Thành phố Nam Định là trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Nam
Định. Đây là vùng đất có truyền thống văn hiến, hiếu học và khoa bảng, được mệnh danh là “Đất học”; là quê hương, nơi phát tích của nhà Trần - một triều đại “võ công văn trị”, huy hoàng trong lịch sử dân tộc với các chiến công hiển hách, ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông, là quê hương của nhiều danh nhân văn hóa, lịch sử nổi tiếng của đất nước…
Hiện nay, thành phố Nam Định có 23 trường mầm non, 21 trường tiểu học, 21 trường THCS, 9 trường THPT (trong đó: 5 trường THPT công lập, 4 trường THPT tư thục), 2 trung tâm GDTX cấp tỉnh, 1 Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp - Dạy nghề cấp tỉnh, 7 trường trung cấp nghề, 7 trường trung cấp chuyên nghiệp, 3 trường cao đẳng nghề, 5 trường cao đẳng và 4 trường đại học.
Sự nghiệp giáo dục đào tạo của thành phố Nam Định liên tục phát triển, không ngừng thực hiện nhiệm vụ nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, quê hương. Các trường THPT chuyên Lê Hồng Phong - đơn vị anh hùng, “vườn ươm tài năng trẻ” cùng các trường: THPT Trần Hưng Đạo, THPT Nguyễn Khuyến, THCS Trần Đăng Ninh, THCS Phùng Chí Kiên, Tiểu học Phạm Hồng Thái, Tiểu học Trần Quốc Toản đã trở thành địa chỉ tin cậy, là niềm tin, niềm tự hào của nhân dân Thành Nam hiếu học. Ngành Giáo dục - Đào tạo thành phố nhiều năm liên tục là đơn vị “Tiến tiến xuất sắc”, dẫn đầu trong phong trào giáo dục của tỉnh Nam Định.
Về giáo dục mầm non: Các trường mầm non nhận được sự đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị của thành phố. Nhiều trường mầm non có chất lượng nuôi dạy trẻ tốt. Tỷ lệ huy động trẻ nhà trẻ đạt 44,9%; trẻ mẫu giáo đạt 90,1%. Đặc biệt, việc phát triển và bồi dưỡng đội ngũ giáo viên được chú trọng, đến năm 2012, thành phố có 424 giáo viên mầm non (trong đó, 96,7% giáo viên đạt chuẩn, trên chuẩn đạt 63,2%).
Về giáo dục tiểu học: Thành phố Nam Định đạt phổ cập giáo dục tiểu học năm 1990. Nhiều trường thực hiện tốt nhiệm vụ dạy và học và giáo dục toàn diện. Từ năm học 2012-2013, trường tiểu học Phạm Hồng Thái và tiểu học Trần Quốc Toản được xây dựng thành trường chất lượng cao theo Nghị quyết số 10/NQ-TU của Tỉnh uỷ Nam Định. Cùng với chất lượng dạy và học, thành phố Nam Định có nhiều biện pháp để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. Toàn thành phố có 607 giáo viên (100% đạt chuẩn, trong đó 92,25% trên chuẩn).
Về giáo dục trung học: Thành phố Nam Định đạt phổ cập giáo dục THCS năm 2001. Với 21 trường THCS, chất lượng giáo dục THCS của thành phố luôn phát triển ổn định, vững chắc. Các trường THCS Trần Đăng Ninh, THCS Phùng Chí Kiên, THCS Hàn Thuyên…là những gương mặt nổi bật về chất lượng. Giáo dục THPT có 9 trường THPT (1 trường THPT chuyên, 4 trường THPT công lập, 4 trường THPT tư thục) và 2 trung tâm giáo dục thường xuyên đã đáp ứng được nhu cầu học tập của con em nhân dân. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là trường chuyên của tỉnh, đang xây dựng thành 1 trong những trường trọng điểm quốc gia. Trường THPT Trần Hưng Đạo và trường THPT Nguyễn Khuyến có chất lượng dạy học thuộc tốp đầu của tỉnh. Thực hiện Nghị quyết số 10/NQ-TU của Tỉnh uỷ Nam Định, trường THCS Trần Đăng Ninh và trường THPT Trần Hưng Đạo đang được triển khai xây dựng thành trường chất lượng cao cấp tỉnh.
