6. Hệ thống các phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Đánh giá thực trạng đạo đức học sinh trung học phổ thông ở
Hưng (theo đánh giá của giáo viên và tự đánh giá của học sinh)
Theo kết quả khảo sát ở bảng 2.5, những hành vi vi phạm đạo đức phổ biến mà học sinh trung học phổ thông Huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định là (kết quả lấy ý kiến từ 405 phiếu thăm dò học sinh trung học phổ thông trong huyện): Xem băng đĩa cấm, chơi trò chơi điện tử (76,3%); không học bài, không thuộc bài, nói chuyện và mất trật tự trong lớp (39,0 %); bỏ tiết, bỏ học(35,1%); đánh nhau trong trường giữa lớp này với lớp khác(39%); gian lận trong thi cử,kiểm tra (35,1%); đua xe, chạy xe máy lạng lách ngoài đường (32,1%); quậy phá, leo tường rào(33,6%); Khi hỏi 250 các cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh ở bốn trường trung học phổ thông trong huyện Nghĩa Hưng về những hành vi vi phạm đạo đức phổ biến mà học sinh trung học phổ thông huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định mắc phải, kết quả đánh giá của giáo viên và cha mẹ học sinh về các hành vi vi phạm đạo đức phổ biến của học sinh lại ít hơn so với đánh giá của học sinh ở những hành vi trên, cụ thể: không học bài, không thuộc bài, nói chuyện và mất trật tự trong lớp (20,0%); bỏ tiết, bỏ học(16,8%); đánh nhau trong trường giữa lớp này với lớp khác(14,8%); gian lận trong thi cử, kiểm tra (11,0 %); đua xe,chạy xe máy lạng lách ngoài đường (18,8%); trộm cắp trong trường và ở gia đình ( 18,8%); quậy phá, leo tường rào(20,0%); không tham gia các hoạt động xã hội (29,2%).
Các chuẩn đạo đức mà học sinh coi trọng hơn cả là những phẩm chất thể hiện đạo lý làm người, tôn trọng quan hệ giữa con người với con người như kính trọng thầy cô giáo, quan hệ yêu đương, quan hệ bạn bè đúng mực. Các chuẩn mực đạo đức bị học sinh coi nhẹ hơn cả là những giá trị liên quan đến quyền và nghĩa vụ công dân, tham gia các hoạt động xã hội.
Tuy nhiên một số hành vi vi phạm đạo đức của học sinh, theo kết quả tự đánh giá của các em lại chênh lệch đáng kể so với kết quả đánh giá của các cán bộ quản lý, các thầy cô giáo và các bậc cha mẹ học sinh.
Ví dụ: Có 76,3 % học sinh được hỏi cho rằng học sinh có biểu hiện xem băng đĩa cấm, chơi trò chơi điện tử trong khi chỉ có 44,8 % số giáo viên và cha mẹ học sinh được hỏi cho rằng học sinh trung học phổ thông trong huyện Nghĩa Hưng có hành vi này.
Bảng 2.5: Những biểu hiện không lành mạnh của học sinh trung học phổ thông huyện Nghĩa Hưng.
ST T
Những biểu hiện không lành mạnh
Biểu hiện ở số ít học sinh Biểu hiện phổ biến ở học sinh Ý kiến của giáo viên Tự đánh giá của học sinh Ý kiến của giáo viên Tự đánh giá của học sinh Số lượng % Số lượng % Số lượng % Số lượng % 1 Bỏ tiết, bỏ học 208 83,2 263 64,9 42 16,8 142 35,1 2 Nói chuyện và mất trật tự trong lớp, không học bài, không thuộc bài
200 80,0 247 61,0 50 20,0 158 39,0
3
Không tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội
177 70,8 271 66,9 73 29,2 134 33,1
4 Hỗn láo với thầy cô, cha
mẹ, người lớn tuổi 235 94,0 344 84,9 15 6,0 61 15,1 5 Đánh nhau trong trường
giữa lớp này với lớp khác. 213 85,2 247 61,0 37 14,8 158 39,0
6
Có hiện tượng nữ đánh nhau, xé cả quần, áo bạn (mặc áo dài đánh nhau)
215 86,0 333 82,2 35 14,0 72 17,8
7
Đánh nhau ngoài trường có kéo nhóm, có hung khí (gậy gộc, mã tấu)
218 87,2 348 85,9 32 13,0 57 14,1
8 Hút thuốc lá, uống rượu
bia… 168 67,2 344 84,9 82 32,8 61 15,1
9 Trộm cắp trong trường và ở
gia đình. 203 81,2 358 88,4 47 18,8 47 11,6 10 Gian lận trong thi cử, kiểm
tra 223 89,2 263 64,9 27 11,0 142 35,1
11 Nhuộm tóc màu 200 80,0 310 76,5 50 20,0 95 23,5 12 Đua xe, chạy xe máy lạng
lách ngoài đường 203 81,2 275 67,9 47 18,8 130 32,1
13
Yêu đương và quan hệ không đúng mực bất kể nơi công cộng (hôn nhau trước nhiều người).
230 92,0 316 78,0 20 8,0 89 22,0
14 Có hiện tượng phá thai. 242 96,8 328 81,0 8 3,2 77 19,0 15 Quậy phá, leo tường rào. 200 80,0 269 66,4 50 20,0 136 33,6 16 Xem băng đĩa cấm, chơi trò
Qua trình bày ở trên cho ta thấy hiện tượng đạo đức của học sinh có cái nhìn khác nhau và học sinh thấy hành vi đạo đức của mình xuống cấp rõ hơn người ngoài nhìn vào. Học sinh thừa nhận đang xuống cấp về đạo đức. Điều này còn được thể hiện qua quan niệm của 250 cán bộ, giáo viên và cha mẹ học sinh (bảng 2.6). Kết quả khảo sát ở bảng 2.6 cho thấy đạo đức học sinh có những biểu hiện rất đáng lo ngại (5,2% số ý kiến); đạo đức học sinh có những biểu hiện đáng lo ngại (9,2% số ý kiến); có 70,8% số ý kiến được hỏi cho rằng đạo đức học sinh có những biểu hiện bình thường.
Bảng2.6: Đánh giá của cán bộ, giáo viên, cha mẹ học sinh về tình hình đạo đức học sinh trung học phổ thông huyện Nghĩa Hưng.
TT Quan niệm Số ý kiến Tỉ lệ %
1 Đạo đức học sinh có những biểu hiện
suy thoái 37 14,8
2 Đạo đức học sinh có những biểu hiện
bình thường 177 70,8
3 Đạo đức học sinh có những biểu hiện
rất đáng lo ngại 13 5,2
4 Đạo đức học sinh có những biểu hiện
đáng lo ngại 23 9,2
Tổng 250 100,0