Sự dịch chuyển liên tục và phối hợp các điểm nhìn

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (qua tác phẩm Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 96)

6. Kếtcấu Luận văn

3.3.2. Sự dịch chuyển liên tục và phối hợp các điểm nhìn

Việc tạo ra điểm nhìn toàn tri trong tiểu thuyết giúp Nguyễn Xuân Khánh gia tăng cấp độ bao quát các sự kiện lịch sử - xã hội ở nhiều thời điểm khác nhau. Nhưng thành công của nhà văn còn đặc biệt được nhấn mạnh ở chỗ, điểm nhìn toàn tri không phải điểm nhìn duy nhất. Tác giả liên tục di chuyển và phối hợp các điểm nhìn. Bên cạnh điểm nhìn của người kể chuyện là điểm nhìn của các nhân vật khác, cả nhân vật chính và nhân vật phụ. Bên cạnh điểm nhìn bên trong là điểm nhìn bên ngoài ngay trong một nhân vật hoặc có những nhân vật hiện lên trong đa dạng các điểm nhìn. Sự luân phiên và đan chéo các điểm nhìn một cách linh hoạt cũng là cơ sở quan trọng làm nên tính đối thoại, tính đa thanh trong tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh nói riêng, tiểu thuyết đương đại nói chung.

Trong tiểu thuyết Hồ Quý Ly, chương I và chương XIII, điểm nhìn được

II và một số chương còn lại (chương VI, chương XII), điểm nhìn được giao trực tiếp cho nhân vật Hồ Nguyên Trừng. Có thể nói, đây là nhân vật được giao nhiều điểm nhìn và có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng mối quan hệ thiết thân với các nhân vật khác. Cũng ở Hồ Nguyên Trừng, điểm nhìn đồng thời dịch chuyển sang cả hai phía: bên trong và bên ngoài. Người kể chuyện xưng “tôi” - Hồ Nguyên Trừng đồng thời có mặt ở cả hai dạng thức: tôi kể chuyện chứng kiến và tôi kể chuyện về mình. Với điểm nhìn bên trong, Hồ Nguyên Trừng có cái nhìn chân thực về cuộc đời, tính cách, khát vọng, mơ ước cá nhân. Đi kèm với nó là biết bao suy tư, dằn vặt và tự thấu hiểu vai trò của mình trong mối quan hệ: cha con, anh em, vợ chồng, bạn hữu, người tri kỉ: “Trong đám cưới của tôi, tôi hiểu rằng tôi là một con mồi mà cha tôi quăng ra giữa dòng nước, họ nhà Trần như một con cá lớn đớp lấy tôi, và cha tôi cầm chiếc cần câu…” [1; tr.66]

“Những lúc như vậy, lòng tôi như bị xát muối. Tôi tủi thân, nén nỗi tức giận, dìm nó xuống đáy lòng. Có lẽ đó là lí do đầu tiên làm anh em tôi suốt đời bất hòa; đối địch nhau; thậm chí có lúc như hận thù nhau…” [1; tr.336]

Ở điểm nhìn bên ngoài, với vai trò “tôi kể chuyện tôi chứng kiến”, Hồ Nguyên Trừng lại có những đánh giá, nhìn nhận khách quan toàn bộ các diễn biến sự kiện lịch sử trong giai đoạn nhạy cảm cuối thời Trần, sang triều Hồ với tham vọng canh tân của Hồ Quý Ly, với những âm mưu quyền lực khốc liệt.

Để làm nổi bật tính cách và đời sống của nhân vật Hồ Quý Ly, bằng thủ pháp tấm gương, nhà văn chiếu rọi nhân vật trong điểm nhìn của hàng loạt nhân vật khác nhau. Trong con mắt của những kẻ cuồng tín như Hồ Hán Thương, Nguyễn Cẩn thì “Hồ Quý Ly là một con rồng nằm ngủ”, trong cái nhìn của ông vua già Nghệ Tôn, ông vừa tin tưởng Quý Ly, vừa thấy ông ta là một kẻ “mưu lược nhưng tham vọng”, chàng nho sĩ Phạm Sinh vừa ngưỡng mộ con người đại chí, vừa căm thù con người tàn bạo đến cùng cực ở Hồ Quý Ly, Sử Văn Hoa lại

thẳng thắn thừa nhận: “Quý Ly là một người đầy táo bạo. Một kẻ cướp phải có gan: trên đầu nào biết có ai. Ông ta là một con người dám “trên đầu chẳng có ai”. [1; tr.661]. Hồ Nguyên Trừng dường như là người thấu hiểu cha mình nhiều nhất. Ông nhìn thấy ở Quý Ly khát vọng mạnh mẽ đến tàn bạo, tham vọng mù quáng đến điên rồ và cả những nỗi cô đơn không dễ gì chia sẻ: “Người ta bảo cha anh là kẻ gian hùng. Người ta bảo ông đặt ra lắm chuyện phiền hà. Người ta bảo ông là kẻ gian thần rắp tâm… Cha ta có ảo tưởng không? Cha ta có tham vọng quá không? Nỗi bi đát, nỗi khốn cùng của cha ta chính là ở chỗ đó.” [1; tr.33]. Tất cả những đánh giá từ nhiều góc độ như vậy khiến Hồ Quý Ly hiện lên không còn là một nhân vật như lịch sử đã biết, mà đó là một chân dung phức tạp, một con người bằng xương bằng thịt, có tính cách, số phận, phẩm chất và những nỗi lòng riêng.

