Đặc tả nhân vật trong không gian văn hóa Việt

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (qua tác phẩm Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 86)

6. Kếtcấu Luận văn

3.2.1. Đặc tả nhân vật trong không gian văn hóa Việt

Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tâm niệm: “Với tôi, viết tiểu thuyết, tạo được không khí cho nhân vật của mình sống là điều rất quan trọng.” [41, tr. 22]

Không khí Thăng Long trải bàng bạc trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly là ngọn

nguồn dưỡng chất cho các nhân vật của ông. Từ cảm xúc về mảnh đất gia đình ông đang sống (Trần Khát Chân, Bạch Mai) - vùng đất sắc phong của cụ Trần Khát Chân với nhiều dấu tích của rừng mai, tác giả kết thành không gian nghệ thuật khu Trại Mai tuyệt sắc. Trong không gian ngút ngát màu trắng, phớt hồng hay màu hoàng yến của hoa mai, dường như nhân vật thượng tướng Trần Khát Chân hiện lên càng hài hòa hơn, ở cả hai tư cách: người anh hùng cứu nước chống quân Chiêm Thành, người nghệ sĩ đích thực trong sáng tạo và thưởng thức cái Đẹp. Chi tiết về người ông ngoại của Hồ Nguyên Trừng là thầy lang cũng

được tác giả tìm hiểu qua Nam ông mộng lục để rồi sáng tạo hình ảnh khu vườn

thuốc quý của cụ lang Phạm, nơi Hồ Nguyên Trừng và Quỳnh Hoa thường nắm tay đi dạo: “Những chiếc lá sen màu cốm, có chiếc còn nằm bồng bềnh trên mặt nước, có chiếc đã như chiếc dù tròn tròn cong cong vươn khỏi mặt hồ, có chiếc thì còn e ấp cuộn lại như những chiếc bút màu xanh run rẩy chĩa lên bầu trời. Chỉ một vạt lá sen đầu mùa cũng đã đủ để tạo ra một mùi hương thoảng ngát để làm thanh sạch tâm hồn, để tạo cho chúng tôi một niềm vui nhè nhẹ chẳng nguyên

nhân…” [1; tr.69]. Không gian văn hóa Thăng Long trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly

đậm đặc ở hình ảnh hội thề Đồng Cổ, ngày lễ lớn của Thăng Long cử hành vào mùng bốn tháng tư hàng năm, một lễ hội thuần Việt rất được dân kinh đô xem trọng thời Lý Trần. Những chi tiết miêu tả về chiếc chuông chùa Yên Tử, chiếc Đại Đồng Cổ thờ thần trống đồng hay những cảnh đưa rước, cảnh dân chúng trảy hội, âm thanh của tiếng nhạc cung đình… đã làm sống lại không khí của văn hóa

chuyển dịch về một miền quê bán sơn địa ở Bắc Bộ cuối thế kỉ XIX, nửa đầu thế kỉ XX, một miền quê vẫn còn đầy đủ dấu vết vùng nông thôn Bắc Bộ trong những ngày quân Pháp đặt gót giầy xâm lược. Ở đó, những khu vườn um tùm cây lá, vạt ruộng trồng đủ sắn, đỗ, ngô, khoai, giếng nước đá ong trong veo, bờ ao… là những hình ảnh vô cùng quen thuộc, trìu mến với bất cứ người dân Việt nào. Ngôi đình làng đẹp đẽ, uy nghiêm với cây đa, cây gạo cổ thụ mọc ở bến nước trước cửa đình là một nét vẽ đơn sơ nhưng có ý nghĩa thiêng liêng đối với bất kì ai. Đó là nơi tổ chức ngày hội Kẻ Đình, mở hội vào tháng ba mùa xuân, nơi người dân trong làng mong chờ, háo hức xem hội và kì công chuẩn bị ròng rã hàng tháng trời.

