6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
3.2.3. Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục đạo
và ngoài nhà trường
Đối với nhà trường: Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh là một trong những công tác trọng tâm, làm tốt công tác này có vai trò rất quan trọng trong việc hình thành nhân cách, phẩm chất đạo đức, và năng lực toàn diện của học sinh, góp phần đào tạo ra những người lao động tự chủ, sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, tinh thần đoàn kết, ý thức cộng đồng, trọng nghĩa tình và đạo lý, có kiến thức khoa học, kỹ năng nghề nghiệp, có lối sống văn hóa lành mạnh, đáp ứng được những yêu cầu đòi hỏi của sự phát triển xã hội.
Theo khảo sát ở trên thì giáo dục đạo đức không thể chỉ có nhà trường mà phải phối kết hợp các lực lượng tham gia đó là gia đình và xã hội. Nhà trường, gia đình và xã hội thống nhất mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh theo định hướng xã hội chủ nghĩa của Đảng và Nhà Nước đã đề ra. Từ đó thống nhất về nội dung, phương pháp, hình thức, tổ chức giáo dục đạo đức học sinh. Nhà trường chủ động chỉ cho các bậc cha mẹ học sinh những khả năng, ưu thế của giáo dục gia đình, giúp họ nhận thức một cách sâu sắc trách nhiệm, nghĩa vụ trong việc nuôi dạy con. Gia đình tạo môi trường thuận lợi cho việc phát triển giáo dục toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ ở con em, gia đình cùng nhà trường phối hợp để nâng cao hiệu quả giáo dục và cùng nhau tham gia quản lý giáo dục đạo đức cho con em.
Nhà trường phối hợp với cộng đồng xã hội để quản lý và giáo dục học sinh: nắm tình hình học sinh, những nguồn thông tin tin cậy nơi học sinh cư trú, từ đó giúp giáo viên đánh giá đúng học sinh và tìm ra những biện pháp giúp các em hoàn thiện nhân cách. Nhà trường phối hợp với cộng đồng để giáo dục truyền thống dân tộc, bản sắc văn hóa địa phương, tình yêu quê hương đất nước, qua đó các em không những được giáo dục về tình cảm đạo đức, thẩm mỹ mà còn phát triển về mặt thể chất. Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp nhà trường – gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức học sinh. Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục, tạo động lực mạnh mẽ, điều kiện thuận lợi cho hệ thống nhà trường, thực hiện tốt mục tiêu giáo dục đào tạo thế hệ trẻ.
Đầu năm học Hiệu trưởng nhà trường chủ động tổ chức hội nghị, mời đại diện của các tổ chức nhà trường, hội cha mẹ học sinh và các tổ chức ngoài xã hội để bàn về phối hợp giáo dục đạo đức cho học sinh. Bầu ra ban chỉ đạo có từ 5 đến 7 thành viên đại diện cho nhà trường, đại diện cho hội cha mẹ học sinh và các tổ chức chính trị - xã hội do hiệu trưởng đứng đầu để chủ động điều hành hoạt động phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội để giáo dục đạo đức học sinh.
Nhà trường chủ động xây dựng cam kết với cộng đồng về trách nhiệm giữa nhà trường, gia đình và xã hội tham gia vào quá trình giáo dục đạo đức và quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Ban giám hiệu họp bàn thống nhất việc chỉ đạo kế hoạch quản lý giáo dục đạo đức học sinh với ủy ban nhân dân xã, công an các cấp, các cơ quan đoàn thể, phối hợp với các xã ; thị trấn nơi cư trú ,tổ chức tốt việc rèn luyện hè cho học sinh có hạnh kiểm yếu, không khoán trắng việc giáo dục đạo đức số học sinh này cho địa phương và gia đình trong dịp hè. Hiệu trưởng (BGH) chỉ đạo các Đoàn thể trong trường tăng cường các hoạt động văn hóa, thể thao, giải trí lành mạnh, lựa chọn hình thức hoạt động ngoài giờ lên lớp cho phù hợp với từng chuẩn mực hành vi đạo đức, các hành vi đạo đức đó phải thể hiện nét đẹp của dân tộc Viêt Nam trong sự hòa nhập tinh hoa văn hóa nhân loại.
