Mô tả nhân vật qua một số biểu tượng văn hóa

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (qua tác phẩm Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 90)

6. Kếtcấu Luận văn

3.2.3.Mô tả nhân vật qua một số biểu tượng văn hóa

Dưới ánh sáng của văn hóa Việt, văn hóa tâm linh, hình ảnh nhân vật tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh cũng được mô tả qua một số biểu tượng độc đáo.

Ngay ở phần mở đầu, chân dung của Hồ Quý Ly, một con người đa mưu với khát vọng thống trị mạnh mẽ được tác giả thể hiện ngay trong hình ảnh giấc mơ “hầu mõm đỏ” lăm le trèo lên “lầu gà trắng” của Nghệ Hoàng. Hồ Quý Ly sinh năm Thân, cầm tinh con Khỉ, một hình ảnh ẩn dụ “hầu mõm đỏ” cũng đủ giúp người đọc hình dung phần nào về con người đáng sợ này. Biểu tượng nổi bật và ấn tượng nhất gắn với nhân vật Hồ Quý Ly phải là hình ảnh đôi rồng đá trước điện thờ Nghệ Tông, sau này được tạc ở Tây Đô và ngọn lửa ấp ủ từ thời thơ bé.

Trong quan niệm của người phương Đông, rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh: Long, Ly, Quy, Phượng, cũng là con vật chỉ có trong tưởng tượng, mang biểu tượng của sức mạnh áp chế, cường lực vô biên. Đôi rồng được đích thân Quý Ly sai nghệ nhân làng Nhồi đẽo tạc có tư thế sắp bay, có dáng vẻ cương mãnh, và phải bay lên thực sự. Trong cử chỉ vuốt ve của Quý Ly với bờm rồng dựng đứng, thân rồng lượn cong dịu dàng, âu yếm chiếc móng rồng, phải chăng là niềm say mê và khao khát được trở thành con rồng của đất nước, thống trị và chế ngự vạn vật, muôn nhà? Niềm yêu thích của Quý Ly với ngọn lửa ngày còn nhỏ, cùng trò chơi giữ lửa với công chúa Huy Ninh và suy nghĩ: “Nhóm lửa

không khó, nhưng rấm lửa mãi mãi mới là chuyện khó” [1; tr.566] không chỉ là cảm giác khi được nhìn thấy ánh sáng ấm nóng của ngọn lửa, mà còn là ngọn lửa tinh thần hun đúc ở con người đầy hoài bão và lí tưởng. Chính ngọn lửa ấy, là sức mạnh để Hồ Quý Ly vượt qua nỗi ám ảnh, sự cô độc và sống dậy những tình cảm yêu thương thầm kín không dễ gì bày tỏ.

Thượng tướng Trần Khát Chân là nhân vật để lại ấn tượng cho người đọc không hẳn ở chiến thắng lẫy lừng diệt quân Chiêm Thành mà sử sách đã dẫn. Nhân cách cao đẹp ở vị tướng tài này còn được bộc lộ đầy ý nhị qua niềm đam mê của ông với khu Trại Mai. Những trang miêu tả đẹp nhất về Trần Khát Chân đều gắn liền với hình ảnh của rừng mai, cây mai, hoa mai, hương mai… Hoa mai trong quan niệm của nghệ sĩ phương Đông là biểu tượng của cốt cách thanh cao, tao nhã; phải chăng đó cũng là vẻ đẹp tâm hồn ở con người này? Ông cũng tự nhận mình quá yêu những bông hoa súng, cái dáng thẳng đứng cương nghị của hoa súng giữa đầm, cũng chính là tính cách cứng cỏi, khẳng khai, không chịu khuất phục của Thượng tướng Trần Khát Chân.

