6. Kếtcấu Luận văn
3.3. Điểm nhìn nghệ thuật xây dựng nhân vật
Tạo dựng nhiều điểm nhìn và dịch chuyển điểm nhìn trong sáng tạo nhân vật là một thủ pháp nghệ thuật phổ biến của tự sự đương đại. Trong ba tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh, để làm sáng hệ thống các nhân vật phong phú, đa dạng, nhà văn đã xử lí nhuần nhuyễn khi phối kết hợp các điểm nhìn: điểm nhìn toàn tri, điểm nhìn dịch chuyển liên tục từ bên ngoài vào bên trong.
3.3.1. Điểm nhìn toàn tri
Trong tự sự về lịch sử, việc lựa chọn lối kể chuyện từ ngôi thứ ba với điểm nhìn toàn tri là một thao tác hợp lí giúp nhà văn tái hiện và nhận thức lịch sử một cách khách quan. Nhưng cả ba tiểu thuyết, nhà văn luôn có ý thức dịch chuyển các điểm nhìn để tạo nên nhiều kênh quan sát và miêu tả nhân vật. Phần này sẽ được chúng tôi triển khai cụ thể hơn trong mục sau. Theo khảo sát, trong ba tác phẩm của Nguyễn Xuân Khánh, điểm nhìn toàn tri với ngôi kể thứ ba chiếm vị trị khá áp đảo.
Hồ Quý Ly có 13 chương trong đó 8 chương bắt đầu bằng ngôi kể thứ ba. Các chương còn lại người kể chuyện là Hồ Nguyên Trừng, xưng “tôi” ngôi thứ nhất.
Mẫu thượng ngàn có 15 chương, duy nhất chương XI – Bà ba Váy kể chuyện là điểm nhìn bên trong, đặt vào ngôi thứ nhất, bà ba Váy xưng "tôi". Còn lại 14 chương tác phẩm được kể bằng ngôi thứ ba, nhưng điểm nhìn liên tục đặt vào sự quan sát của các nhân vật khác nhau.
Đội gạo lên chùa gồm ba phần lớn: I - Trôi sông, II - Bão nổi can qua, III - Về cõi nhân gian. Mỗi phần được cấu tạo bởi các chương nhỏ:
+ Phần I gồm 18 chương, trong đó 11 chương được kể bằng ngôi thứ ba. + Phần II gồm 5 chương, trong đó 3 chương được kể bằng ngôi thứ ba. + Phần III gồm 9 chương, trong đó 4 chương được kể bằng ngôi thứ ba. Với thế giới nhân vật đông đảo, phong phú, thuộc đủ mọi giai tầng xã hội, ở những thời đại lịch sử khác nhau, việc tác giả sử dụng điểm nhìn toàn tri với ngôi kể thứ ba là một lựa chọn đích đáng. Bởi lẽ, toàn bộ sự kiện lịch sử có thật
trong suốt một thế kỉ với nhiều biến động cuối thời Trần, đầu triều Hồ hay những bước ngoặt lớn lao của lịch sử - xã hội Việt Nam trong cuộc xung đột, giao lưu văn hóa Đông Tây những năm đầu thế kỉ XX và suốt cuộc chiến tranh vệ quốc chống Pháp, kháng chiến chống Mỹ sau này, nếu không có một điểm nhìn toàn tri, đồng nghĩa với việc khó có thể bao quát các chi tiết và sự kiện lịch sử - một yếu tố quan trọng tác động lên đời sống con người.
Điểm nhìn toàn tri với lợi thế người kể chuyện ở ngôi thứ ba, người quan sát và lặng lẽ chứng kiến toàn bộ sự việc sẽ đem đến cho câu chuyện giọng điệu
tự nhiên và khách quan. Hơn thế nữa, ở cả ba tác phẩm (đặc biệt là Hồ Quý Ly
và Mẫu thượng ngàn), mỗi chương truyện gần như là một câu chuyện có tính độc lập tương đối về cuộc đời của nhân vật chính, vì thế giọng điệu của người kể chuyện gần như không trùng khít và chồng chéo lên nhau.