Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 102)

Nhằm xác định tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý GDHSCHVLC đề ra và để kịp thời có những điều chỉnh cần thiết, tôi đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến của 75 cán bộ, giáo viên của trường THPT Phù Cừ. Kết quả thu được như sau

Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý đƣợc đề xuất TT Các biện pháp Ý Kiến Tính cấp thiết Tính Khả thi SL % SL % 1

Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác giáo dục HSCHVLC

74 99 72 96

2

Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội

74 99 71 95

3

Tổ chức thành lập, chỉ đạo và

quản lý trung tâm tư vấn 74 99 63 84

4

Tìm hiểu thực trạng lệch chuẩn và định hướng chuẩn hành vi

cho học sinh qua mạng xã hội 74 99 74 99

5

Tổ chức các hoạt động phong

phú, các câu lạc bộ 74 99 72 96

6

Tăng cường kiểm tra đánh giá

Biểu đồ 3.1: Mức độ cần thiết và tính khả thi (%)

Từ kết quả của bản trên cho thấy, đại đa số thành viên đánh giá các biện pháp quản lý GDHSCHVLC trên là cần thiết và khả thi, có thể vận dụng vào thực tiễn quản lý trường THPT Phù Cừ, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức cho học sinh.

Tiểu kết chƣơng 3

Căn cứ vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Phù Cừ, căn cứ vào các nguyên tắc xây dựng các biện pháp, trong chương 3 này, tác giả đã đề xuất được các biện pháp QLGDHSCHVLC ở trường THPT Phù Cừ. Các biện pháp nhằm tăng cường công tác QLGDHSCHVLC ở trường THPT Phù Cừ, huyện Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên là hệ thống đồng bộ trong đó mỗi biện pháp vừa có giá trị tồn tại tương đối độc lập, vừa có quan hệ mật thiết với các biện pháp khác. Người hiệu trưởng khôn khéo, biết quản lý một cách khoa học sẽ tập trung và phát huy được sức mạnh của các lực lượng giáo dục trong việc GDHSCHVLC của nhà trường, giảm thiểu những hành vi lệch chuẩn, hình thành thói quen hành vi hợp chuẩn cho học sinh, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức của nhà trường.

0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Tính cần thiết Tính khả thi BP1 BP2 BP3 BP4 BP5 BP6

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Thế giới đang bước vào một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên của của cách mạng khoa học công nghệ, của nền văn minh hậu công nghiệp và nền kinh tế tri thức với nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức đặt ra đối với nền giáo dục nước nhà. Nền giáo dục Việt Nam phải đào tạo được một đội ngũ lao động khi chỉ lành nghề về chuyên môn mà còn phải có những giá trị đạo đức chuẩn mực, luôn biết ứng xử, biết chung sống, hòa nhập với thói quen hành vi hợp chuẩn.

Giáo dục và quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở bậc học THPT nhằm mục đích giúp các em có nhận thức đúng đắn và có thói quen hành vi chuẩn mực làm nền tảng cho việc phát triển và hoàn thiện nhân cách. Đây là việc làm rất cần thiết đối với các nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn trong giai đoạn hiện nay không đơn thuần là việc lên lớp, rao giảng hay xử lý kỷ luật mà phải thông qua các hoạt động đa dạng phong phú, được tổ chức trong và ngoài nhà trường với sự tham gia phối hợp của nhà trường với các lực lượng giáo dục khác cùng tổ chức cho học sinh.

Quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau thông qua nhiều con đường khác nhau. Nhưng trong đó chúng ta cần xây dựng được một hệ thống các biện pháp giáo dục cho học sinh THPT phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi học sinh và tìm ra con đường để thực hiện các biện pháp đó sao cho hiệu quả nhất.