Những miêu tả về nhân vật trong quang cảnh lễ nhập đồng của tín ngưỡng dân gian đạo Mẫu cũng là trang viết rất say mê, hấp dẫn. Ở đó, nhân vật như được hóa thân, lột xác và tắm mình ánh sáng rực rỡ của Mẫu, của những ông hoàng bà chúa. Hình ảnh cô đồng Mùi trong điện Mẫu linh thiêng, phủ chiếc khăn lụa đỏ thêu rồng là cảnh tượng uy nghi và xúc động: “Chiếc khăn tạo ra một không gian hẹp, cách li bà xa khỏi thế gian. Ánh sáng lọc qua tấm lụa làm không gian trước mặt đỏ rực… Lòng sùng tín của bà chỉ tập trung vào một cảm giác rất linh thiêng đang dần dâng cao.”[2; tr.705]. Người nông dân tấp nập xuôi dòng sông Son trở về với Mẫu, như trở về với một thế giới tâm linh khác hẳn cảnh lam lũ đời thường. Không gian văn hóa với những giá trị cổ truyền trong bối cảnh thời hiện đại có thêm những màu sắc mới. Người thôn Hạ, thôn Thượng tự hào với ngôi đình uy nghiêm thì người dân xóm đạo Vườn hẻo lánh lại tìm thấy niềm an ủi trong ngôi nhà thờ bé nhỏ.

Không gian văn hóa trong Đội gạo lên chùa có phần thu hẹp hơn, gắn liền

với hình ảnh ngôi chùa Sọ, làng Sọ - một ngôi làng nằm ở vùng trung du Bắc Bộ qua hai cuộc chiến tranh. Ngôi chùa Sọ không chỉ là nơi an trú, che chở hai chị

em Nguyệt và An trong những ngày nguy khốn, là nơi đón nhận những tâm hồn đau khổ như sư bác Khoan Độ, đại sư huynh Khoan Hòa, bà vãi Thầm… mà còn là nơi chứng kiến và chịu đựng vết thương do bọn lính tàn độc gây ra. Tiếng mõ đều đều, tiếng chuông chùa u tịch, mùi nhang trầm thơm dịu từ ngôi chùa tỏa ra đã đánh thức tâm hồn mang vết tử thương của chú tiểu An, khiến tâm trí An thêm u sầu, nhưng cũng được an ủi phần nào. Không gian của ngôi chùa Sọ, cũng là cơ sở Cách mạng trong những năm kháng Pháp, tham gia tích cực vào việc nuôi giấu cán bộ du kích. Những cô Nấm, sư thúc Vô Trần, cô Huệ, sư Khoan Độ, thầy Hải, nhờ nương tựa nhà chùa mà thoát nạn.

Không gian trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa mang đậm hồn quê Việt.

Đó là hình ảnh của những cánh đồng vạt cỏ xanh rì, nơi chú tiểu An cùng bạn bè là cái Huệ, anh Trắm, anh Căn… chăn trâu, cắt cỏ, nô đùa suốt tuổi thơ. Đó là khu vườn cò thăm thẳm chứa đầy bí mật, giữa những hàng tre rì rào, giữa vũng trăng đêm ướt hơi sương, nơi chứng kiến những giây phút thăng hoa của sư Vô Trần với cô Nấm ngày nào… Những cái tên địa danh như đình Sọ - đình chung của ba làng là Sọ Đoài, Sọ Trung, Sọ Đông với từng vị trí: bên này sông là làng Đoài, rồi đến Đình, tiếp theo là làng Trung; bên kia sông Đào là làng Đông… đã trở thành những cái tên bình dị, quen thuộc với người dân quê. Không gian ngôi đình làng là nơi sinh hoạt văn hóa của nhân dân, nhưng trong tác phẩm, nó cũng là nơi chứng kiến biết bao biến cố, sóng gió của dân tộc, thông qua số phận của những con người.

Có thể nói, đặc tả các nhân vật trong không gian văn hóa Việt, nhà văn Nguyễn Xuân Khánh tạo nên một bầu không gian sống rất riêng cho mỗi chân dung mỗi số phận. Điều quan trọng là, dưới ánh sáng của không gian văn hóa Việt Nam, nhà văn đã làm sống dậy tính cách Việt trong con người, những tính cách không thể trộn lẫn: hài hòa, đẹp đẽ, giàu đức hi sinh và dồi dào sức sống.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (qua tác phẩm Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)