Về năng lực giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 66)

Xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục:

- 99,64% giáo viên các nhà trường xây dựng kế hoạch các hoạt động giáo dục, thể hiện mục tiêu các hoạt động chính phù hợp với đối tượng giáo dục, tiến độ thực hiện khả thi.

- 80,14% giáo viên có kế hoạch thể hiện rõ mục tiêu, các hoạt động được thiết kế cụ thể phù hợp với từng đối tượng học sinh theo hướng phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo ở học sinh, tiến độ thực hiện khả thi.

- Đội ngũ cốt cán của các trường (Tổ trưởng chuyên môn, Chủ tịch công đoàn cơ sở, Bí thư Đoàn trường, Thư ký hội đồng sư phạm) có kế hoạch hoạt động đảm bảo được tính liên kết, phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Giáo dục qua môn học:

- 99,64% số giáo viên khai thác được nội dung bài học, thực hiện liên hệ một cách hợp lý với thực tế cuộc sống gần gũi với học sinh để giáo dục tư tưởng, tình cảm, thái độ cho học sinh.

- 55% giáo viên có khả năng liên hệ một cách sinh động, hợp lý nội dung bài học với thực tế cuộc sống, biết khai thác nội dung môn học phục vụ cho giáo dục các vấn đề về pháp luật, dân số, môi trường và an toàn giao thông.

Giáo dục qua các hoạt động giáo dục:

- Các hoạt động giáo dục được các trường quan tâm, đảm bảo mục tiêu giáo dục toàn diện. Vì vậy, phần lớn giáo viên thực hiện đầy đủ và linh hoạt các hoạt động giáo dục theo kế hoạch đã xây dựng.

- Lực lượng giáo viên là cán bộ phụ trách đoàn thể trong trường (Bí thư Đoàn trường, Chủ tịch Công đoàn cơ sở…) đã thực hiện linh hoạt, sáng tạo các hoạt động giáo dục phù hợp với đặc thù đoàn thể của mình, ứng xử kịp thời, hợp lý với các tình huống xảy ra khác với kế hoạch đã thiết kế.

- Tuy nhiên, còn 0,36% giáo viên thiếu tính chủ động, sáng tạo trong các hoạt động giáo dục.

Giáo dục qua các hoạt động trong cộng đồng:

- Tích cực thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, giáo viên các trường đã đẩy mạnh thực hiện các hoạt động giáo dục trong cộng đồng, như: hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu các di tích lịch sử văn hóa và cách mạng, các danh nhân văn hóa tiêu biểu ở địa phương; tổ chức lao động công ích, tu sửa các công trình công cộng của địa phương, các hoạt động nhân đạo từ thiện …

- Tuy nhiên, hoạt động này còn có tính “thời vụ”, còn hình thức do nhận thức chưa đầy đủ của một số cán bộ quản lý và giáo viên.

- Giáo viên các trường đã có ý thức vận dụng các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, phù hợp với đối tượng và môi trường giáo dục. 60% số giáo viên vận dụng hợp lý các nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp với đối tượng, môi trường giáo dục và có chuyển biến tích cực.

- Có 25% giáo viên vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo các nguyên tắc, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục vào tình huống sư phạm cụ thể, đáp ứng yêu cầu giáo dục, phù hợp đối tượng, môi trường giáo dục và có chuyển biến tích cực; có kinh nghiệm giáo dục học sinh cá biệt.

Đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh:

- 100% giáo viên các trường tiến hành phối hợp, thu thập thông tin về việc rèn luyện đạo đức của từng học sinh làm cơ sở cho việc đánh giá một cách khách quan, chính xác, công bằng kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh và có tác dụng thúc đẩy học sinh phấn đấu vươn lên.

- Khoảng 99% giáo viên phối hợp chặt chẽ với đồng nghiệp, cha mẹ học sinh, cộng đồng và tổ chức Đoàn trong trường, tạo ra sự thống nhất trong việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức học sinh, đảm bảo tính khách quan, công bằng, chính xác và có tác dụng giáo dục học sinh.

- Một số giáo viên khi thực hiện công việc đánh giá kết quả rèn luyện đạo đức của học sinh còn cứng nhắc, chưa sát thực tế, hiệu quả không cao.

Về năng lực giáo dục có 80,14% số giáo viên đạt loại xuất sắc; 19,5% số giáo viên đạt loại khá và 0,36% số giáo viên đạt loại trung bình.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 66)