng 2.13:Ý kiến của cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh ở các trường trung học phổ thông trong huyện Nghĩa Hưng về những nội dung đạo đức cần quản lý, cần rèn luyện cho học sinh trung học phổ thông

TT Nội dung giáo dục đạo đức cần quản lý,cần rèn luyện

Cần quản lý với giáo viên nhà trƣờng Cần rèn luyện với học sinh Số ý kiến tỉ lệ % Số ý kiến tỉ lệ % 1 Cần, kiệm, liêm, chính 236 94,4 214 85,6

2 Lòng nhân ái, khoan dung, vị tha 245 98,0 227 90,8

3 Tôn sư trọng đạo 228 91,2 250 100,0

4 Hiếu thảo với ông, bà, cha ,mẹ 228 91,2 250 100,0

5 Ý thức trách nhiệm trong học tập, công việc 245 98,0 248 99,2

6 Ý thức, hành vi bảo vệ môi trường tự nhiên , văn hóa 223 89,2 206 82,4

7 Tôn trọng và thực hiện nội quy nhà trường, pháp luật nhà nước 248 99,2 237 94,8

8 Có lối sống giản dị, trong sáng trong tình bạn, tình yêu 243 97,2 233 93,2

9 Ý thức, hành vi vượt khó trong học tập, cuộc sống 214 85,6 207 82,8

10 Ý thức, hành vi trung thực, tự lập 223 89,2 243 97,2

11 Đức hy sinh vì người khác và xã hội 213 85,2 218 87,2

12 Tích cực tham gia các hoạt động xã hội 230 92,0 193 77,2

Việc hiểu biết những giá trị đạo đức cần rèn luyện ở học sinh THPT là mục tiêu của hoạt động tự rèn luyện đối với học sinh, còn đối với cán bộ quản lý, giáo viên thì đó là nội dung của quản lý giáo dục đạo đức, đó cũng là mục tiêu phải đạt đối với cán bộ quản lý và giáo viên.Kết quả khảo sát 250cán bộ quản lý, giáo viên, cha mẹ học sinh ở các trường THPT trong huyện Nghĩa Hưng về những nội dung đạo đức cần quản lý ,cần rèn luyện (bảng 2.13) cho thấy có từ 85,2 % đến 99,2 % số ý kiến cho rằng cần quản lý với giáo viên nhà trường; có từ 77,2% đến 100% số ý kiến cho rằng cần rèn luyện với học sinh.

2.3.3.2. Quản lý sự phối hợp các lực lượng nhằm thống nhất tác động thực hiện mục tiêu giáo dục.

Bảng 2.14:Đánh giá của giáo viên,cán bộ quản lý và cha mẹ học sinh về thực trạng đã phối hợp và sự cần thiết huy động các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức.

TT Các cá nhân và tổ chức

xã hội

Cần tham gia

phối hợp Đã tham gia phối hợp Quản lý (chỉ chọn 1) Số ý kiến tỉ lệ % Số ý kiến tỉ lệ % Số ý kiến tỉ lệ % 1 Cha mẹ học sinh 241 96,4 215 86,0 20 8,0

2 Giáo viên dạy các môn 238 95,2 177 70,8 19 7,6

3 Giáo viên chủ nhiệm lớp 240 96,0 199 79,6 17 6,8

4 Hiệu trưởng (hoặc hiệu phó) 235 94,0 222 88,8 130 52,0

5 Đoàn thanh niên của trường 228 91,2 207 82,8 12 4,8

6 Các cấp chính quyền (xã, phường, cộng

đồng dân cư) 135 54,0 107 42,8 11 4,4

7 Các hội quần chúng 168 67,2 82 32,8 5 2,0

8 Các tổ chức xã hội (công an, phụ nữ) 148 59,2 102 40,8 9 3,6

9 Các cơ sở kinh tế, sản xuất 130 52,0 120 48,0 2 0,8

10 Các cơ quan văn hóa thông tin, báo chí 143 57,2 107 42,8 15 6,0 11 Phụ trách các viện bảo tàng, danh lam thắng

Kết quả khảo sát về sự hiểu biết và thực trạng việc phối hợp các lực lượng tham gia giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức ở huyện Nghĩa Hưng được thể hiện ở bảng 2.14.

Giá trị đạo đức của thanh niên Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay được biểu hiện tập trung trong hệ thống phẩm chất, chuẩn mực đạo đức cơ bản để điều chỉnh thái độ, hành vi của con người mang ý nghĩa xã hội của nó. Do các điều kiện kinh tế - xã hội, các giá trị chuẩn mực đạo đức xã hội cũng biến đổi phù hợp với nhu cầu, lợi ích xã hội.