2.2. Thực trạng các trƣờng THPT và đội ngũ giáo viên trƣờng THPT thành phố Nam Định
2.2.1. Thực trạng các trường THPT thành phố Nam Định
2.2.1.1. Quy mô trường lớp
Trên địa bàn thành phố Nam Định hiện nay có: 9 trường THPT, trong đó có 5 trường THPT công lập, bao gồm: trường THPT chuyên Lê Hồng Phong và 4 trường THPT đại trà (THPT Trần Hưng Đạo, trường THPT
Nguyễn Khuyến, trường THPT Nguyễn Huệ, trường THPT Ngô Quyền); 4 trường THPT tư thục (THPT Nguyễn Công Trứ, THPT Trần Nhật Duật, THPT Trần Quang Khải, THPT Hoàng Diệu).
Các trường công lập có quy mô trung bình với số học sinh từ 1.000 đến 1.600 học sinh.
Trường THPT Trần Hưng Đạo được thành lập năm 1966. Nhà trường được xây dựng trên địa bàn phường Lộc Vượng, có khuôn viên rộng, diện tích 17.194m2 . Với vị trí thuận lợi, trường thu hút một lượng học sinh giỏi của các trường THCS trên địa bàn thành phố và huyện Mỹ Lộc. Hiện nay, trường THPT Trần Hưng Đạo là trường chuẩn quốc gia, có 36 lớp với 1625 học sinh. Ngoài những lớp phân ban, trường còn có lớp năng khiếu thể dục thể thao, bồi dưỡng nguồn vận động viên cho tỉnh và quốc gia.
Trường THPT Nguyễn Khuyến được thành lập từ năm 1976, tọa lạc ở trung tâm thành phố Nam Định, thuộc phường Nguyễn Du. Diện tích của trường: 6716m2
. Với vị trí thuận lợi cùng đội ngũ giáo viên có chất lượng, nhà trường thu hút được một lượng học sinh khá, giỏi ở các trường THCS của thành phố và các huyện lân cận như Nam Trực, Vụ Bản. Cơ sở vật chất của trường đang được đầu tư xây dựng theo mô hình trường đạt chuẩn quốc gia. Hiện nay, trường có 28 lớp học với 1.295 học sinh.
Trường THPT Nguyễn Huệ được thành lập năm 1975. Thời kỳ đầu nhà trường mang tên là Trường phổ thông cấp 3 vừa học vừa làm Dệt để phục vụ nhu cầu học tập của con em công nhân nhà máy Dệt Nam Định. Trường thuộc địa bàn phường Năng Tĩnh, khuôn viên của trường còn chật hẹp với 3.171m2
, khu phòng học và nhà hiệu bộ còn chung, chưa có sân thể dục. Nhà trường ở gần nhà máy Dệt nên âm thanh của nhà máy ảnh hưởng không nhỏ đến việc học tập của học sinh. Hiện nay, trường THPT Nguyễn Huệ có 24 lớp với 1.067 học sinh.
Trường THPT Ngô Quyền được thành lập năm 1971, thuộc phường Văn Miếu, nơi tiếp giáp với huyện Vụ Bản và gần với huyện Nam Trực. Khuôn viên của trường khá rộng với diện tích là 9.650m2
. Hiện nay, trường THPT Ngô Quyền có 30 lớp, với 1.244 học sinh. Học sinh của trường chủ yếu là học sinh có học lực trung bình, trung bình khá.
2.2.1.2. Chất lượng giáo dục
Nhìn chung, chất lượng giáo dục các trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định đạt loại tốt. Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong là trường chuyên của tỉnh, một trong những lá cờ đầu của Giáo dục – Đào tạo tỉnh Nam Định, đã và đang phát huy tốt vai trò là “cái nôi” đào tạo tài năng trẻ cho đất nước. Hàng năm, nhiều học sinh đã đạt giải học sinh giỏi quốc gia, khu vực và quốc tế. Nhiều năm qua, kết quả thi tốt nghiệp, thi chọn học sinh giỏi quốc gia và tỷ lệ học sinh thi đỗ vào các trường Đại học của trường liên tục được Bộ Giáo dục & Đào tạo xếp trong tốp dẫn đầu toàn quốc.
