6. Kếtcấu Luận văn
1.2.2. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy tiểu thuyết lịchsử văn
Trong khuynh hướng vận động của tiểu thuyết đương đại, mảng tiểu thuyết lịch sử - văn hóa - phong tục đã ghi nhận sự trở lại và thử nghiệm của một loạt các cây bút có tên tuổi trên văn đàn, hầu hết là các tác giả có bề dày kinh nghiệm, vốn sống với nghề như: Nguyễn Mộng Giác, Hoàng Xuân Hải, Võ Thị Hảo, Hà Ân, Nguyễn Quang Thân, Nguyễn Xuân Khánh…
Năm 1997, trong lời tựa tiểu thuyết Bão táp cung đình, nhà văn Hoàng
Quốc Hải đã chia sẻ những trăn trở: “...dân tộc ta có một quá khứ dựng nước và giữ nước đầy nhọc nhằn và kiêu dũng, không thua kém một dân tộc nào, nhưng sao thế giới biết đến ta quá ít. Cũng bởi bộ môn tiểu thuyết lịch sử của ta chậm phát triển. Đến nỗi thanh thiếu niên của chúng ta rất thông thạo sử Tầu, sử Ấn, sử Hy - La, sử Anh, sử Pháp, v.v... Trong khi đó họ lại không biết rõ các nhân vật lịch sử của nước nhà.” [22, tr.9,10]. Có phải chính vì những băn khoăn và cả trách nhiệm ấy đã thôi thúc nhà văn sáng tạo bộ tiểu thuyết nhà Trần đồ sộ mang
tên: Bão táp cung đình, Thăng Long nổi giận, Huyền Trân công chúa và Vương
triều sụp đổ. Bộ tiểu thuyết này viết từ năm 1987 đến 2010, chứng tỏ bản thân nhà văn đã có sự chuẩn bị kĩ lưỡng trong cả tri thức lịch sử lẫn nghệ thuật kể chuyện lịch sử. Tác phẩm tái hiện những giai đoạn lịch sử dài của dân tộc, trong một triều đại rất được lòng dân - triều Trần, truyền đạt được cái “tinh thần của
lịch sử” (chữ dùng của nhà thơ Hữu Thỉnh). Tiểu thuyết Sông Côn mùa lũ của
Nguyễn Mộng Giác cũng là một thử nghiệm nghệ thuật thành công khi viết về đề tài lịch sử. Ở đây, tác giả dường như có xu hướng coi lịch sử là chất liệu, bút pháp nghệ thuật tiểu thuyết phóng khoáng, lãng mạn mới là yếu tố chính chi phối cách kể, cách xây dựng nhân vật. Một mặt ông trung thành tuyệt đối với các văn kiện lịch sử như ngày tháng, địa điểm, tính cách nhân vật lịch sử như Ngô Thì
Nhậm, Đỗ Thế Long, nhưng mặt khác ông vẫn bồi đắp cho các nhân vật mà lịch sử còn bỏ trống như Nguyễn Huệ, Nguyễn Nhạc… để khắc họa rõ hơn thế giới nội tậm phức tạp. Đó cũng là những trang văn hấp dẫn trong tác phẩm, thể hiện năng lực hư cấu tài tình của một cây bút dày dạn, có nghề.
Hầu hết trong các tiểu thuyết lịch sử đương đại, các tác giả đã cố gắng luận giải lịch sử theo góc nhìn riêng, với những suy nghĩ thấu đáo, sâu sắc. Các nhân vật lịch sử không chỉ được khai thác với tư cách nhân vật có chức năng, phận sự phục vụ lịch sử mà còn được soi sáng từ nhiều góc độ, có đời sống nội tâm với cung bậc tình cảm chân thực. Hình ảnh Nguyên Phi Ỷ Lan hay nhà sư Từ Đạo
Hạnh trong tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị Hảo hiện lên sau ánh hào quang là
những mâu thuẫn giằng xé giữa quyền lực và tham vọng trần tục. Hình ảnh người anh hùng áo vải Quang Trung cùng chiến công lẫy lừng được nhà văn Nguyễn Mộng Giác khắc họa trong mối quan hệ nhiều chiều: vợ chồng, anh em, thầy trò… giúp người đọc nhận diện rõ hơn bối cảnh lịch sử và những bước ngoặt to lớn của dân tộc trong giai đoạn bão táp cuối thế kỉ XVIII.
Ba tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, duy nhất chỉ có Hồ Quý Ly được
đặt tên trọn vẹn là tiểu thuyết lịch sử nhưng không thể phủ nhận rằng thấm đẫm trong từng trang văn, kết cấu truyện, không gian, nhân vật tác phẩm… là những chất liệu lịch sử, văn hóa và phong tục, tập quán rất tiêu biểu của dân tộc Việt.
Tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly được nhà văn viết trong những suy tư, trăn trở sâu
sắc về quá trình đổi mới của dân tộc bằng việc lật lại câu chuyện đầy sóng gió cuối thời Trần (1225-1440), khi nhà nước Đại Việt đang gồng mình chống đỡ khủng hoảng trong nước và chống giặc ngoại xâm. Tác phẩm góp thêm tiếng nói khám phá xã hội và con người Hồ Quý Ly, một trí thức cách tân trước thời đại nhưng vấp phải bi kịch đau đớn nhất là không được lòng người. Đồng thời, tiểu thuyết còn là bức tranh đẹp về văn hóa ngàn năm của dân tộc với những địa đanh
cổ nổi tiếng, những cảnh sinh hoạt thôn dã, những lễ hội dân gian, những phong tục đẹp… được lưu truyền nay đã mai một cùng năm tháng.
