6. Kếtcấu Luận văn
1.2.1. Nguyễn Xuân Khánh và hành trình viết văn nửa thế kỉ
Nhà văn Nguyễn Xuân Khánh sinh năm 1933, quê nội ở làng Cổ Nhuế, tục gọi là Kẻ Noi, một làng cổ ngay kề Hà Nội. Là con vợ lẽ, cha mất sớm khi nhà văn mới lên sáu, tuổi thơ của Nguyễn Xuân Khánh gắn với hình ảnh người mẹ góa chồng lam lũ tần tảo cả đời ở vậy nuôi con và những người cô, người bác, người dì ở quê ngoại Thanh Nhàn, làng Thanh Trì, nay là căn nhà trên con ngõ nhỏ đường Trần Khát Chân mà ông và gia đình sinh sống tới tận bây giờ.
Thời trẻ, Nguyễn Xuân Khánh từng đỗ tú tài Toán, học hai năm ở trường Đại học Y khoa Hà Nội (1951-1952) rồi sau đó lên đường nhập ngũ, tham gia vào lực lượng quân đội. Quãng thời gian này, Nguyễn Xuân Khánh lần đầu
cầm bút viết truyện ngắn Một đêm và đoạt ngay giải Nhì (không có giải Nhất)
cờ, văn chương đã gắn với ông bằng mối duyên tiền định mà mãi sau này, ngay cả những giai đoạn cuộc sống rất khó khăn, phải vật lộn mưu sinh với đủ thứ nghề từ dịch thuật, hợp tác xã mua bán, thợ may đến thợ khóa, nuôi lợn đến bán máu, thậm chí lao động cải tạo cùng lưu manh đĩ điếm một năm trời, Nguyễn Xuân Khánh vẫn quyết tâm đeo đẳng nghiệp viết không ngừng.
Năm 1959, Nguyễn Xuân Khánh đi trại sáng tác cùng Phù Thăng, Xuân
Sách, Hoàng Văn Bổn và viết bản thảo Làng nghèo, cuốn tiểu thuyết về một
làng quê thời kháng chiến chống Pháp, nhưng vì lí do nào đó, cuốn sách không được in. Một năm sau, ông được cất nhắc về làm biên tập của Tạp chí Văn nghệ Quân đội, cùng thời với những tên tuổi như: Vũ Cao, Nguyễn Khải, Hữu Mai… nhưng rồi một rủi ro tai nạn nghề nghiệp, năm 1965 nhà văn được chuyển về báo Thiếu niên Tiền phong, thường trú ở Khu 4, rất chăm chỉ đi vào tuyến lửa miền Trung. Năm 1969, ông về hưu non, ít sáng tác, dù có viết một số cuốn nhưng vì lí do tế nhị nên kí bút danh khác [9]. Ở Nguyễn Xuân Khánh, người ta nhận thấy một con người có bản lĩnh phi thường. Trong những năm tháng đất nước vừa thoát khỏi chiến tranh, vây quanh là đói nghèo, lạc hậu, Nguyễn Xuân Khánh vừa kiếm kế sinh nhai, vừa nghiên cứu Kinh Dịch và viết
bản thảo Trư cuồng, một tiểu thuyết không được xuất bản viết về loạt đối thoại
với Chúa, với quỷ trong con người giữa không gian nồng nặc mùi lòng lợn, chỉ
được lưu truyền trên một số mạng điện tử. Miền hoang tưởng là tiểu thuyết
được xuất bản năm 1990 dưới bút danh Đào Nguyễn, là suy tư của nhà văn về nghệ thuật mà đời mỗi nghệ sĩ đích thực đều như một Trương Chi. Hai tiểu thuyết ra mắt quãng năm Nguyễn Xuân Khánh ngoài 40 tuổi thể hiện sự quan tâm sâu sắc của ông về những vấn đề bức bối của đời sống hiện tại lúc đó.
Nhưng phải đến năm 2000, khi tiểu thuyết lịch sử Hồ Quý Ly chính thức ra
mắt công chúng, tên tuổi và tài năng của Nguyễn Xuân Khánh mới thực sự
thượng ngàn (2006), Đội gạo lên chùa (2011) xuất hiện trên văn đàn trọn một thập niên, nhưng là sự thai nghén của cả một đời viết Nguyễn Xuân Khánh đã trả về cho ông niềm hạnh phúc vô bờ của người nghệ sĩ khi đứa con tinh thần được thừa nhận và đón nhận. Hơn hết, đó là câu trả lời đích đáng cho một xác tín đầy linh thiêng mà Nguyễn Xuân Khánh kiên trì theo đuổi: văn chương là định mệnh, là số phận cuộc đời và biết chắc cơ duyên của mình nằm ở đó. Sáng tác của Nguyễn Xuân Khánh, ngoài năm tiểu thuyết vừa kể trên, còn một số
truyện ngắn và sáng tác cho thiếu nhi như: tập truyện ngắn Rừng sâu (1963),
truyện ngắn Người lính gác - in trong tập Hoa mua (1963), Lá thư Hà Nội
(1967), Goerge Sand - nhà văn của tình yêu (Chân dung văn học, 1993), Hai
đứa trẻ và con chó Mèo xóm núi (Truyện vừa thiếu nhi, 2002), Mưa quê (Tập
truyện ngắn thiếu nhi, 2003) và hàng loạt các tác phẩm dịch như: Những quả
vàng (1996) của Nathalie Saraute, Lời nguyền cho kẻ vắng mặt (1996) của
Tahar Jelloun, Nhận dạng nam (1999) của Elizabeth Badinter, Năm tuần trên
khinh khí cầu (2002) của Jules Verne, Nữ hoàng Sissi (2003) của Anne Francoise Loiseau.
Công bằng mà nói, cả đời văn và đời riêng dài ngót nghét một thế kỉ, Nguyễn Xuân Khánh phải nếm trải đủ mọi thua thiệt, nhưng bằng một nghị lực tiềm tàng ẩn giấu sau dáng vẻ bề ngoài mảnh khảnh với nụ cười mủm mỉm và ánh mắt hấp háy thân tình, ông vẫn kiên trì đi đến tận cùng say mê văn chương nghệ thuật. Chẳng thế mà nhà văn Văn Chinh đã không ngần ngại khi ví ông như gốc mai già, mấy mươi năm chìm khuất đâu đó chợt bật lên rừng rực nở hoa hắt lên văn đàn ánh trắng tinh khiết và ngan ngát hương thơm để diện mạo hốt nhiên thay đổi. [10]. Và đáp án cho hành trình vượt khó không mệt mỏi ấy, không gì xứng đáng hơn chính là sự vinh danh của giới nghiên cứu, sự nể trọng của đồng nghiệp và sự yêu mến của bạn đọc cho tên tuổi Nguyễn Xuân Khánh,
1.2.2. Tiểu thuyết Nguyễn Xuân Khánh trong dòng chảy tiểu thuyết lịch sử - văn hóa - phong tục Việt Nam đầu thế kỉ XXI