Những năm gần đây, trong số 4 trường THPT công lập đại trà, trường THPT Trần Hưng Đạo và trường THPT Nguyễn Khuyến có kết quả thi học sinh giỏi được xếp trong tốp đầu của tỉnh và là 2 trong số 200 trường THPT có tỷ lệ điểm thi vào Đại học cao nhất toàn quốc.
Tuy nhiên, cũng giống như các địa phương khác trong tỉnh, chất lượng giáo dục giữa các trường THPT trong thành phố không đồng đều. Trong 4 trường THPT công lập đại trà, chất lượng giáo dục được chia thành hai nhóm: - Nhóm 1: Nhóm những trường có chất lượng tốt, ổn định; được xếp vào những trường có chất lượng của tỉnh: THPT Trần Hưng Đạo, THPT Nguyễn Khuyến.
- Nhóm 2: Nhóm những trường có chất lượng trung bình của tỉnh: THPT Nguyễn Huệ và THPT Ngô Quyền.
Tình hình cụ thể như sau:
- Trường THPT Trần Hưng Đạo: Trải qua 46 năm xây dựng và phát triển, trường THPT Trần Hưng Đạo là một trong những ngôi trường đã khẳng định được “thương hiệu”: trong tốp đầu những trường đạt giải cao trong thi học sinh giỏi tỉnh; trong tốp 200 trường THPT có điểm thi đại học cao nhất toàn quốc (năm 2010, trường xếp thứ 75/200; năm 2011, xếp thứ: 76/ 200 trường; năm 2012: 84/200 trường). Điểm tuyển sinh vào trường thường thuộc nhóm những trường có điểm tuyển sinh cao của tỉnh và duy trì vị trí đứng đầu trong các trường THPT của thành phố (năm học 2011-2012, điểm chuẩn 3 môn thi (văn, toán hệ số 2) là 35,75 điểm; năm học 2012-2013: 36 điểm). Đội ngũ giáo viên của trường tâm huyết, tích cực đổi mới phương pháp dạy học, phát huy năng lực của học sinh. Hiện nay, trường THPT Trần Hưng Đạo là 1 trong 5 ngôi trường được tỉnh chọn xây dựng trường THPT chất lượng cao của tỉnh.
Công tác giáo dục đạo đức cho học sinh thường xuyên được coi trọng. Công tác giáo dục toàn diện được tăng cường. Nhìn chung, học sinh của trường có chí tiến thủ, đạo đức tốt.
Bảng 2.1. Thống kê chất lƣợng giáo dục năm học 2011-2012
Mặt giáo dục Giỏi/tốt Khá Trung bình Yếu Kém Học lực 15,08% 66,89% 17,11% 0,86% 0,06% Hạnh kiểm 83,57% 13,48% 2,58% 0,37% 0%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết của trường THPT Trần Hưng Đạo)
- Trường THPT Nguyễn Khuyến: là một trong những trường có chất lượng giáo dục cao của thành phố và của tỉnh. Các đội tuyển học sinh giỏi của trường thường được xếp thứ nhì, thứ ba toàn đoàn. Hằng nằm, điểm tuyển sinh của trường thuộc tốp cao của tỉnh (năm học 2011-2012, điểm tuyển sinh vào trường là 35 điểm/3 môn (Môn Ngữ văn và môn Toán hệ sô 2); năm học 2012- 2013: 35,75 điểm). Nhiều năm qua, trường THPT Nguyễn Khuyến liên tục được xếp trong tốp 200 trường THPT của cả nước có điểm thi vào đại học
cao (năm 2010, trường đứng thứ 88/200; năm 2011: xếp thứ 88/200 trường; năm 2012: xếp thứ 106/200 trường THPT).
