6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
3.1. Một số nguyên tắc để xây dựng biện pháp quản lý giáo dục đạo đức
3.1.1. Biện pháp quản lý phải đảm bảo mục tiêu giáo dục trung học phổ thông
Hiệu trưởng (BGH) các trường THPT trong huyện Nghĩa Hưng trong quá trình quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, khi xây dựng kế hoạch về quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh hoặc khi duyệt kế hoạch giáo dục đạo đức của giáo viên cần thực hiện tốt :
- Kế thừa và phát triển kết quả giáo dục toàn diện ở trung học cơ sở: đức, trí, thể, mỹ.
- Hướng vào sự hình thành và phát triển nhân cách học sinh : trung thực trong học tập, trong các quan hệ, các hành động có động cơ trong sáng, ý chí khắc phục khó khăn, ham học hỏi, có quyết tâm tự học cao, rèn luyện tư duy sáng tạo... Hướng tới mục tiêu cơ bản của nền giáo dục đó là giáo dục toàn diện con người, coi trọng chất lượng giáo dục nhân cách.
- Trang bị tri thức cần thiết về tư tưởng chính trị, đạo đức nhân văn, kiến thức pháp luật, văn hóa xã hội.
- Hình thành ở học sinh thái độ đúng đắn, tình cảm, niềm tin đạo đức trong sáng đối với bản thân, mọi người, với sự nghiệp cách mạng của Đảng, dân tộc và với mọi hiện tượng xảy ra xung quanh.
- Rèn luyện tự giác thực hiện những chuẩn mực đạo đức xã hội, có thói quen chấp hành những quy định của pháp luật, nỗ lực học tập rèn luyện, tích cực cống hiến sức lực trí tuệ vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Các biện pháp cần đảm bảo các nguyên lý chung của giáo dục học , đó là "học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà trường gắn liền với xã hội" đồng thời đảm bảo các nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học, lý luận giáo dục. Các nguyên tắc giáo dục con người dựa trên nền tảng cơ bản là học đạo lý
làm người – mục tiêu cao nhất của giáo dục và dựa trên triết lý: "tất cả cho con người, tất cả vì con người".
- Các biện pháp quản lý phải xuất phát từ mục tiêu giáo dục trung học phổ thông, mục tiêu giáo dục đạo đức ở trung học phổ thông.