Lấy bối cảnh thời sơ khởi của công cuộc tiếp xúc, tiếp biến văn hóa Đông Tây ở Việt Nam những năm cuối cùng thế kỉ XIX và nửa đầu thế kỉ XX, tiểu
thuyết Mẫu thượng ngàn của Nguyễn Xuân Khánh tiếp tục khám phá quá khứ
dân tộc, góp thêm cái nhìn sâu sắc về đề tài lịch sử. Tác phẩm cũng mang đậm màu sắc chủ đề văn hóa phong tục Việt Nam, thể hiện qua cuộc sống của người dân ở một làng quê bán sơn địa Bắc Bộ hồi cuối thế kỉ XIX mang tên Cổ Đình. Giữa bối cảnh Pháp xâm lược Việt Nam, đạo Phật bị gạt bỏ, đạo Thiên chúa bắt đầu ảnh hưởng và lan rộng, người dân quê trở về với đạo Mẫu, một tôn giáo của người Việt cổ có từ ngàn đời. Nhà văn dày công kể lại cho người đọc những câu chuyện tình yêu của người đàn bà Việt trong không gian ấy, một tình yêu vừa bao dung, vừa mãnh liệt, vừa bản năng đầy chất phồn thực và cũng nhiều đắng
cay. Ở Mẫu thượng ngàn, chúng ta còn thấy một bức tranh về lịch sử xã hội Hà
Nội cuối thế kỉ XIX với việc Pháp đánh thành Hà Nội, việc xây dựng Nhà thờ Lớn… Những lớp lang lịch sử, văn hóa, phong tục đậm đặc dung chứa trong cuốn tiểu thuyết gần ngàn trang đã cho thấy bút pháp trữ tình đầy ấn tượng ở Nguyễn Xuân Khánh, nhất là sự trưởng thành trong suy ngẫm của tác giả: tư duy của một nhà văn hóa, nhà tư tưởng trong tư cách một nhà văn.
Đến tiểu thuyết Đội gạo lên chùa, mạch tự sự về văn hóa - lịch sử gắn với
những kiến giải về sức sống nội tại dân tộc Việt của nhà văn đã thực sự trọn vẹn, hoàn chỉnh sâu sắc. Tác phẩm lấy bối cảnh làng quê Bắc Bộ, một ngôi chùa làng, nơi chứng kiến tất cả những thăng trầm, bi thương của số phận người nông dân và văn hóa làng trong một khoảng thời gian khốc liệt không kém: từ cuộc kháng
chiến chống Pháp đến khi đất nước lập lại hòa bình. Đội gạo lên chùa được viết
cư dân Việt. Không khí Phật giáo, tinh thần Phật giáo và tư tưởng của đạo Phật gần như can thiệp vào tất cả các tình tiết quan trọng nhất trong cuốn tiểu thuyết đồ sộ này. Tác phẩm thấm đẫm màu sắc Phật giáo, được nhà văn viết trong bốn năm, cũng là những chứng nghiệm sâu sắc của Nguyễn Xuân Khánh về biến thiên của làng quê, về sự ảnh hưởng, hiện diện của Phật giáo đối với cuộc sống con người mà ông rút ra là: “Phật giáo là một lối sống”.
Trong Tọa đàm Lịch sử và văn hóa trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân
Khánh hồi tháng 10/2012, nhà văn Hoàng Quốc Hải đã chia sẻ: “Viết tiểu thuyết phong tục hoàn toàn dễ nhưng khó hay, nhưng Nguyễn Xuân Khánh đã thả hồn mình vào đó để làm nên những cuốn tiểu thuyết phong tục được coi là cuối cùng của thời đại chúng ta”. Ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh là khúc biến tấu của một chủ đề thống nhất, một tư duy thống nhất mà ông tự nhận và chúng ta thừa nhận: “Tôi không đi tìm hình thức mà chủ yếu là vấn đề, suy tư của dân tộc mình”. Chính suy tư quan thiết về dân tộc, về văn hóa Việt, về sức sống nội tại của văn hóa trong mạch ngầm phát triển của dân tộc mà nhà văn suốt một đời trăn trở ấy đã làm nên tầm vóc thời đại cho tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh.
Tiểu kết
Dựa vào sự khái quát về bức tranh của tiểu thuyết Việt Nam đương đại và nhận xét khách quan về vị trí của tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong bối cảnh chung, chúng tôi có thêm những tiền đề quan trọng hình thành đề tài nghiên cứu của công trình. Người viết đặc biệt quan tâm đến những điểm nổi bật trong sự nghiệp văn và đời của nhà văn để tìm ra phong cách sáng tác cũng như quan niệm nghệ thuật Nguyễn Xuân Khánh. Bên cạnh đó, sự đánh giá chuẩn mực và uy tín của giới nghiên cứu, sự quan tâm của dư luận với tác phẩm Nguyễn Xuân Khánh cũng giúp chúng tôi có thêm nguồn tư liệu dồi dào, mở ra những suy tưởng mới trong các chương kế tiếp.
CHƢƠNG 2: HỆ THỐNG CÁC KIỂU LOẠI NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN XUÂN KHÁNH