Hiệu trưởng cần bồi dưỡng và phân công đội ngũ giáo viên chủ nhiệm: Quán triệt cho đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý thấy được tầm quan trọng trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh nhất là các kỹ năng sống, kỹ năng giải quyết vấn đề. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò quyết định đối với việc ngăn chặn tình trạng vi phạm đạo đức, nề nếp, nội qui nhà trường. Các thầy cô giáo phải là tấm gương sáng về đạo đức, tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, công tác để thực hiện nhiệm vụ giáo dục.Giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò chủ đạo, tổ chức, điều khiển và lãnh đạo quá trình hình thành nhân cách con người mới ở học sinh, phù hợp với mục tiêu giáo dục phổ thông nói chung, mục tiêu mỗi cấp học nói riêng. Giáo viên chủ nhiệm thay mặt hiệu trưởng quản lý toàn diện hoạt động giáo dục của một lớp. Giáo viên chủ nhiệm trực tiếp giáo dục học sinh, trực tiếp chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá quá trình rèn luyện phấn đấu tu dưỡng của từng học sinh trong lớp và ảnh hưởng lớn đến quá
trình phát triển nhân cách học sinh. Giáo viên chủ nhiệm phải có tâm, tài, trí, có năng lực sư phạm nắm bắt tâm lý học sinh, hoàn cảnh học sinh, để từ đó có biện pháp giáo dục phù hợp, có hiệu quả.
Qua thực tiễn khảo sát thực trạng, chúng tôi thấy không ít giáo viên chủ nhiệm không làm tốt công tác giáo dục đạo đức cho học sinh vì bản thân có nhiều hạn chế và thiếu kinh nghiệm công tác nên việc lựa chọn và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên chủ nhiệm là vô cùng quan trọng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông. Phải lựa chọn đúng, bồi dưỡng tốt nhằm xây dựng được một đội ngũ giáo viên chủ nhiệm giỏi, có phẩm chất đạo đức, chuyên môn vững vàng, nhân cách hoàn thiện, có tâm huyết với nghề, thương yêu học sinh,có kiến thức cơ bản về nghiệp vụ sư phạm, có kinh nghiệm về công tác chủ nhiệm, có kiến thức hoạt động và những kỹ năng vận dụng những tri thức khoa học giáo dục vào thực tiễn sinh động và đa dạng trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh. Hiệu trưởng thường xuyên kiểm tra đôn đốc, nhắc nhở giáo viên chủ nhiệm về công tác giáo dục đạo đức học sinh, có chế độ khen thưởng, động viên thầy cô làm công tác chủ nhiệm giỏi, giáo dục đạo đức tốt và phê bình nhắc nhở những thầy cô chưa hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Thu hút nhiều học sinh tham gia câu lạc bộ học sinh, có tính chất học thuật, hội thảo chuyên đề, các cuộc thi được tổ chức trong nhà trường như: cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, “nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo”, và phòng chống các tai, tệ nạn xã hội. Phát động và tổ chức các phong trào thi đua lập thành tích chào mừng, kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm và ngày truyền thống nhà trường.
Tổ chức cho học sinh tham quan, thực tế, học tập, củng cố lý thuyết và thực hành, giáo dục tình yêu thiên nhiên, đất nước, truyền thống dân tộc và con người Việt Nam.
Thực hiện nghiêm túc công tác khen thưởng, kỷ luật đối với học sinh có thành tích hoặc vi phạm nội quy, quy định.
Xây dựng cơ chế tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục đạo đức học sinh trung học phổ thông trong huyện.
Xây dựng cơ chế tổ chức và điều hành hoạt động giáo dục đạo đức trong và ngoài nhà trường.
Về phía gia đình: Vai trò của gia đình rất quan trọng trong việc khơi dậy ý thức về cái tốt, cái xấu, về cái nên làm cái không nên làm. Nhà trường yêu cầu các gia đình quan tâm giáo dục rèn luyện con em mình, đề cao việc giáo dục đạo đức kính trên nhường dưới, đề cao phẩm cách con người, những nếp sống văn hóa, giá trị truyền thống gia đình, truyền thống làng, xã, địa phương; tính trung thực.
Gia đình và cộng đồng nơi cư trú phải là môi trường giáo dục đầu tiên nhằm hình thành, phát triển các phẩm chất đạo đức, nhất là tính người, tình người. Mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và gia đình với hàng xóm xung quanh phải là quan hệ xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển các hành vi giao tiếp có văn hoá, có đạo đức của mỗi người.
Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường với gia đình nhằm quản lý tốt thời gian học và sinh hoạt của học sinh .
Nghiêm khắc nhắc nhở, giáo dục con em mình ý thức trách nhiệm người học sinh chấp hành tốt các quy định của nhà trường, pháp luật của nhà nước.
Không bao che hành vi vi phạm của con em mình và thông báo kịp thời với nhà trường hoặc cơ quan chức năng phối hợp giải quyết.
Về phía xã hội:
Kết hợp chặt chẽ giáo dục đạo đức với việc thực hiện nghiêm minh luật pháp của các cơ quan thi hành pháp luật.
Xây dựng một cơ chế tổ chức và chỉ đạo thống nhất toàn xã hội về giáo dục đạo đức.