Trong tiểu thuyết Mẫu thượng ngàn ngập tràn những biểu tượng văn hóa

tâm linh và biểu tượng của thiên tính Nữ. Hình ảnh bà Tổ cô linh thiêng trong đền Mẫu xuất hiện cùng hình ảnh của đôi rắn thần và đôi ngựa ngài, như mang sức mạnh che chở cho con người và bảo vệ ngôi đền thờ Mẫu. Hình tượng rắn trong tâm thức dân gian giữ vai trò đặc biệt như là loài vật linh thiêng. Chạm vào rắn thần là chạm vào ngựa ngài, và những kẻ báng bổ thần linh chắc chắn sẽ bị trừng phạt. Tây mắt mèo Julien đã phải hứng chịu cơn cuồng nộ của rắn thần cũng vì sự báng bổ niềm tin của nhân dân, niềm tin vào linh vật thiêng canh giữ ngôi đền và cuộc sống của họ. Hình ảnh cây đa, cây đề, gốc gạo ở làng quê Việt cũng mang biểu tượng của đời sống tâm linh. Ở làng Cổ Đình cũng có một cây đa rễ phủ ôm trùm, gốc to chục người ôm không xuể. Cây đa ngự trị trong tâm

hồn người dân Cổ Đình, vừa như một niềm tự hào, vừa như một đức tin đầy thiêng liêng, che chở cho cả ngôi làng. Đặc biệt, những biểu tượng văn hóa mang

đầy thiên tính Nữ gắn với hình ảnh những người đàn bà Việt trong Mẫu thượng

ngàn là một ẩn dụ rất đặc sắc.

Đôi vú - bộ ngực người đàn bà trong cái nhìn của khoa học biểu tượng là trung tâm của sự tái sinh. Trong truyện, tác giả không chỉ đề cập đến huyền thoại bà Đà với bầu vú vĩ đại mà còn cho thấy sức mạnh có thật, vẻ đẹp có thật của nó nằm ngay ở các nhân vật nữ. Đó là đôi vú thây lẩy của cô Váy từ năm 13 tuổi đã làm anh Phác say mê, đến khi trở thành người đàn bà năm con, bà ba Váy vẫn khiến người chồng thèm khát. Đó là đôi vú ấm giỏ quá cỡ làm chiếc yếm luôn luôn hếch ra của cô Ngơ, đôi vú “vừa to, vừa dài, giống quả mít không có gai” [2; tr.161]. Đó là đôi vú trắng trẻo của thím Pháo trong đêm tình kì diệu với hộ Hiếu, là đôi vú nở nang, to ăm ắp của cô Mùi khiến Philippe Messmer mê mẩn, là đôi vú “chum chúm núm cau” của cái Nhụ mà Điều ấp ủ mơ về… Những đôi vú không chỉ biểu hiện vẻ đẹp phồn thực của người đàn bà mà Nguyễn Xuân Khánh còn chỉ ra sức mạnh ngút ngàn của nó. Chính bầu vú ấm áp của bà Tổ cô đã tái sinh trưởng Cam một lần nữa, bầu vú của cô Mùi là niềm hạnh phúc cuối cùng của lý Tẻo trong giờ hấp hối, bầu vú trinh nguyên của Nhụ giúp Điều vượt qua bạo bệnh, của bà bay Váy làm hồi sinh con người lý Cỏn trong trận dịch tả vv…vv

Trăng cũng là biểu tượng văn hóa đẹp đẽ, tinh khiết, được tác giả lặp lại 62 lần trong tác phẩm. Biểu tượng trăng được Nguyễn Xuân Khánh miêu tả ở nhiều trạng thái: trăng lưỡi liềm, trăng sáng, trăng giàn giụa… Những nhân vật nữ được tắm mình trong ánh trăng, dường như càng trở nên đẹp hơn, ánh trăng xóa nhòa tất cả cái trần tục, cái thô tháp hàng ngày “làm cho đôi mắt xếch của phô Hộ Pháp hình như cũng dịu bớt đi” [2; tr.234]. Ánh trăng còn là nhân chứng cho

những mối tình sống động, những giây phút giao hoan tuyệt diệu: “Ánh trăng làm mắt chị ba Pháo long lanh. Ánh trăng làm cho thân hình của chị như biến thành ngọc, thành ngà” [2; tr.234]

Những biểu tượng của Rừng, của Nước, của Đất, Hang đá… cũng là ẩn dụ cho thiên tính Mẫu với sức mạnh che chở, bao bọc, là ngọn nguồn sinh dưỡng cho con người ở xứ sở này.

