Các yếu tố tác động đến phát triển đội ngũ giáo viên trung học

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 46)

Sự phát triển đội ngũ giáo viên chịu ảnh hưởng từ rất nhiều yếu tố chủ quan, khách quan, như: điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của địa phương; chế độ chính sách đãi ngộ đối với giáo viên; điều kiện cơ sở vật chất của các nhà trường; trình độ năng lực của cán bộ quản lý…Nhưng chủ yếu là các nhân tố sau:

1.5.3.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục - đào tạo nói chung, công tác phát triển đội ngũ giáo viên nói riêng. Xuất phát từ quan điểm “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, các chính sách vĩ mô của Nhà nước về giáo dục trong những năm qua đã được toàn ngành và xã hội đón nhận, đánh giá cao.

Cùng với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước; sự lãnh đạo, chỉ đạo, chăm lo kịp thời của cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể các cấp đối với giáo dục và đào tạo là nhân tố có tính quyết định, là nguyên nhân đầu tiên dẫn đến thành công của sự nghiệp giáo dục - đào tạo và xây dựng đội ngũ nhà giáo.

1.5.3.2. Năng lực quản lý của cán bộ quản lý giáo dục

Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nhắc nhở: “Cán bộ nào thì phong trào nấy”. Cán bộ quản lý là lực lượng “đầu tàu” của đơn vị. Vì vậy, phẩm chất và năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý là nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới công tác xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên.

Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, trước hết phải có lập trường tư tưởng vững vàng, chấp hành tốt các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quy định của ngành; có tình yêu nghề, tận tuỵ, khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Cán bộ quản lý phải gương mẫu trong lối sống và công tác, tác phong làm việc khoa học, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của trường. Trong công tác điều hành, cán bộ quản lý phải dân chủ, lắng nghe ý kiến của giáo viên, học sinh để điều hành các hoạt động giáo dục của trường thiết thực, hiệu quả; phải gần gũi, thân thiện với đồng nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ nhà giáo phát huy năng lực, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.

Cán bộ quản lý phải có kiến thức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. Hơn ai hết, họ phải có hiểu biết sâu rộng về vai trò, nhiệm vụ, mục tiêu đào tạo, nội dung chương trình, phương pháp giáo dục phổ thông. Chấp hành nghiêm chỉnh sự chỉ đạo của cấp trên, cán bộ quản lý phải biết vận dụng linh hoạt vào thực tế, điều kiện của trường, của địa phương. Cán bộ quản lý cần tích luỹ kinh nghiệm, không ngừng học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hiểu biết kinh tế - xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu và xu thế phát triển của đất nước.

1.5.3.3. Cơ chế, chính sách đãi ngộ cho giáo viên là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới tâm tư, tình cảm nghề nghiệp của giáo viên. Bởi vì, người thầy giáo cũng như mọi công chức, viên chức khác, ngoài công việc (dù công việc đó được coi là “thiên chức” vinh quang), họ còn phải lo gánh nặng gia đình. Họ chỉ

thực sự yên tâm, tâm huyết với nghề khi họ không còn phải lo tới “bữa cơm, manh áo” hàng ngày. Chế độ lương, phụ cấp, chế độ thâm niên, các khoản thu nhập đủ khả năng đáp ứng cho một gia đình vào loại trên mức trung bình của xã hội cùng với sự đối xử trân trọng, nhân ái, đầy tình đồng nghiệp, đồng chí sẽ là động lực để giúp họ khắc phục khó khăn, vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ “trồng người”.

