Về năng lực phát triển nghề nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 69)

Tự đánh giá, tự học và tự rèn luyện:

Giáo viên các trường đã có ý thức rút kinh nghiệm trong công tác, tự đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của bản thân về phẩm chất đạo đức, chuyên môn, nghiệp vụ. Do đặc điểm nghề nghiệp, giáo viên các trường đều có ý thức, thói quen tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ về mọi mặt.

Những năm gần đây, phong trào tự học, tự rèn luyện ở các trường được đẩy lên một bước mới, do yêu cầu cuả thực tiễn giáo dục hiện nay và do cơ chế khuyến khích của ngành, của tỉnh. Kết quả mang lại là tỷ lệ giáo viên có bằng thạc sĩ ở các trường đang ngày một tăng lên.

Phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh trong thực tiễn giáo dục:

- Đội ngũ giáo viên các trường có năng lực phát hiện và chủ động giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp, nhất là trong lĩnh vực giảng dạy môn học và giáo dục được giao. Trong đó, 30% giáo viên có năng lực nghiên cứu, phát hiện được những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn hoạt động nghề nghiệp và đề xuất các giải pháp thực hiện.

Tiêu chuẩn 6 được đánh giá: loại xuất sắc đạt 69,31%; loại khá đạt 30,3% và loại trung bình còn 0,36%.

* Kết quả khảo sát về thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học như sau:

Bảng 2.8. Thống kê chất lƣợng đội ngũ giáo viên các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố theo bộ Chuẩn nghề nghiệp

Xuất sắc Khá Trung bình Tiêu chuẩn Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ Số lƣợng Tỷ lệ (%) (%) (%) Tiêu chuẩn 1: Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống 267 96.4% 10 3.6% 0 0.00%

Tiêu chuẩn 2: Năng lực tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục

207 74.73% 67 24.2% 3 1.08%

Tiêu chuẩn 3: Năng lực dạy học

218 78.70% 58 20.9% 1 0.36%

Tiêu chuẩn 4: Năng lực giáo dục

222 80.14% 54 19.5% 1 0.36%

Tiêu chuẩn 5: Năng lực hoạt động chính trị, XH

195 70.40% 81 29.2% 1 0.36%

Tiêu chuẩn 6: Năng lực phát triển nghề nghiệp

192 69.31% 84 30.3% 1 0.36%

Trung bình 78.28% 21.30% 0.42%

- Loại xuất sắc: 90 – 100 điểm (chiếm 78.28%) - Loại khá: 65 – 89 điểm (chiếm 21.30%)

- Loại trung bình: 25 – 65 điểm (chiếm 0.42%) - Loại chưa đạt chuẩn: dưới 25 điểm (chiếm 0%)

Năm học 2011-2012, toàn tỉnh Nam Định có có 7219 giáo viên được đánh giá. Trong đó, có 5120 giáo viên (70,92%) được xếp loại xuất sắc; 2057 giáo viên (28,5%) được xếp loại khá và 42 giáo viên (0,58%) xếp loại trung bình. So với tỷ lệ chung của toàn tỉnh, tỷ lệ giáo viên khu vực thành phố đạt loại xuất sắc nhiều hơn 7,36%.

Hiện nay, việc đánh giá giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp chủ yếu là căn cứ vào kết quả tự đánh giá của giáo viên, của tổ (nhóm) chuyên môn và của cán bộ quản lý ở các trường. Độ chuẩn xác của các báo cáo này có thể chưa cao, có trường bám sát hướng dẫn để đánh giá, có trường khi vận dụng lại có xu hướng rộng hoặc ngược lại.

Tuy nhiên, đây là căn cứ quan trọng để hiệu trưởng các trường có kế hoạch xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên của mình, đáp ứng yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục - đào tạo.

78.28% 21.30% 0.42% 70.92% 28.50% 0.58% 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Xuất sắc Khá Trung bình

Trung bình Thành phố Trung bình toàn tỉnh

Hình 2.3: Biểu đồ chất lƣợng đội ngũ giáo viên các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố so với chất lƣợng đội ngũ giáo viên toàn tỉnh

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 69)