Trong cơ chế thị trường hiện nay đang tồn tại đồng thời nhiều hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức khác nhau, đối lập nhau giữa hệ giá trị, chuẩn mực đạo đức mới giữ vai trò chủ đạo và nhiều giá trị chuẩn mực đạo đức cũ lỗi thời đang hàng ngày xâm nhập gây tác hại trong đời sống tinh thần xã hội, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, thách thức, vì vậy phải định hướng giá trị đạo đức cho thanh niên, học sinh. Làm cho các em thấm nhuần sâu sắc sự định hướng chính trị của Đảng trong sự nghiệp đổi mới đất nước. Thanh niên là người chủ tương lai của đất nước, đồng thời phải tạo môi trường giáo dục thuận lợi để thanh niên, học sinh nhận thức rõ giá trị đạo đức của con người Việt Nam hiện nay như tinh thần, truyền thống dân tộc, các chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam như yêu nước, cần cù, anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người, vì nghĩa. Mặt khác cũng phải xây dựng những chương trình hành động cụ thể có tác động mạnh mẽ đến cá nhân và tổ chức, muốn vậy cần coi trọng hoạt động giáo dục đạo đức sâu rộng trong nhân dân, đa dạng hóa các hoạt động giáo dục đạo đức, gắn quá trình giáo dục với tự giáo dục của thanh niên, học sinh. Để làm được điều này đòi hỏi một quá trình lâu dài và phức tạp, ngoài các lực lượng tham gia quản lý giáo dục là cha mẹ học sinh; giáo viên dạy các môn; giáo viên chủ nhiệm lớp; hiệu trưởng (hoặc hiệu phó); Đoàn thanh niên của trường thì cần phải có sự phối hợp của lực lượng tham gia giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, đó là các cấp chính quyền xã, các hội quần chúng, các tổ chức xã hội, các cơ sở kinh tế, các cơ quan văn hóa thông tin để các em có được các giá trị đạo đức chuẩn mực.

Thực tế, qua khảo sát 250 cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ học sinh ở các trường THPT huyện Nghĩa Hưng cho thấy từ (52,0% đến 67,2%) số người được hỏi nhận thức được rằng các lực lượng nói trên cần tham gia, phối hợp vào giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức (các cấp chính quyền xã (54,0% số ý kiến); các hội quần chúng (67,2% số ý kiến), các tổ chức xã hội (59,2% số ý kiến), các cơ sở kinh tế (52,0% số ý kiến), các cơ quan văn hóa thông tin (57,2% số ý kiến).Trong thực tế các lực lượng này đã tham gia vào giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ít hơn (từ 32,8% đến 48,0%), cụ thể là: các cấp chính quyền xã (42,8% số ý kiến); các hội quần chúng (32,8% số ý kiến), các tổ chức xã hội (40,8% số ý kiến), các cơ sở kinh tế (48,0% số ý kiến), các cơ quan văn hóa thông tin (42,8% số ý kiến) .Từ kết quả đó các nhà quản lý phải thay đổi nhận thức cho họ và làm cho các cá nhân, các tổ chức xã hội trên biết phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh.

Những lực lượng có vai trò quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức học sinh và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT là cha mẹ học sinh, giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, Hiệu trưởng; Đoàn thanh niên của trường. Cũng theo kết quả khảo sát ở bảng 2.14 với cùng đối tượng khảo sát như trên cho thấy các cá nhân và tổ chức nói trên trong nhận thức đã coi là quan trọng. Có (91,2% đến 96,4%) số người được hỏi có nhận thức đúng là phải cần tham gia, phối hợp, có từ (70,8% đến 88,0%) số ý kiến được hỏi cho rằng các lực lượng này đã tham gia phối hợp vào giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh THPT. Qua việc khảo sát thực trạng chúng ta thấy chính quyền xã, các hội quần chúng, các tổ chức xã hội (công an, hội phụ nữ); các cơ sở kinh tế, sản xuất, các cơ quan văn hoá thông tin, phụ trách các viện bảo tàng ít tham gia vào việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông; từ đó có cơ sở để đề xuất biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh. Các nhà quản lý; hiệu trưởng các trường trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng phải biết khai thác, khích lệ, động viên tất cả các cá nhân và tổ chức xã hội cùng tham gia, phối hợp vào công tác quản lý giáo dục đạo đức vì hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trong trường mình.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(138 trang)