Nhân vật Thượng tướng Trần Khát Chân hiện lên qua điểm nhìn bên ngoài là người anh hùng cứu nước oai phong lẫm liệt, là ngôi sao sáng của Đại Việt trong những giờ phút nguy nan, nhưng thẳm sâu trong tâm hồn, ở cái nhìn bên trong đầy thấu hiểu, Trần Khát Chân còn là một tính cách mâu thuẫn, vừa quý trọng Nguyên Trừng, vừa căm ghét Thái sư, vừa khẳng khái cứng cỏi, vừa đê hèn bảo thủ.

Tương tự như Hồ Quý Ly, tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn cũng có sự dịch

chuyển luân phiên điểm nhìn, mặc dù bao quát tác phẩm là điểm nhìn toàn tri. Chương 1 là điểm nhìn của người kể chuyện ngôi thứ 3, đến chương 2, điểm nhìn

được đặt vào các nhân vật cụ thể: Nhụ và Điều  Cụ đồ Tiết và Trịnh Huyền

Bà ba Váy  Philippe Messmer  Pierre Messmer  Julien Messmer  Quản

Liến  thím Pháo và ông hộ Hiếu  Cò Xuân, Nhụ và Pierre vv…vv

Mỗi nhân vật trong điểm nhìn của mình đều phát huy năng lực quan sát và khám phá riêng đối với đời sống làng quê và số phận những con người. Bà Tổ cô

được nhìn từ nhiều phía: phía dòng họ Vũ là cái nhìn tôn kính, phía nhân dân làng Cổ Đình là một sự sùng bái, ngưỡng mộ, phía lớp trẻ như Nhụ, như Hoa là một niềm yêu mến và quý trọng… Cô Mùi trong câu chuyện cũng là nhân vật được soi chiếu từ nhiều điểm nhìn. Trong con mắt của dân làng Cổ Đình, cô vừa đáng khinh miệt vì làm me Tây, vừa đầy thiêng liêng tin cậy khi trở về với Mẫu, chữa bệnh cứu người. Trong con mắt của Philippe Messmer, cô Mùi là người đàn bà An Nam có sức mạnh nội sinh, có cả sự kiêu hãnh mà hắn không bao giờ vượt qua…

Trong Đội gạo lên chùa, điểm nhìn bên trong và bên ngoài cũng được kết

hợp khá khéo léo; một nửa trong số đó điểm nhìn đặt vào người kể chuyện xưng tôi - chú tiểu An; nửa còn lại là người kể chuyện vắng mặt, đặt điểm nhìn trong các nhân vật khác: sư cụ Vô Úy, sư thúc Vô Trần, cô Nguyệt, sư Khoan Độ… Những dòng tự sự của chú tiểu An về mình, về những xung đột mâu thuẫn trong nội tâm và cái nhìn đối với thế giới xung quanh (về chiến tranh, về đạo Phật, về những nỗi đau khổ của con người) hiện lên cảm động và chân thực. Chân dung các nhân vật khác với muôn mặt phức tạp của đời sống như cuộc đời chìm nổi của chị Nguyệt, bà Nấm, sư thúc Vô Trần, của Rêu, của cô Khoai, anh Hạ… hiện lên trong cái nhìn khách quan nhưng đầy đồng cảm của người kể chuyện với

điểm nhìn toàn tri. So với Hồ Quý LyMẫu thượng ngàn, điểm nhìn toàn tri

trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa chiếm vị thế khá áp đảo nên có nhiều trường

đoạn, lời kể của người kể chuyện lấn lướt lời của nhân vật, hạn chế sự thể hiện bản sắc ở từng con người, từng số phận. Điểm chung quan trọng nhất là cuộc sống và số phận của những con người trong gần nửa thế kỉ chiến tranh loạn lạc ở

Đội gạo lên chùa luôn được chiếu rọi dưới cái nhìn nhân ái, khoan hòa của đạo Phật. Đó cũng là điểm nhìn soi sáng thế giới nhân vật của Nguyễn Xuân Khánh ở tác phẩm này.

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (qua tác phẩm Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)