1.6. Tiểu kết chƣơng 1

Như trên đã trình bày, chương 1 đã đề cập các vấn đề về lý luận phát triển đội ngũ giáo viên trường THPT theo Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học. Đó là các vấn đề về giáo viên, đội ngũ giáo viên; quản lý, biện pháp quản lý, quản lý giáo dục và quản lý nhà trường; các vấn đề về Chuẩn, Chuẩn hóa, Chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Đồng thời, chương 1 đã chỉ rõ: nhiệm vụ, vai trò của trường THPT, của đội ngũ giáo viên THPT về các lĩnh vực chuẩn hóa trong quản lý đội ngũ giáo viên ở trường THPT; quản lý đội ngũ giáo viên gắn với chuẩn hóa về các lĩnh vực hoạt động liên quan đến phát triển nghề nghiệp là quá trình thực hiện các chức năng quản lý, xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra đánh giá đội ngũ giáo viên trên các lĩnh vực phẩm chất chính trị tư tưởng, năng lực chuyên môn…

Như vậy, chuẩn hóa nghề nghiệp giáo viên THPT thực chất là hiện thực hoá các nội dung và yêu cầu về phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức; năng lực chuyên môn nghiệp vụ và các phẩm chất, năng lực cần có đối với mỗi giáo viên đang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông. Thông tư 30/TT-BGD&ĐT có lưu ý đến điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường là xác định lộ trình hợp lí để từng bước Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên của mỗi cơ sở giáo dục.

Phần cơ sở lý luận trên soi sáng cho việc điều tra khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên các trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định so với yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT. Từ đó, đề xuất các biện pháp khả thi nhằm quản lý và phát triển đội ngũ giáo viên THPT thành phố Nam Định đáp ứng yêu cầu Chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN VÀ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH THEO CHUẨN NGHỀ NGHIỆP

2.1. Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Nam Định

2.1.1. Về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Thành phố Nam Định là một đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh và là tỉnh lỵ của tỉnh Nam Định. Nằm ở khu vực đồng bằng sông Hồng trù phú, nơi đây đã sớm trở thành một trung tâm văn hoá và tôn giáo ngay từ những năm đầu thế kỷ XIII với danh xưng Phủ Thiên Trường, một đơn vị hành chính đặc biệt dưới triều đại nhà Trần. Địa danh Nam Định chính thức có từ năm 1831, dưới thời vua Minh Mạng. Năm 1921, người Pháp đã phá Thành Nam quy hoạch lại và thành lập thành phố Nam Định. Trải qua hai cuộc kháng chiến, vai trò của thành phố Nam Định lại có thêm những lần thay đổi và ngày nay trở thành đô thị loại I trực thuộc tỉnh và giữ vai trò của đô thị trung tâm vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

Thành phố Nam Định nằm ở phía Bắc của tỉnh Nam Định. Phía Bắc, Đông Bắc giáp tỉnh Thái Bình, phía Tây Bắc giáp huyện Mỹ Lộc, phía Tây Nam giáp huyện Vụ Bản, phía Đông Nam giáp huyện Nam Trực. Thành phố Nam Định cách Thủ đô Hà Nội 90 km về phía Đông Nam, cách thành phố Thái Bình - tỉnh Thái Bình 18 km và cách thành phố Hải Phòng 90 km về phía Tây Nam, cách thành phố Ninh Bình 28 km về phía Đông.

Thành phố Nam Định tương đối bằng phẳng. Thành phố có hai con sông lớn chảy qua là sông Hồng và sông Đào. Trong đó, sông Đào nối từ sông Hồng chảy qua giữa lòng thành phố đến sông Đáy làm cho thành phố là một trong những nút giao thông quan trọng về đường thuỷ cũng như có vị trí quan trọng trong việc phát triển thành phố trong tương lai.

Thành phố Nam Định đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công nhận là đô thị loại I ngày 28/11/2011. Trước đó, ngày 22/11/2011 thành phố Nam Định cũng đã được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng thành phố Nam Định thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam Định và của vùng Nam đồng bằng sông Hồng.

2.1.2. Về dân số và nguồn nhân lực

Diện tích của thành phố là 46,438 km² năm 2011, dân số 352.108 người. Mật độ dân số 17.221 người/km2.

Nguồn nhân lực của thành phố Nam Định dồi dào, trẻ, có trình độ. Trong đó, lực lượng lao động được đào tạo với trình độ cao chiếm tỷ lệ lớn và lực lượng lao động có tay nghề giỏi được đào tạo từ các trường nghề có tay nghề giỏi. Với nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện thuận lợi đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của thành phố.