Học sinh cuả trường chăm, ngoan, có ý thức phấn đấu vươn lên học giỏi. Bảng 2.2. Thống kê chất lƣợng giáo dục năm học 2011-2012
Mặt giáo dục Giỏi/tốt Khá Trung bình Yếu Kém Học lực 10,66% 69,11% 19,38% 0,93% 0% Hạnh kiểm 89,58% 10,19% 0,23% 0% 0%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của trường THPT Nguyễn Khuyến)
* Nhóm những trường có chất lượng trung bình của tỉnh:
- Trường THPT Nguyễn Huệ: thuộc tốp những trường THPT có chất lượng loại trung bình của tỉnh. Điểm tuyển sinh vào trường hàng năm thấp (thường thấp hơn trường THPT Trần Hưng Đạo, THPT Nguyễn Khuyến từ 5 đến 6 điểm; năm học 2011-2012: 28,5 điểm; năm học 2012-2013: 29,50 điểm). Kết quả thi vào Đại học hàng năm, trường được xếp ở vị trí khoảng trên dưới 300 trường THPT của cả nước.
Bảng 2.3. Thống kê chất lƣợng giáo dục năm học 2011-2012
Mặt giáo dục Giỏi/tốt Khá Trung bình Yếu Kém Học lực 1,6% 59,33% 33,74% 5,25% 0% Hạnh kiểm 82,57% 13,4% 3,19% 0,84% 0%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của trường THPT Nguyễn Huệ) - Trường THPT Ngô Quyền: thuộc tốp những trường THPT có chất lượng loại trung bình của tỉnh. Trường chưa thu hút được học sinh khá giỏi, nên điểm tuyển sinh vào trường thuộc nhóm những trường có điểm tuyển sinh thấp của tỉnh, thấp nhất trong những trường công lập của thành phố Nam Định, thấp hơn cả trường THPT tư thục Nguyễn Công Trứ (Năm học 2011- 2012: 25 điểm; năm học 2012 - 2013: 25,5 điểm). Với số lượng lớn là học sinh có lực học trung bình và trung bình khá nên học sinh của trường sau khi tốt nghiệp THPT phần đông theo học các trường cao đẳng và trung cấp…
Bảng 2.4. Thống kê chất lƣợng giáo dục năm học 2011-2012:
Mặt giáo dục Giỏi/tốt Khá Trung bình Yếu Kém Học lực 0,4% 36,4% 53,0% 9,56% 0,40% Hạnh kiểm 75,00% 22,20% 2,7% 0% 0%
(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm học của trường THPT Ngô Quyền)
Như vậy, các trường THPT ở khu vực thành phố có sự phân loại rõ rệt giữa những trường có chất lượng cao và những trường có chất lượng trung bình. Sự phân hóa có tính phổ biến này là đặc điểm chung về tình hình chất lượng ở các địa phương trong tỉnh Nam Định.
2.2.2. Thực trạng về đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định
2.2.2.1. Số lượng giáo viên các trường THPT trên địa bàn thành phố Nam Định
Bảng 2.5. Thống kê số lƣợng giáo viên theo bộ môn của 4 trƣờng THPT khu vực thành phố Giáo viên các môn học THPT Trần Hƣng Đạo THPT Nguyễn Khuyến THPT Nguyễn Huệ THPT Ngô Quyền Tổng Toán 15 12 10 10 47 Lý 8 6 6 7 27 Hóa 6 6 5 6 23 Sinh 5 5 5 5 20 Ngữ văn 14 11 9 11 45 Lịch sử 5 4 4 5 18 Địa lý 4 3 3 3 13 KTCN 2 2 2 2 8 KTNN 1 0 0 0 1 Tin học 4 3 3 3 13 Thể dục 9 5 4 4 22 Ngoại ngữ 10 7 7 7 31 GDCD 3 2 2 2 9 Tổng 86 66 60 65 277
2.2.2.2. Cơ cấu đội ngũ
Bảng 2.6. Thống kê tỷ lệ giáo viên theo độ tuổi và giới tính của 4 trƣờng THPT khu vực thành phố Trường Độ tuổi Giới tính Từ 22-30 Từ 31- 40 Từ 41- 50 Từ 51-60 Nam Nữ Trần Hưng Đạo 23,25% 53,49% 11,6% 11,6% 17,4% 82,60% Nguyễn Khuyến 25,76% 42,42% 22,72% 0,90% 19,69% 80,31% Nguyễn Huệ 23,3% 41,67% 26,70% 0,83% 16,7% 83,30% Ngô Quyền 20% 46,15% 18,50% 10,7% 21,5% 78,50% Trung bình 23,08% 45,93% 19,88% 6,07% 18,82% 81,18%
(Nguồn: Thống kê của Phòng Tổ chức Cán bộ - Sở GD&ĐT Nam Định).
