Xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng cho các

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 96)

6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu

3.2.4.Xây dựng chương trình, nội dung và tổ chức bồi dưỡng cho các

tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông

Đầu năm học, nhà trường phổ biến cho học sinh nội dung cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “ xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

- Cho học sinh học tập, thảo luận, viết cam kết thực hiện tốt nội qui học sinh, 10 điều giao tiếp có văn hóa, nhiệm vụ, quyền hạn, văn hoá ứng xử, những điều cấm đối với học sinh bậc trung học phổ thông để học sinh có cơ sở nhận thức , hình thành nhân cách và định hướng đúng cho hành vi đạo đức của mình.

- Giáo dục cho học sinh phát huy truyền thống của trường, có động cơ, ý thức học tập tốt, có nhận thức đúng đắn về thực học để có thực nghề, nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục.

- Chỉ đạo Đoàn trường tổ chức cho cán bộ đoàn viên học tập nhiệm vụ của đoàn viên, nghiệp vụ công tác đoàn; đảm bảo nề nếp, chất lượng, tính chiến đấu trong sinh hoạt của chi đoàn - mỗi tháng 1 lần; Đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đoàn, sinh hoạt lớp và phong trào tự quản là nhân tố quan trọng trong việc nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đạo đức học sinh.

- Nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các giờ nội khoá môn giáo dục công dân như: giáo dục phát luật, luật an toàn giao thông, giáo dục giới tính, giáo dục phòng chống ma tuý và hành vi ứng xử khác góp phần hình thành nhân cách cho học sinh.

- Tổ chức các hoat động: Văn nghệ, thể dục thể thao, câu lạc bộ tạo sân chơi có trí tuệ cho tuổi trẻ học đường, phát triển toàn diện học sinh.

- Phối hợp các lực lượng trong công tác quản lý và giáo dục đạo đức học sinh: Coi trọng giáo dục gia đình và lớp học sinh. Giải quyết tốt an toàn cho học sinh theo địa bàn.

- Giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn công minh trong khen thưởng và kỷ luật học sinh, quản lý giáo dục tốt học sinh cá biệt.

- Phát huy vai trò quản lý giáo dục của giáo viên chủ nhiệm (sử dụng có hiệu quả tiết chủ nhiệm lớp – có nội dung giáo dục cao, phù hợp với tâm lý lứa tuổi và mục tiêu đào tạo , phù hợp với “phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”); trách nhiệm dạy chữ, dạy người của giáo viên bộ môn.

- Vai trò tự giáo dục của bản thân mỗi học sinh, quản lý giáo dục của phụ huynh học sinh.

- Hoạt động của Ban thường trực quản lý giáo dục đạo đức học sinh: Cùng giáo viên chủ nhiệm giải quyết triệt để và có hiệu quả công tác giáo dục đạo đức học sinh (nhất là học sinh chưa ngoan) trong buổi học.

- Hàng tuần và hàng tháng: Tổ chức kiểm tra nội vụ học sinh.

- Đoàn trường thành lập đội xung kích an toàn trường học có nhiệm vụ tổ chức, kiểm tra việc thực hiện an toàn trong nhà trường, tuần tra an toàn cho học sinh sau mỗi buổi học.

- Quy định rõ trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm, ban đạo đức và trưởng ban đạo đức phải thực hiện nội dung, biện pháp quản lý, giáo dục đạo đức học sinh và chịu trách nhiệm về đạo đức học sinh trong phạm vi trách nhiệm quản lý và giáo dục của mình.

- Cần có chương trình giáo dục đạo đức cho các bậc cha mẹ, nhất là các ông bố, bà mẹ trẻ, nhằm cung cấp các kiến thức nuôi dạy, giáo dục con cái.

- Nhà trường cần xây dựng một tập thể sư phạm vững mạnh, giáo viên phải là tấm gương sáng cho học sinh noi theo. Giáo dục đạo đức là xây dựng nhân cách lành mạnh cho học sinh, gương thầy cô là bài học lớn nhất đối với học trò. Tấm gương ấy phải đồng bộ giữa lối sống và hành động; làm sao để người Thầy không chỉ dạy chữ, mà trước tiên phải dạy Đạo làm Người, đạo sống. Thầy có vai trò dẫn đường cho học trò.

- Dạy đạo đức trong nhà trường là phải gieo vào lòng học sinh một cách chắc chắn những phẩm chất cơ bản của con người mới về lòng yêu nước, tinh thần trách nhiệm và sự hợp tác trong công việc.

- Gắn chặt giữa lý thuyết với hướng dẫn thực hành khi sử dụng sách giáo khoa dạy giáo dục công dân cho học sinh trung học phổ thông, trước hết phải dạy những giá trị cơ bản của con người, phải làm nổi bật những phẩm chất cơ bản của con người mới, đáp ứng yêu cầu của xã hội, cần giúp học sinh thực hành kỹ năng sống phù hợp với lứa tuổi.

