Trong Luật giáo dục Việt Nam quy định: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo
con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Mục tiêu giáo dục Việt Nam hướng đến việc phát triển con người toàn diện, cả đạo đực và trí tuệ, cả năng lực và phẩm chất trong đó việc hình thành và phát triển nhân cách rất được chú trọng. Quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở nhà trường chính là một nhiệm vụ tất yếu nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh. Khi xây dựng các biện pháp quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn, tôi luôn có ý thức đảm bảo được mục tiêu của nền giáo dục nước nhà.
3.1.2. Biện pháp quản lý phải đồng bộ
Các biện pháp quản lý phải đồng bộ nghĩa là nó phải tác động đến các khâu, các yếu tố của quá trình quản lý và các chủ thể tham gia. Các khâu của quá trình quản lý bao gồm việc xây dựng kế hoạch, chỉ đạo, tổ chức, kiểm tra đánh giá. Các yếu tố của quá trình quản lý bao gồm mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình thức. Tất cả đều phải đồng bộ, thống nhất chặt chẽ.
Các chủ thể tham gia quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn bao gồm các lực lượng trong nhà trường như Ban giám hiệu, Đoàn thanh niên, các giáo viên chủ nhiệm, bộ phận bảo vệ nhà trường; gia đình học sinh và các lực lượng xã hội. Biện pháp quản lý giáo dục đồng bộ phải tác động đến tất cả
chủ thể trên, giúp họ nhận thức được vai trò của mình và nhiệt tình tham gia công tác này như là một trách nhiệm tất yếu để tạo nên một sức mạnh tổng hợp, có hiệu quả cao nhất trong việc quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn.
3.1.3. Biện pháp phải phù hợp với học sinh trung học phổ thông (từ lớp 10 đến lớp 12)
Việc xác định các biện pháp quản lý giáo dục nói chung và quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn nói riêng phải căn cứ vào đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi. Lứa tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi có gia tốc tăng trưởng lớn về tâm sinh lý, thể chất sinh lý tiếp tục hoàn thiện, đã trưởng thành về giới tính như một người lớn. Sự phát triển nhân cách là một quá trình phức tạp, chịu sự chi phối của các quy luật tâm lý xã hội. Sự phát triển nhân cách không phải lúc nào cũng hài hoà, cân đối giữa thể chất và tinh thần, giữa ý thức và hành vi, giữa lý trí và tình cảm, mà nó có nhiều mâu thuẫn, xung đột, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, có thể kiểm soát và cả những yếu tố không kiểm soát được.
Hiểu đúng vai trò của bẩm sinh, di truyền trong sự phát triển nhân cách, ta có thể tìm ra những biện pháp quản lý đúng đắn để uốn nắn những hành vi lệch chuẩn, giúp học sinh có những chuẩn hành vi, phù hợp với những chuẩn mực xã hội.
3.1.4. Biện pháp quản lý phải khả thi, phù hợp với thực tiễn nhà trường và địa phương
Trong khi thực hiện mục tiêu quản lý giáo dục chung, mỗi nhà trường có các điều kiện khác nhau về cơ sở vật chất, về đội ngũ, về đặc điểm văn hóa kinh tế, xã hội địa phương, về các khả năng quản lý, tổ chức, điều hành. Để đề xuất các biện pháp quản lý có hiệu quả cần phải xem xét cụ thể thực tiễn của mỗi nhà trường, mỗi địa phương qua đó phát huy những mặt mạnh về cơ sơ vật chất, về con người, cách thức quản lý và các hình thức phối hợp…Để đảm bảo tính khả thi, các biện pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức vừa phù
hợp với lý luận quản lý giáo dục và các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước phải phù hợp với thực tiễn nhà trường, đặc điểm văn hóa địa phương và tâm lý lứa tuổi học sinh.
Mỗi biện pháp QL khi đưa ra sẽ tác động và ảnh hưởng đến cả một tập thể. Biện pháp QLGD còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến cả một thế hệ và tạo nên diện mạo nhân cách của thế hệ đó. Vì thế, khi đưa ra các biện pháp QLGD cần phải được cân nhắc, tính toán khoa học, tiến hành thực nghiệm để kiểm định, xác định tính phù hợp và tính khả thi của biện pháp.
3.2. Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trƣờng THPT Phù Cừ, tỉnh Hƣng Yên ở trƣờng THPT Phù Cừ, tỉnh Hƣng Yên
3.2.1. Tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức về công tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn cho thầy, trò và các lực lượng tham gia sinh có hành vi lệch chuẩn cho thầy, trò và các lực lượng tham gia
3.2.1.1. Mục tiêu
Mục tiêu của biện pháp này nhằm giúp các cán bộ, giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và các lực lượng tham gia nhận thức được thực trạng học sinh có hành vi lệch chuẩn, tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn, vai trò, trách nhiệm của mình với công tác này và sự phối hợp của các thành tố tham gia giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn.