2.1.3. Về kinh tế - văn hoá - xã hội

Trước đây, thành phố Nam Định được biết đến như là một khu công nghiệp trọng tâm phát triển chiến lược của ngành Dệt - May Việt Nam với nhà máy Dệt nổi tiếng, thu hút một lực lượng lao động rất lớn. Đến nay, nhà máy Dệt không còn giữ vị trí chủ đạo trong dệt may của cả nước nhưng ngành Dệt - May vẫn chiếm lực lượng lao động lớn của tỉnh cũng như của thành phố. Cùng với ngành Dệt - May, kinh tế nông nghiệp còn giữ vị trí chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh. Như vậy, mặc dù là một tỉnh giữ vị trí quan trọng trong khu vực nam đồng bằng sông Hồng nhưng kinh tế của Nam Định thời gian gần đây phát triển với tốc độ còn hạn chế.

Người dân Nam Định nói chung và người dân thành phố Nam Định nói riêng có đời sống văn hoá mang bản sắc của dân tộc Việt Nam và những nét văn hoá đặc trưng của vùng châu thổ sông Hồng.

2.1.4. Về giáo dục

Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam

Định. Đây là vùng đất có truyền thống văn hiến, hiếu học và khoa bảng, được mệnh danh là “Đất học”; là quê hương, nơi phát tích của nhà Trần - một triều đại “võ công văn trị”, huy hoàng trong lịch sử dân tộc với các chiến công hiển hách, ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông, là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa, lịch sử nổi tiếng của đất nước…

Hiện nay, thành phố Nam Định có 23 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 21 trường THCS, 9 trường THPT (trong đó: 5 trường THPT công lập, 4 trường THPT tư thục), 2 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 1 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề cấp tỉnh, 7 trường trung cấp nghề, 7 trường trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường cao đẳng nghề, 5 trường cao đẳng và 4 trường đại học.

Sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố Nam Định liên tục phát triển, không ngừng thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, quê hương. Các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - đơn vị anh hùng, “vườn ươm tài năng trẻ” cùng các trường: THPT Trần Hưng Đạo, THPT Nguyễn Khuyến, THCS Trần Đăng Ninh, THCS Phùng Chí Kiên, Tiểu học Phạm Hồng Thái, Tiểu học Trần Quốc Toản đã trở thành địa chỉ tin cậy, là niềm tin, niềm tự hào của nhân dân Thành Nam hiếu học. Ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố nhiều năm liên tục là đơn vị “Tiến tiến xuất sắc”, dẫn đầu trong phong trào giáo dục của tỉnh Nam Định.

Về giáo dục mầm non: Các trường mầm non nhận được sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị của thành phố. Nhiều trường mầm non có chất lượng nuôi dạy trẻ tốt. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 44,9%; trẻ mẫu giáo đạt 90,1%. Đặc biệt, việc phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được chú trọng, đến năm 2012, thành phố có 424 giáo viên mầm non (trong đó, 96,7% giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn đạt 63,2%).

Về giáo dục tiểu học: Thành phố Nam Định đạt phổ cập giáo dục tiểu học năm 1990. Nhiều trường thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học và giáo dục toàn diện. Từ năm học 2012-2013, trường tiểu học Phạm Hồng Thái và tiểu học Trần Quốc Toản được xây dựng thành trường chất lượng cao theo Nghị quyết số 10/NQ-TU của Tỉnh uỷ Nam Định. Cùng với chất lượng dạy và học, thành phố Nam Định có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Toàn thành phố có 607 giáo viên (100% đạt chuẩn, trong đó 92,25% trên chuẩn).

