Tổ chức xây dựng các phong trào,các điển hình tiên tiến trong

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 105)

6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu

3.2.7.Tổ chức xây dựng các phong trào,các điển hình tiên tiến trong

nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác đang làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của thế giới hiện đại. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục nhằm góp phần giải phóng sức mạnh vật chất, trí tuệ và tinh thần của người cán bộ quản lý giáo dục, thúc đẩy đổi mới giáo dục.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông góp phần nâng cao hiệu quả giáo dục. Một số nội dung, hình thức giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông sẽ được thực hiện tốt hơn nhờ có ứng dụng công nghệ thông tin như:

+ Sử dụng phần mềm Microsoft Office Power Point để trình chiếu các nội dung giáo dục đạo đức trong các hoạt động ngoài giờ lên lớp.

+Sử dụng phần mềm Microsoft Visual Foxpro để quản lý hồ sơ học sinh. + Sử dụng mạng Internet, mở hộp thư điện tử để tiếp nhận và xử lý đơn thư tố giác của học sinh về những hiện tượng vi phạm của học sinh ngoài nhà trường.

+ Lập diễn đàn (Forum) trên mạng cho học sinh thảo luận về các vấn đề đạo đức và nhân cách hiện nay, qua đó nắm bắt tư tưởng, tình cảm, nguyện vọng của HS.

3.2.7. Tổ chức xây dựng các phong trào,các điển hình tiên tiến trong giáo dục đạo đức đạo đức

Hiệu trưởng nhà trường xây dựng các gương người tốt, việc tốt. Dùng gương người tốt, việc tốt để giáo dục đạo đức là một biện pháp rất quan trọng, bởi lẽ nó quán triệt quan điểm phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm và phong trào thi đua người tốt sẽ được lan toả, được nhân rộng ra toàn xã hội.

Tổ chức thống nhất các phong trào thi đua rèn luyện đạo đức, lối sống cho toàn dân, trước hết cho cán bộ Đảng viên, cho thầy trò trong các trường học. Các phong trào thi đua rèn luyện cần gắn liền với nhiệm vụ chính trị của mỗi thời kỳ, của các ngành nghề và chức năng nhiệm vụ của các tổ chức xã hội. Ví dụ: Phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, cuộc vận động “học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, phong trào “Kỷ cương, tình thương,

trách nhiệm”, “Thầy cô mẫu mực, trò chăm ngoan học giỏi” của ngành Giáo dục – Đào tạo; hoặc phong trào “Vì ngày mai lập nghiệp” của Đoàn thanh niên. Tuỳ mức độ mà các phong trào thi đua rèn luyện cần thể hiện các nội dung sau:

- Xác định chuẩn mực đạo đức, hành vi cần rèn luyện.

- Phòng chống các tệ nạn xã hội: Cờ bạc, nghiện hút, mại dâm, bạo lưc, Hiệu trưởng (BGH) nhà trường chỉ đạo giáo viên nâng cao chất lươ ̣ng giáo dục đạo đức cho học sinh thì ngoài việc gi ảng dạy các bộ môn văn hóa, giáo viên không ngừng ho ̣c tâ ̣p các kiến thức về khoa ho ̣c, chính trị, xã hội; học sinh phải tu dưỡng và rèn luyê ̣n về đa ̣o đức , kỹ năng sống, kỹ năng hòa nhập với cộng đồng , kỹ năng ứng xử, … trong đó trau dồi rèn luyê ̣n đa ̣o đức là vấn đề hàng đầu , vì đạo đức là nền tảng của gia đình , nền tảng của xã hô ̣i và hình mẫu cho các em ho ̣c sinh ho ̣c tâ ̣p chính là tấm gương sáng ngời về đa ̣o đức - nhân cách - lối sống của Bác Hồ kính yêu - Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hiệu trưởng (BGH) quản lý giáo du ̣c đa ̣o đức cho ho ̣c sinh thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp như thi kể những câu chuyê ̣n kể có thâ ̣t về cuô ̣c đời , sự nghiê ̣p về nhân các h đa ̣o đức của Bác ; đây là mô ̣t hoa ̣t đô ̣ ng chính tri ̣ trong nhà trường phổ thông góp phần chuyển biến nhâ ̣n thức của học sinh , qua đó giúp các em có ý thức trong từng việc làm , từng hành động , giúp các em sống có lý tưởng , có ước mơ hoài bão, nhận thức được giá trị cuộc sống.

Ban giám hiệu nhà trường tổ chức kiểm tra đánh giá đối với việc thực hiện các phong trào thi đua, các hoạt động của học sinh, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, tìm ra nguyên nhân của những việc đã làm được và chưa làm được trong quản lý giáo dục đạo đức, từ đó đề xuất những nội dung, kế hoạch, chương trình, giải pháp cho công tác quản lý giáo dục đạo đức học sinh trong thời gian tiếp theo.

Hàng tháng, quý, học kỳ, Hiệu trưởng triệu tập các cuộc họp giao ban với các phó hiệu trưởng, trưởng các đoàn thể chính trị trong trường, với đại diện cha mẹ học sinh, hoặc với các lớp trưởng để họp giao ban nội dung kiểm điểm rút kinh nghiệm kết quả hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường, động viên, khích lệ bằng hình thức tuyên dương, khen thưởng các tổ chức cá

nhân thực hiện kế hoạch đạt chất lượng cao. Đồng thời có biện pháp điều chỉnh kịp thời những thiếu sót trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định (Trang 105)