Nguyên mẫu lịchsử như một điểm tựa sáng tạo nhân vật

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (qua tác phẩm Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 76)

6. Kếtcấu Luận văn

3.1.1. Nguyên mẫu lịchsử như một điểm tựa sáng tạo nhân vật

A.Dumas, nhà tiểu thuyết lịch sử nổi tiếng của Pháp đã khẳng định: „Lịch sử đối với tôi là gì? Nó chỉ là cái đinh để tôi treo các bức họa của tôi mà thôi”.

[16]. Tác phẩm Hồ Quý Ly có đến 44/50 các nhân vật là nguyên mẫu có thật

trong lịch sử vương triều phong kiến Việt Nam thế kỉ XIV - XV. Đó là đức vua Trần Nghệ Tôn, Trần Dụ Tôn, thái sư Hồ Quý Ly, Hồ Nguyên Trừng, Thượng tướng Trần Khát Chân, Trần Nguyên Hàng, Nguyên Uyên, Nguyên Dận, Nguyễn Cảnh Chân, ông vua trẻ Trần Thuận Tôn, thái tử Trần An, công chúa Huy Ninh, công chúa Thánh Ngẫu… Đó là những kẻ xâm chiếm như vua Chiêm Thành Chế Bồng Nga, Ba Lậu Kê… Bằng kiến thức sử học, triết học phong phú, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh đã làm sống dậy chân dung của những nhân vật lịch sử có thật với tên tuổi, nguồn gốc xuất thân, tiểu sử cuộc đời, các chiến công lừng lẫy… Nguyên mẫu lịch sử lúc này, thực sự trở thành điểm tựa cơ bản, là chiếc đinh treo vững chãi để nhà văn xây dựng nhân vật.

Tác giả nhiều lần để nhân vật tự giới thiệu về nguồn gốc xuất thân của mình với lai lịch rõ ràng: “Tôi là Lê Nguyên Trừng, hay nói cho đúng hơn tôi là Hồ Nguyên Trừng. Theo gia phả đời xưa để lại, ông tổ của chúng tôi Hồ Hưng Dật từ miền Triết Giang Trung Hoa, vào thời Ngũ Quý, đã sang đất Giao Chỉ làm quan ở Diễn Châu. Trải qua mười hai đời, đến đời cụ Hồ Liêm lại di cư sang trương Đại Lại phủ Thanh Hoa làm con nuôi quan tuyên úy Lê Huấn; từ đấy chi họ Hồ ở Thanh Hoa đổi làm họ Lê. Cha tôi, Lê Quý Ly là cháu bốn đời của cụ Hồ Liêm…” [1; tr.53]

“Nghệ Tôn hoàng đế tên húy là Trần Phủ, con thứ ba của vua Trần Minh Tôn; mẹ đẻ là Lê Thị cô của Lê Quý Ly. Ông lên ngôi lúc nhà Trần suy thoái; đứng trên danh nghĩa, Trần Thuận Tôn, con trai ông là ông vua áp chót triều Trần; nhưng đứng trên thực tế, chính Trần Nghệ Tôn mới là ông vua cuối cùng,

bơi vì ông làm vua chỉ có 3 năm nhưng lại làm Thái thượng hoàng 27 năm. Trong 27 năm ấy, dưới tay Thái thượng hoàng có ba ông vua: Trần Duệ Tôn em trai ông, Trần Phế Đế cháu ông, con trai Duệ Tôn và cuối cùng là Trần Thuận Tôn con trai của chính ông.” [1; tr.109]

Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, Nguyễn Xuân Khánh đã dựa vào những sự

kiện trong Đại việt sử kí toàn thư cũng như các tư liệu chính sử và các tác phẩm

như Lĩnh nam trích quái, cuốn truyện kí Nam ông mộng lục để tái hiện những không gian - thời gian và sự kiện lịch sử có thật. Một mặt làm tăng thêm độ tin cậy của tác phẩm, mặt khác, đó là một đường viền chắc chắn để nhân vật biểu hiện sống động hơn thế giới tâm hồn. Những chi tiết có thực như: thời gian năm Đinh Mùi, Mậu Thân, Kỉ Dậu, Canh Tuất (1367-1370 theo dương lịch) gắn liền với cuộc tiếm ngôi của ông vua phường chèo Dương Nhật Lễ, chi tiết Chu Văn An dâng thất trảm sớ treo ấn từ quan khi chứng kiến thú ăn chơi xa xỉ hoang dâm vô độ của Trần Dụ Tôn, Thượng thướng Trần Khát Chân mở tiệc Đại Mai ở khu trại Mai mùa Xuân năm Giáp Tuất (1394), chiến thắng quân Chiêm Thành Chế Bồng Nga vào tháng giêng năm Canh Ngọ (1390), cuốn sách Minh Đạo của Hồ Quý Ly hoàn thành năm Nhâm Thân (1392), âm mưu giết Quý Ly ở hội Đốn Sơn bị phát hiện, thượng tướng Trần Khát Chân và hơn 307 người bị thảm sát… đều được tác giả nhắc đến. Đó là những sử liệu phong phú, cung cấp cho người đọc cái nhìn khách quan hơn khi đánh giá và suy xét lịch sử, từ những số phận con người.

Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn, số lượng nhân vật có thật trong lịch

sử lại chiếm một tỉ lệ khá ít ỏi. Người đọc chỉ có thể điểm danh qua một vài cái tên như thiếu úy Francis Garnier, người thủ lĩnh chinh phục Bắc Kỳ, chiếm thành Kẻ Chợ; thiếu tá Henri Rivère, người hạ thành Hà Nội lần thứ 2; quan tổng đốc Hoàng Diệu, phó Khâm Sai Nguyễn Hữu Độ, đức giám mục Puginier… Các chi

tiết có thật của lịch sử và văn hóa Hà Nội những năm đầu thế kỉ trước cũng chỉ xuất hiện thoáng qua như: cuộc chiến đấu của quân Pháp với quân Cờ Đen, hiệp ước Philastre được kí sau khi thiếu úy Francis bị chặt đầu, việc xây dựng Nhà thờ Lớn ở Hà Nội, quá trình khai hóa ở thuộc địa của quân Pháp…

Trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh có một đặc điểm chung khi sáng tạo các nhân vật nguyên mẫu nằm ở chỗ: bên cạnh những tên tuổi “đóng đinh” vào lịch sử như Hồ Quý Ly, Trần Khát Chân, Hồ Nguyên Trừng, Trần Nguyên

Đán, Nguyễn Trãi... thì nguyên mẫu của những nhân vật trong Mẫu thượng

ngànĐội gạo lên chùa là những con người vô danh, bình dị nhưng có thật

hàng ngày, bước ra từ chính kí ức và tuổi thơ của nhà văn. Chính tác giả có lần tâm sự, những nhân vật đầy nữ tính như cô Rêu, bà Thêu, cô Mùi, bà Tổ cô đều có bóng dáng người thân của ông, hoặc những người sống quanh ông, thậm chí là nguyên mẫu có thật. Cuộc đời bà Tổ cô chính là cuộc đời cụ cô của ông (em ruột cụ nội): cụ lấy ông quan võ ở tận vùng mờ mịt phía Bắc, đi đánh Tây ở Huế bị chết, bà phải lấy một ông trùm theo đạo thì Tây mới tha, nhưng ít lâu sau người chồng thứ hai cũng qua đời… Câu chuyện của cụ Tổ cô đã giúp nhà văn có chất

liệu và cảm hứng để dựng nên không khí đánh Tây trong tiểu thuyết Mẫu

thượng ngàn.

Hình ảnh sư cụ Vô Úy trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa cũng là nguyên

mẫu có thật ngoài đời, đó là cụ Thiều Chửu (1902-1954), một nhân vật Hà Nội, tác giả của Hán-Việt từ điển và nhiều sách Phật giáo nổi tiếng khác. Thưở bé Thiều Chửu không được đi học, nhưng được bà nội dạy chữ Nho, được anh trai dạy chữ Quốc ngữ, chữ Pháp rồi tự học mà thành tài, con người ấy có kiến văn sâu rộng, thâm thúy, đầy lòng nhân từ. Cảm hứng về tài năng và nhân cách của cụ đã giúp Nguyễn Xuân Khánh xây dựng thành công nhân vật sư cụ Vô Úy. Sư thầy Khoan Độ là hình ảnh ông anh họ tác giả. Còn nhân vật chú tiểu An lại được

sáng tạo trong những ngày nhà văn nằm viện, bên cạnh là một vị sư vào bậc chân tu. Ngày ngày có một anh bộ đội đến chăm sóc cụ, hỏi ra mới hay trước đó anh bộ đội là chú tiểu theo hầu, rời chùa nhập ngũ và khi ra trận thì cứ bắn đạn lên trời…

Có thể nói, nguyên mẫu lịch sử trong mỗi trang viết của Nguyễn Xuân Khánh là nền tảng để xây dựng chân dung các nhân vật. Nhưng đó là những nguyên mẫu sống động, tươi tắn, không khô cứng, càng không đơn thuần chỉ là thao tác chép sử. Nguyễn Xuân Khánh đã khiến những chi tiết có thật trở nên nhuần nhị, gắn kết phù hợp với từng nhân vật, từng hoàn cảnh. Quan trọng hơn, những nguyên mẫu lịch sử trong tác phẩm góp phần làm sống dậy bầu không khí, văn hóa bản địa qua mỗi chặng đường dài.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (qua tác phẩm Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)