3.2.1.2. Nội dung
Tổ chức các buổi sinh hoạt tập thể, các lớp tập huấn, các cuộc họp với phụ huynh, với các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường để giúp các lực lượng giáo dục và học sinh nhà trường có nhận thức đúng đắn về học sinh có hành vi lệch chuẩn và việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn.
3.2.1.3. Cách thức tiến hành
Với học sinh
Trong các buổi chào cờ, các buổi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt chuyên đề, các buổi giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi sinh hoạt lớp, nhà trường và các giáo viên chủ nhiệm lớp cần cung cấp cho các em những thông tin về đạo
đức, lối sống và những nguy cơ đối với tuổi trẻ học đường nói chung và với học sinh nhà trường nói riêng. Khi cung cấp những thông tin ấy, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm phải phân tích được tác hại, hậu quả của những hành vi lệch chuẩn và định hướng uốn nắn, hình thành cho các em những chuẩn và thói quen chuẩn hành vi.
Nhà trường giúp các em có những tri thức về hành vi, những yếu tố tác động đến hành vi, các chuẩn mực về hành vi, các nguyên nhân dẫn đến hiện trạng lệch chuẩn hành vi của học sinh và phương pháp rèn luyện để có thói quen hành vi chuẩn mực.
Nhà trường phải giáo dục cho các em những tình cảm lành mạnh, những đạo lý truyền thống, những khát vọng hoài bão của tuổi trẻ.
Trong năm học, nhà trường phải phối kết hợp với các đơn vị, các lực lượng có chuyên môn tổ chức các buổi tuyên truyền về pháp luật, phổ biến những kiến thức về tâm, sinh lý lứa tuổi, giáo dục cho các em những giá trị sống, những kĩ năng sống cần thiết để bỗi dưỡng và hoàn thiện nhân cách.
Giáo dục hướng nghiệp, cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản về nghề nghiệp trong tương lai, hình thành thái độ đúng đắn đối với nghề nghiệp, lao động.
Với đội ngũ, cán bộ, giáo viên
Nhà trường phải triển khai có hiệu quả các cuộc vận động, các phong trào trong ngành giáo dục và trong các tổ chức xã hội như: phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo”, cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”.
Nhà trường phải tổ chức các buổi hội thảo, các buổi học tập chuyên đề về kĩ năng sư phạm, về đổi mới phương pháp giảng dạy, về công tác chủ nhiệm đặc biệt là tấm lòng và nhân cách của người giáo viên nhân dân. Hiện nay, do ảnh hưởng của lối sống thời kinh tế thị trường, không ít giáo viên có
những suy nghĩ, hành xử chưa thực sự vì học trò, vì nhân cách danh dự nhà giáo. Chính sự lệch chuẩn đó ít nhiều là nguyên nhân dẫn đến sự lệch chuẩn về hành vi của học sinh. Nhà trường phải thường xuyên động viên, nhắc nhở, trao đổi kinh nghiệm để mỗi giáo viên nhà trường nhận thức được vai trò nêu gương về đạo đức, nhân cách của mình đối với học sinh. Người thầy phải lấy chữ "nhân" chữ "tâm" làm gốc, thực hiện tốt cuộc vận động: "Năng lực - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm". Giáo dục nhân cách cho học sinh, nhà giáo dục không thể không là một nhân cách đẹp, không thể là một nhà giáo thiếu năng lực chuyên môn và năng lực sư phạm.
Nhà trường bồi dưỡng cho cán bộ giáo viên những kiến thức về tâm, sinh lý lúa tuổi, tổ chức cho cán bộ, giáo viên dự những lớp học về giáo dục kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh đồng thời giúp họ thấy được thực trạng đạo đức của học sinh nhà trường và vai trò quan trọng của mình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhất là đối với những học sinh có hành vi lệch chuẩn.
Giáo viên chủ nhiệm có vị trí vai trò quan trọng trong công tác giáo dục đạo đức, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn, vì vậy người cán bộ quản lý phải biết đánh giá đúng năng lực cán bộ giáo viên để lựa chọn, sắp xếp đội ngũ giáo viên chủ nhiệm sao cho phù hợp, đồng thời phải bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và có biện pháp chỉ đạo sát sao, thống nhất trong đội ngũ giáo viên chủ nhiệm thực hiện nhiệm vụ chung của nhà trường.
Với phụ huynh học sinh
Thông qua các buổi họp phụ huynh, các cuổi trao đổi, gặp gỡ, nhà trường và các giáo viên chủ nhiệm cần giúp phụ huynh nhận thức sâu sắc về thực trạng hành vi lệch chuẩn của con em mình, những nguy cơ của xã hội hiện nay đối với các em học sinh.
Nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm nhận thức rõ nhân cách của học sinh là cả một quá trình vận động, hình thành, thay đổi bởi những tác động của hoàn cảnh sống. Chính vì vậy, họ phải chủ động nắm bắt sự thay đổi của
con em mình. Một học sinh hôm qua chưa có hành vi lệch chuẩn thì không có nghĩa là sẽ không lệch chuẩn. Việc giao lưu, kết bạn, việc xáo trộn trong mỗi gia đình gia đình, cách sống của cha mẹ cũng là những tác động rất lớn đến chuẩn hành vi của các em.