Những biện pháp quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn được trình bày trong đề tài đều đã được khảo nghiệm và được khẳng định là cần thiết và có tính khả thi cao. Hy vọng rằng, hệ thống các biện pháp này sẽ góp phần tích cực trong việc đẩy mạnh giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn để chất lượng giáo dục đạo đức ở các nhà trường không ngừng được nâng cao,

2. Khuyến nghị

Nhà nước: cần có chính sách trọng dụng, ưu đãi đối với cán bộ, giáo

viên công tác trong ngành giáo dục và các em sinh viên học tập ở các trường sư phạm. Đối với các thầy cô giỏi nghề, tâm huyết cần có chế độ khen thưởng, động viên thỏa đáng, với những sinh viên sư phạm giỏi, có tư cách đạo đức tốt cần có chính sách ưu tiên trong việc tuyển dụng. Có như thế, nền giáo dục nước nhà mới thu hút được những người thầy tài năng, tâm huyết. Việc thực thi pháp luật trong xã hội cần nghiêm minh để xây dựng một xã hội văn minh, kỷ cương làm gương cho học sinh. Cần đẩy mạnh việc chống các tệ nạn xã hội (ma túy, mại dâm, cờ bạc…) đã ảnh hưởng lớn đến lớp trẻ.

Đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Sở giáo dục và đào tạo: Cần quan

tâm hơn nữa xây dựng các chương trình, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục, nâng cao năng lực hoạt động của bộ máy quản lý ở các trường THPT trong đó có quản lý giáo dục đạo đức học sinh, quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn. Trong bậc giáo dục phổ thông phải có tài liệu, những quy định cụ thể về mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thúc, yêu cầu kết quả đạt được của quá trình giáo dục đạo đức và quản lí giáo dục đạo đức cho học sinh. Bộ nên đưa chương trình giáo dục kỹ năng sống, giá trị sống vào giảng dạy chính thức trong nhà trường.

Đối với Hiệu trưởng (BGH) nhà trường: Công tác GDHSCHVLC là

nhiệm vụ quan trọng đối với các nhà trường trong bối cảnh hiện nay. Người Hiệu trưởng phải nhận thức được tầm quan trọng của công tác này, phải nghiêm túc tìm hiểu, nghiên cứu về lý luận, tăng cường học tập kinh nghiệm quản lý ở các đơn vị điển hình, vận dụng phù hợp vào thực tế của trường, tăng cường tạo điều kiện về kinh phí, cơ sở vật chất cũng như các phương tiện hỗ trợ cho các lực lượng GDHSCHVLC của nhà trường.

Hiệu trưởng cần coi giáo viên chủ nhiệm như là một nghề, một chức danh trong nhà trường, phải được bồi dưỡng thường xuyên về những quan

Cần có một cơ chế đãi ngộ thích đáng cho giáo viên chủ nhiệm để họ có điều kiện hơn trong việc quản lý giáo dục đạo đức cho học sinh, nhất là đối với những học sinh có hành vi lệch chuẩn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (2007). Cẩm nang nâng cao năng lực quản lý nhà trường. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

2. Đặng Quốc Bảo. Quản lí nhà nước về giáo dục và một số vấn đề xã hội của phát triển giáo dục. Bài giảng lớp Cao học Quản lí giáo dục, Đại học giáo

dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo ( 2008). Chỉ thị số 40/2008/CT-BGD&ĐT ngày 22 tháng 7 năm 2008 về việc phát động phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông giai đoạn 2008-2013.

4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (1996). Nghệ thuật ứng xử các tình huống trong

quản lí trường phổ thông. Tài liệu dùng cho các nhà quản lí giáo dục trong trường trung học phổ thông.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2007). Điều lệ trường THPT. Nhà xuất bản Giáo dục.

6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2010). Giáo dục Kỹ năng sống trong hoạt động

giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường trung học phổ thông. Tài liệu dành cho

giáo viên. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

7. Nguyễn Cảnh Chất (2003) .Tinh hoa Quản lý Nhà xuất bản Lao động - Xã

hội.

8. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (1996). Bài giảng lí luận đại cương về quản lí. Trường Đại học Giáo dục- Đại học Quốc Gia Hà nội.

9. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2001) . Những quan điểm giáo dục hiện đại, Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

10. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2010). Đại cương khoa học quản lý. Nhà xuất bản Đại học quốc gia Hà Nội.

11. Đảng cộng sản Việt nam (1997). Văn kiện hội nghị BCH TW lần thứ 2 khóa VIII. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.

12. Vũ cao Đàm( 2011). Giáo trình phương pháp luận nghiên cứu khoa học trong quản lí giáo dục. Nhà xuất bản Giáo dục Hà Nội.

13. Trần Khánh Đức (2010). Giáo dục và phát triển nguồn nhân lực thế kỉ XXI, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

14. Trần Khánh Đức (2010). Sự phát triển các quan điểm giáo dục. Tài liệu cho lớp Cao học Quản lí giáo dục, Đại học Giáo dục- Đại học Quốc gia Hà Nội.

15. Nguyễn Kế Hào - Nguyễn Quang Uẩn (2003). Giáo trình tâm lý học lứa

tuổi và tâm lý học sư phạm. Nhà xuất bản Bộ Giáo dục và Đào tạo.

16 . Mai Quang Huy - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Anh Tuấn (2009). Tổ

chức và quản lý hoạt động giáo dục trong nhà trường. Nhà xuất bản Đại học

Quốc gia Hà Nội.

17. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính - Vũ Phƣơng Liên (2010). Giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh trung học phổ thông. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

18. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa - Trần Văn Tính (2009).

Tâm lý học giáo dục. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

19. Nguyễn Thị Mỹ Lộc - Đinh Thị Kim Thoa (2012). Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh trung học. Tài liệu tập huấn giáo

viên trung học cơ sở, trung học phổ thông.

20. Phạm Minh Hạc - Nguyễn Khoa Điềm (2003). Về phát triển văn hoá và

xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nxb Chính trị

quốc gia.

21. Quốc hội nƣớc CHXHCN Việt Nam(2005). Luật giáo dục. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia.

22. Sở Giáo dục và Đào tạo Hƣng Yên. Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011. 23. Sở Giáo dục và Đào tạo Hƣng Yên. Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm

24. Hà Nhật Thăng. Giáo dục hệ thống giá trị đạo đức - nhân văn. Nxb giáo dục-Hà nội, 1998

25. Hà Nhật Thăng. Công tác giáo viên chủ nhiệm lớp ở trường phổ thông. Nxb giáo dục-Hà Nội, 2001.

26. Trƣờng THPT Phù Cừ. Báo cáo tổng kết năm học 2010-2011. 27. Trƣờng THPT Phù Cừ. Kế hoach năm học 2011-2012.

28. Vụ giáo dục trung học (2012). Tư vấn tâm lý học đường. Hà Nội.

29.Phạm Viết Vƣợng. Giáo dục học đại cương. Nxb Đại học Quốc gia,

2008.

PHỤ LỤC

CÁC BIỂU MẪU KHẢO SÁT Mẫu số 1

Đánh giá về hành vi lệch chuẩn của HS.

Câu hỏi: Bản thân em đã có bao nhiêu lần thực hiện các hành vi dưới đây từ khi là học sinh của trường THPT Phù Cừ?

Các hành vi sai lệch Số lần vi phạm chưa bao giờ thỉnh thoảng nhiều lần 1 Đi học muộn 2 Mất trật tự trong giờ học bị nhắc nhở 3 Quậy phá, phá hoại của công

4 Nói tục, chửi bậy

5 Hỗn láo với giáo viên, cha mẹ và người lớn

7 Đánh nhau không có hung khí 8 Đánh nhau có hung khí

9 Hút thuốc lá trong trường

10 Uống rượu, bia khi đến trường

11 Áo quần, đầu tóc không đúng quy định

12 Bỏ buổi học, giờ học

13 Quay cóp trong thi cử, kiểm tra 14 Vi phạm luật giao thông

15 Chơi trò chơi trong quán Internet 16 Bỏ sinh hoạt tập thể

Mẫu số 2

Câu hỏi: Theo đồng chí, mục tiêu của việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn là gì?