Về giáo dục trung học: Thành phố Nam Định đạt phổ cập giáo dục THCS năm 2001. Với 21 trường THCS, chất lượng giáo dục THCS của thành phố luôn phát triển ổn định, vững chắc. Các trường THCS Trần Đăng Ninh, THCS Phùng Chí Kiên, THCS Hàn Thuyên…là những gương mặt nổi bật về chất lượng. Giáo dục THPT có 9 trường THPT (1 trường THPT chuyên, 4 trường THPT công lập, 4 trường THPT tư thục) và 2 trung tâm giáo dục thường xuyên đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là trường chuyên của tỉnh, đang xây dựng thành 1 trong những trường trọng điểm quốc gia. Trường THPT Trần Hưng Đạo và trường THPT Nguyễn Khuyến có chất lượng dạy học thuộc tốp đầu của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TU của Tỉnh uỷ Nam Định, trường THCS Trần Đăng Ninh và trường THPT Trần Hưng Đạo đang được triển khai xây dựng thành trường chất lượng cao cấp tỉnh.

2.2. Thực trạng các trƣờng THPT và đội ngũ giáo viên trƣờng THPT thành phố Nam Định

2.2.1. Thực trạng các trường THPT thành phố Nam Định

2.2.1.1. Quy mô trường lớp

Trên địa bàn thành phố Nam Định hiện nay có: 9 trường THPT, trong đó có 5 trường THPT công lập, bao gồm: trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và 4 trường THPT đại trà (THPT Trần Hưng Đạo, trường THPT

Nguyễn Khuyến, trường THPT Nguyễn Huệ, trường THPT Ngô Quyền); 4 trường THPT tư thục (THPT Nguyễn Công Trứ, THPT Trần Nhật Duật, THPT Trần Quang Khải, THPT Hoàng Diệu).

Các trường công lập có quy mô trung bình với số học sinh từ 1.000 đến 1.600 học sinh.

Trường THPT Trần Hưng Đạo được thành lập năm 1966. Nhà trường được xây dựng trên địa bàn phường Lộc Vượng, có khuôn viên rộng, diện tích 17.194m2 . Với vị trí thuận lợi, trường thu hút một lượng học sinh giỏi của các trường THCS trên địa bàn thành phố và huyện Mỹ Lộc. Hiện nay, trường THPT Trần Hưng Đạo là trường chuẩn quốc gia, có 36 lớp với 1625 học sinh. Ngoài những lớp phân ban, trường còn có lớp năng khiếu thể dục thể thao, bồi dưỡng nguồn vận động viên cho tỉnh và quốc gia.

Trường THPT Nguyễn Khuyến được thành lập từ năm 1976, tọa lạc ở trung tâm thành phố Nam Định, thuộc phường Nguyễn Du. Diện tích của trường: 6716m2

. Với vị trí thuận lợi cùng đội ngũ giáo viên có chất lượng, nhà trường thu hút được một lượng học sinh khá, giỏi ở các trường THCS của thành phố và các huyện lân cận như Nam Trực, Vụ Bản. Cơ sở vật chất của trường đang được đầu tư xây dựng theo mô hình trường đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay, trường có 28 lớp học với 1.295 học sinh.

Trường THPT Nguyễn Huệ được thành lập năm 1975. Thời kỳ đầu nhà trường mang tên là Trường phổ thông cấp 3 vừa học vừa làm Dệt để phục vụ nhu cầu học tập của con em công nhân nhà máy Dệt Nam Định. Trường thuộc địa bàn phường Năng Tĩnh, khuôn viên của trường còn chật hẹp với 3.171m2

, khu phòng học và nhà hiệu bộ còn chung, chưa có sân thể dục. Nhà trường ở gần nhà máy Dệt nên âm thanh của nhà máy ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh. Hiện nay, trường THPT Nguyễn Huệ có 24 lớp với 1.067 học sinh.

Trường THPT Ngô Quyền được thành lập năm 1971, thuộc phường Văn Miếu, nơi tiếp giáp với huyện Vụ Bản và gần với huyện Nam Trực. Khuôn viên của trường khá rộng với diện tích là 9.650m2

. Hiện nay, trường THPT Ngô Quyền có 30 lớp, với 1.244 học sinh. Học sinh của trường chủ yếu là học sinh có học lực trung bình, trung bình khá.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)