Nhà trường, các giáo viên chủ nhiệm phải giúp các bậc phụ huynh thấy được trách nhiệm của gia đình với hành vi của con em mình và trách nhiệm phối hợp của gia đình với nhà trường và các lực lượng xã hội trong việc giáo dục uốn nắn các em đồng thời phải tư vấn cho họ cách giáo dục, cách chia sẻ với con em em mình, tránh bạo lực gia đình trong việc dạy con nhất là với những học sinh có nhiều hành vi lệch chuẩn
Với chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội
Thông qua các buổi họp giao ban với Ban thường vụ huyện uỷ hàng tháng, các cuộc hội thảo, các cuộc họp với các lực lượng xã hội trên địa bàn huyện, nhà trường cần thông qua thực trạng hành vi lệch chuẩn của nhà trường nhất là tình trạng bạo lực của học sinh trên đường đi học về, tình trạng sống buông thả, hư hỏng của một bộ phận học sinh nhà trường. Trên cơ sở đó, nhà trường phân tích để các tổ chức, các lực lượng xã hội nhận thức đúng về vai trò, vị trí của mình trong việc phối hợp với nhà trường để định hướng, giáo dục các em.
Trao đổi với địa phương thông qua chính quyền và các đoàn thể ở địa phương, nhà trường cần chỉ ra được: nếu làm tốt công tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn sẽ góp phần giữ gìn an ninh trật tự trong khu vực, tạo điều kiện để phát triển kinh tế văn hoá xã hội cho địa phương. Địa phương có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong giáo dục học sinh, bởi ở đó có thể giáo dục các em bằng nhiều con đường, cách thức với những giáo dục truyền thống, giáo dục cộng đồng, dòng họ và cả các thiết chế quản lý các em.
2.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp
Cán bộ quản lý phải có hiểu biết đúng đắn, có nhiều thông tin, tri thức về HSCHVLC và GDHSCHVLC, có tâm huyết với công tác này, có khả năng tổ chức và sức thuyết phục với các lực lượng tham gia.
Các lực lượng tham gia phải có nhận thức đúng và nhiệt tình, tâm huyết.
3.2.2. Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội xã hội
3.2.2.1. Mục tiêu
Biện pháp này nhằm kết nối, huy động sức mạnh của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc trao đổi thông tin, nắm bắt hiện trạng, kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những hành vi lệch chuẩn của học sinh đồng thời cùng kết hợp để hình thành những chuẩn hành vi và thói quen chuẩn hành vi cho các em.
3.2.2.2. Nội dung
Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình, giữa nhà trường với cộng đồng xã hội trong hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn.
3.2.2.3. Cách thức tiến hành
Tổ chức quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình
Đầu năm học, Ban giám hiệu phải cử một đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách công tác an ninh trật tự và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Nhà trường tổ chức họp phụ huynh, thành lập Hội cha mẹ học sinh toàn trường bao gồm các đại diện cho phụ huynh của các lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đại diện Ban giám hiệu và Hội cha mẹ học sinh tổ chức cuộc họp đầu năm, lên kế hoạch hoạt động, lên chương trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn nói riêng.
Nhà trường tiến hành cho các phụ huynh đăng kí sổ liên lạc điện tử và tổ chức quản lý hoạt động phần mềm này cho thật hiệu quả. Khi học sinh nghỉ học, hoặc có những biểu hiện lệch chuẩn đều có thông tin cập nhật kịp thời đến phụ huynh học sinh.
Nhà trường yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch chủ động liên hệ với gia đình khi học sinh vi phạm những nội quy, quy định của nhà trường nhiều lần hoặc có hành vi lệch chuẩn cần kịp thời uốn nắn. Trong sổ chủ nhiệm của giáo viên cần có đầy đủ số điện thoại hoặc địa chỉ liên lạc của gia đình học sinh, có danh sách những học sinh cần giúp đỡ, có phần theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của các em.
Tổ chức Đoàn thanh niên thưòng xuyên theo dõi việc thực hiện các nề nếp của học sinh như đi học chuyên cần, ăn mặc, để đầu tóc phù hợp với chuẩn mực của học sinh và kịp thời nắm bắt, phát hiện các hành vi lệch chuẩn của các em như hút thuốc lá, bỏ giờ, trốn tiết, đánh nhau, cờ bạc, yêu đương không lành mạnh...kịp thời nhác nhở các em, thông báo với giáo viên chủ nhiệm, nếu thấy mức độ cần thiết thì giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời liên lạc với gia đình để thông báo. Những trường hợp cần xử lý kỷ luật, nhà trường thành lập Hội đồng kỷ luật, mời các thành viên trong Hội đồng kỷ luật, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và học sinh đến để trao đổi, bàn bạc, thống nhất hình thức kỷ luật phù hợp sao cho vừa đảm bảo tính giáo dục, vừa giữ vững được kỷ cương của nhà trường, vừa thấu lý, vừa đạt tình.