TT Mục tiêu Kết quả

SL TL

1 Cung cấp và củng cố cho học sinh các chuẩn mực đạo đức, chuẩn mực hành vi

2 Uốn nắn các hành vi lệch chuẩn của học sinh

3 Rèn cho học sinh thói quen thực hiện hành vi chuẩn

Mẫu số 3

Câu hỏi: Theo đồng chí, việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn hiện nay có cần thiết không?

TT Mức độ cần thiết Kết quả SL TL 1 Rất cần thiết 2 Cần thiết 3 Bình thường 3 Không cần thiết

Mẫu số 4

Câu hỏi: Theo đồng chí, khi giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn, các lực lượng giáo dục của nhà trường đã thực hiện các nội dung dưới đây như thế nào?

TT Các nội dung giáo dục

Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Số ý kiến tỉ lệ % Số ý kiến tỉ lệ % Số ý kiến tỉ lệ %

1 Các nội quy, quy định của nhà trường

2 Các chuẩn mực ngôn ngữ và hành vi ứng xử của học sinh 3 Những hậu quả và tác hại của hành vi lệch chuẩn 4 Những nguy cơ, hiểm họa của tuổi trẻ học đường 5 Truyền thống của nhà trường, của quê hương 6 Những kiến thức về pháp luật 7 Những kiến thức về tâm, sinh lý lứa tuổi 8 Những kỹ năng sống, giá trị sống cần thiết của học sinh

Mâu số 5

Câu hỏi: Theo đồng chí, các phương pháp giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Phù Cừ được thực hiện như thế nào?

TT Các phương pháp

Việc thực hiện Hiệu quả

Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện Hiệu quả cao Hiệu quả thấp Chưa hiệu quả

1 Yêu cầu sư phạm 2 Giảng giải 3 Tạo dư luận

tập thể 4 Giao công việc 5 Đàm thoại, tranh luận 6 Nêu gương 7 Thi đua, khen

thưởng

8 Kỷ luật, trách phạt

Mâu số 6

Câu hỏi: Khi em mắc khuyết điểm, bố mẹ em thường có cách ứng xử như thế nào với em?

TT Cách ứng xử của phụ huynh HS Mức độ ứng xử Thường xuyên Không thường xuyên Không bao giờ SL TL % SL TL % SL TL % 1 Nói chuyện, tìm hiểu khuyết điểm

của con.

2 Phân tích đúng sai, khuyên bảo con 3 Giúp đỡ con khắc phục khuyết điểm 4 Trách mắng con

5 Chửi bới, xúc phạm con

6 Trừng phạt bằng bạo lực với con 7 Xua đuổi, từ mặt con

Mẫu số 7

Câu hỏi: Đồng chí đánh giá như thế nào về các hình thức giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Phù Cừ trong ba năm học gần đây?

T T

Các hình thức Việc thực hiện Hiệu quả

Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện Hiệu quả cao Hiệu quả thấp Chưa hiệu quả SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1

Qua giờ sinh hoạt lớp

2 Qua các giờ học 3 Qua hoạt động

của Đoàn trường 4 Gặp gỡ với HS 5 Phối hợp với gia

đình

6 Phối hợp với các lực lượng, tổ chức XH

7

Qua các giờ chào cờ

8

Qua HĐ kỷ luật của trường

Mẫu số 8

Đồng chí đánh giá như thế nào về các lực lượng giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Phù Cừ trong ba năm học gần đây?

TT Các lực lượng Việc thực hiên Hiệu quả

Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện Hiệu quả cao Hiệu quả thấp Chưa hiệu quả SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % 1 Giáo viên chủ nhiệm

2 Giáo viên bộ môn 3 Tổ chức Đoàn

thanh niên

4 Phụ huynh học sinh

Mẫu số 9

- Đánh giá về chất lượng quản lý của nhà trường đối với công tác

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 102)