Về quản lý đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hoá

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 43)

Nói đến đội ngũ là nói đến số lượng, cơ cấu, chất lượng…Nói đến Chuẩn hoá là nói đến việc đưa các chuẩn vào quản lí đội ngũ giáo viên. Vì vậy, khi nói đến quản lí đội ngũ giáo viên theo hướng chuẩn hoá là nói đến chuẩn hoá số lượng (theo quy định về định mức giáo viên, có lưu ý đến quy hoạch phát triển nhà trường); chuẩn hoá trình độ theo quy định (có tính đến

nhu cầu phát triển) và đặc biệt là chuẩn hoá chất lượng theo các tiêu chuẩn, tiêu chí các lĩnh vực hoạt động liên quan đến nghề nghiệp của giáo viên.

1.4.5.1. Quản lý đội ngũ giáo viên Chuẩn hoá về số lượng và cơ cấu

Quản lý đội ngũ giáo viên chuẩn hóa về số lượng và cơ cấu là quá trình xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên của nhà trường đảm bảo đủ về số lượng (2,25 giáo viên/1 lớp) và hợp lý về cơ cấu (cả cơ cấu chuyên môn, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính và cơ cấu trình độ) đáp ứng được các yêu cầu chuẩn nghề nghiệp giáo viên THPT.

1.4.5.2. Quản lý đội ngũ giáo viên gắn với chuẩn hoá các lĩnh vực hoạt động liên quan đến phát triển nghề nghiệp

Quản lý đội ngũ giáo viên gắn với chuẩn hóa về các lĩnh vực hoạt động liên quan đến phát triển nghề nghiệp là quá trình thực hiện các chức năng quản lý vào công tác phát triển đội ngũ. Đó là xây dựng kế hoạch, tổ chức chỉ đạo thực hiện, kiểm tra, đánh giá đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện sứ mệnh của nhà trường. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ cụ thể của từng giáo viên và quản lí giáo viên theo hướng chuẩn hoá thực chất là hiện thực hoá được các nội dung và yêu cầu về lĩnh vực năng lực chuyên môn đối với mỗi giáo viên đang hoạt động nghề nghiệp ở nhà trường phổ thông. Đó cũng chính là việc tạo điều kiện môi trường cho giáo viên thực hiện các tiêu chuẩn, tiêu chí liên quan đã được ngành quy định và những người quản lí trực tiếp giáo viên phải đề ra các yêu cầu để giáo viên thực hiện các nội dung đã được đưa vào tiêu chuẩn thuộc các lĩnh vực liên quan đến: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; năng lực chuyên môn (tìm hiểu đối tượng và môi trường giáo dục, năng lực dạy học, năng lực giáo dục; năng lực hoạt động chính trị xã hội và năng lực phát triển nghề nghiệp).

Tổ chức thực hiện tốt Thông tư 30/TT-BGD&ĐT có lưu ý đến điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường; là xác định được lộ trình thực hiện hợp lí thì nhà trường sẽ từng bước chuẩn hóa được đội ngũ giáo viên của trường mình.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông Thành phố Nam Định theo chuẩn nghề nghiệp (Trang 43)