Nước xuất hiện trong tác phẩm 273 lần ở cả dạng thức nước mưa và sông. Nó mang đặc tính uyển chuyển, mềm dẻo và hòa hợp của người đàn bà Việt, của đạo Mẫu. Đó là nước mưa tinh khiết thấm hương hòa nhài, hoa cau trong chén trà của cụ đồ Tiết, là dòng nước âm khí dào dạt chảy trong cô Mùi, bà ba Váy, là dòng nước thấm ướt và tươi mới những khát vọng của Nhụ, của Điều… Đó là dòng sông Son mỗi năm tháng ba mùa xuân, người dân Kẻ Đình lại rộn rã qua sông để đến với núi Mẫu, đến với sự cứu rỗi và hàm ơn sâu nặng.

Rừng cũng là biểu tượng xuất hiện dày đặc trong Mẫu thượng ngàn. Nó

tham dự tự nhiên và gắn bó máu thịt với dân làng Cổ Đình. Rừng là nơi Cò Huy nhận ra người cha đích thực của mình, cũng chính khu rừng là nơi Cò xoa dịu nỗi đau khổ khi tìm ra bí mật của đấng sinh thành. Rừng là nơi che chở cho Điều và Nhụ sau những mất mát, đau đớn vì bị chiếm đoạt cả ước mơ, ước mơ mùa trái chín. Rừng cũng là nơi tìm đến cuối cùng trong cơn điên loạn của lý Cỏn với tiếng thét nóng quá và hành động ôm đầu chạy thẳng vào rừng.

Hang đá là nơi ẩn náu, trú ngụ an toàn, cũng là nơi tái sinh những tâm hồn.

Trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, hang đá được định nghĩa đầy hình

ảnh “là mẫu gốc của hình ảnh tử cung của người mẹ” [42; tr.380]. Sự miêu tả về

hang đá trong Mẫu thượng ngàn xuất hiện quanh những mối tình: mối tình của

Váy, cuộc tình thần thánh với anh Phác diễn ra nơi hang đá trên hẻm núi Mẫu đã để lại cho nhân vật những kí ức sâu thẳm đẹp đẽ, mãi mãi bà không bao giờ quên được. Hang đá cũng che giấu cuộc giao hoan của họ một lần nữa, trong sự say đắm, thèm khát ngay khi bà đã có chồng và năm đứa con. Hang đá cũng là miền đất mơ ước của Điều, khi anh ngày đêm mong chờ ngày mình biết được bí mật lớn lao của tạo hóa, ngày trái chín hái quả nơi Nhụ. Hang đá chữ Chi cũng giúp cò Huy trở về với sự thật, Trịnh Huyền là cha ruột của mình vv…vv

Hình ảnh “giếng thơm”, cái giếng đá ong của chùa Sọ, nơi chứng kiến cái

chết cô bé Rêu trong tiểu thuyết Đội gạo lên chùa là một chi tiết ẩn dụ nhiều ám

ảnh. Cô bé có cái tên trong trắng với thân hình gầy gò, bé nhỏ, đôi môi hồng, tóc đen nhánh, nhưng mang trong mình bi kịch suốt cả tuổi thơ. Câu hỏi về nguồn gốc mà cô phải lặn lội tìm câu trả lời: cha mình là ai? đã khiến Rêu vừa đau khổ, vừa hạnh phúc khi nhận ra cụ chánh Long là cha đẻ của mình. Lúc tìm được cha, cũng là lúc Rêu tận mắt nhìn cảnh ông chết trong đau đớn và sự bội phản của mẹ. Nỗi bất hạnh đó, Rêu tìm sự giải thoát trong nước giếng chùa thơm. Cái chết của Rêu là minh chứng cho một tâm hồn đẹp đẽ, thánh thiện, không chấp nhận sự xấu xa ở đời hay là bởi: “Đức Phật dạy rằng: Chẳng có gì sinh ra, chẳng có gì mất đi. Gặp duyên thì tụ thì sinh. Hết duyên thì tán thì diệt.” [3; tr.552].

Một phần của tài liệu Thế giới nhân vật trong tiểu thuyết của Nguyễn Xuân Khánh (qua tác phẩm Hồ Qúy Ly, Mẫu Thượng ngàn, Đội gạo lên chùa (Trang 90)