- Coi trọng trách nhiệm công dân của học sinh, tăng cường phần thực hành về kỹ năng sống đối với học sinh.

- Quản lý việc giáo dục đạo đức cho học sinh thông qua các môn học khác cũng phải được coi trọng.

- Tăng cường mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh hiện nay .

- Với giáo viên: Nâng cao ý thức của mỗi giáo viên về vấn đề đạo đức cho học sinh.Để thực hiện giải pháp này, nhà trường cần tiến hành các nội dung sau:

+ Ban giám hiệu phải là người có ý thức trách nhiệm cao, phải chủ động xây dựng chỉ tiêu, kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh ngay từ đầu năm học. Trong quá trình thực hiện nhà trường phải thường xuyên kiểm tra, phối hợp, hỗ trợ giáo viên chủ nhiệm để uốn nắn sự lệch lạc của học sinh.

+ Quan tâm nhiều hơn đến các em gặp khó khăn.

+ Ban giám hiệu nhà trường cần giao nhiệm vụ cho giáo viên bộ môn, yêu cầu họ báo cáo những biểu hiện sai lệch của học sinh trong giờ dạy của mình.

+ Để nâng cao ý thức trách nhiệm của giáo viên, nhà trường phải thực hiện tốt công tác giáo dục tư tưởng chính trị nhằm khơi dậy lương tâm, ý thức nghề nghiệp của người thầy, kiên quyết xử lý những hiện tượng tiêu cực trong việc dạy thêm, học thêm. Mỗi thầy, cô giáo phải thực sự dũng cảm, phải yêu thương, gần gũi học sinh, kiên trì giáo dục học sinh.

+ Chú trọng bộ môn giáo dục đạo đức, giáo dục công dân.

+ Bồi dưỡng tri thức lý luận về nghiệp vụ giáo dục học sinh cho giáo viên. Giúp giáo viên nắm vững đặc điểm tâm lý lứa tuổi vị thành niên nói chung và những đặc điểm tâm lý những học sinh hư nói riêng. Trên cơ sở đó mà có biện pháp bồi dưỡng lý luận giáo dục thích hợp.

- Cán bộ quản lý Sở Giáo dục - Đào tạo kết hợp với trường sư phạm mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ giáo dục học sinh cho giáo viên trường phổ thông.

- Kiểm tra đánh giá sự vận dụng lý luận vào thực tế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Về cộng đồng xã hội: Cộng đồng xã hội có tác động rất lớn đến ý nghĩ và hành vi đạo đức học sinh, vì vậy cần xây dựng những mô hình cộng đồng thôn, làng, xã, thị trấn có môi trường xã hội lành mạnh, không có tệ nạn xã hội, tạo môi trường tốt để cho học sinh noi theo.

Với các tổ chức xã hội:

- Kết hợp với các tổ chức xã hội nhằm ngăn chặn những tác động tiêu cực và tạo ra môi trường lành mạnh để giáo dục học sinh.

- Tham mưu và đề nghị địa phương đầu tư cơ sở vật chất để xây dựng khu vui chơi giải trí, câu lạc bộ thể dục thể thao dành riêng cho thanh - thiếu niên. Đẩy mạnh phong trào xây dựng gia đình văn hóa, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng tuyên truyền về phương pháp giáo dục con cái trong gia đình.

- Đề nghị các cơ quan chức năng tuyên truyền những vấn đề phòng chống ma túy, tích cực triệt phá các tụ điểm tuyên truyền văn hóa phẩm đồi trụy, tạo ra môi trường lành mạnh có tác động tích cực đến học sinh.

- Đối với Đoàn thanh niên địa phương, hội phụ nữ, hội phụ huynh học sinh, tổ dân phố, nhà trường phải thông báo những biểu hiện sai trái của học sinh để những tổ chức này tiếp tục giúp đỡ các bậc phụ huynh giải quyết khó khăn, vướng mắc của gia đình, giúp họ quan tâm đến việc giáo dục con cái.

Các tổ chức chính trị - xã hội cần đề cao vai trò của các tổ chức chính trị - xã hội trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh, sinh viên như: Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, hội liên hiệp phụ nữ, hội cựu chiến binh, hội khuyến học, hội cựu giáo chức… Mỗi thành viên trong tổ chức chính trị xã hội đều có vai trò nhất định trong việc giáo dục đạo đức học sinh.

- Giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông là vấn đề hết sức quan trọng, vì tương lai của một dân tộc, đất nước có tốt hay không, có sánh vai với các cường quốc khác hay không là nhờ vào sự tu dưỡng đạo đức và học tập của lớp trẻ hôm nay. Bác Hồ đã dạy: “Đào tạo thế hệ cách mạng cho đời sau là việc làm rất quan trọng, rất cần thiết”. Muốn con em chúng ta yêu tổ quốc, yêu nhân dân tha thiết, muốn góp sức mình vào xây dựng đất nước quê hương, cần có sự dày công giáo dục đạo đức của nhà trường, gia đình, xã hội cho các em ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường phổ thông.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 96)