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% Trần H Đạo Nguyễn Khuyến Nguyễn Huệ Ngô Quyền Trung bình Từ 22-30 Từ 31- 40 Từ 41- 50 Từ 51-60
Hình 2.1 Biểu đồ cơ cấu đội ngũ các trƣờng THPT Thành phố Nam Định
Qua bảng thống kê và biểu đồ biểu thị cơ cấu về độ tuổi của đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định, chúng ta nhận thấy:
- Đội ngũ giáo viên của thành phố Nam Định có độ tuổi khá trẻ. Số giáo viên từ 22 đến 30 tuổi chiếm 23,08%. Đây là giai đoạn giáo viên mới vào nghề, hăng hái, nhiệt tình với nhiệm vụ được giao, có lợi thế trong việc khai thác các thiết bị và ứng dụng công nghệ tin học vào việc đổi mới phương pháp dạy học. Tuy nhiên, đội ngũ giáo viên trẻ còn có những mặt hạn chế, như: thiếu kinh nghiệm trong giảng dạy và ứng xử sư phạm; có biểu hiện
bồng bột, một bộ phận giáo viên đứng trước những khó khăn của đời sống nhà giáo và tác động của kinh tế thị trường đã tỏ ra giảm sút lòng yêu nghề.
- Giáo viên có độ tuổi từ 31 đến 50 tuổi chiếm 65,81% số giáo viên của các trường. Đây là điều kiện thuận lợi, bởi các nhà giáo đã đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong dạy học, giáo dục, trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Đội ngũ này là lực lượng giáo viên nòng cốt về chuyên môn của các trường và của tỉnh.
- Độ tuổi từ 51 đến 60 tuổi: chiếm 6,07% trong đội ngũ giáo viên của các trường. Những giáo viên trong độ tuổi này có nhiều kinh nghiệm giảng dạy và giáo dục. Tuy nhiên, khả năng sử dụng các phương tiện dạy học hiện đại của một số giáo viên có khó khăn do tuổi cao, chậm tiếp cận với những thiết bị kỹ thuật cao.
0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% Trần H Đạo Nguyễn Khuyến Nguyễn Huệ
Ngô Quyền Trung bình
Giới tính Nam Giới tính Nữ
Hình 2.2. Biểu đồ cơ cấu giới tính các trƣờng THPT thành phố Nam Định
Phân tích Biểu đồ về cơ cấu giới tính của đội ngũ giáo viên các trường THPT thành phố Nam Định, ta thấy: tỷ lệ nữ giáo viên trong các trường học chiếm tới 80%, đặc biệt là số giáo viên nữ trong độ tuổi dưới 40 chiếm tỷ lệ cao. Với số lượng nữ giáo viên nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động giáo dục của nhà trường, bởi nữ giáo viên trong độ tuổi sinh đẻ thường hay nghỉ thai sản hay con nhỏ ốm đau…
2.2.2.3. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Trình độ đạt chuẩn (tốt nghiệp đại học) và trình độ trên chuẩn (thạc sỹ, tiến sỹ).
Bảng 2.7. Thống kê trình độ đào tạo của giáo viên
các trƣờng THPT thành phố Nam Định
Trƣờng Đạt chuẩn Trên chuẩn
Trần Hưng Đạo 100% 16,27% Nguyễn Khuyến 100% 15,71% Nguyễn Huệ 100% 11,84% Ngô Quyền 100% 4,10%