Thực trạng quản lý công tác GDHSCHVLC của các giáo viên bộ

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 67)

Để tìm hiểu thực trạng về quản lý công tác GDHSCHVLC của giáo viên bộ môn, tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 75 người gồm cán bộ quản lý và giáo viên của nhà trường với nội dung câu hỏi: “Đồng chí cho biết đánh giá của mình về việc quản lý công tác GDHSCHVLC của giáo viên bộ môn ở trường THPT Phù Cừ 3 năm qua ?”. Kết quả khảo sát thu được như sau:

Bảng 2.17: Đánh giá của cán bộ, giáo viện về chất lƣợng quản lý của nhà trƣờng đối với công tác GDHSCHVLC của giáo viên bộ môn

TT Công tác quản lý Mức độ thực hiện Tốt Bình thƣờng Chƣa tốt SL % SL % SL % 1 Lập và triển khai kế hoạch quản lý công tác

GDHSCHVLC của GV bộ môn 43 57 18 24 14 19 2

Tập huấn và bồi dưỡng nâng cao nhận thức và nghiệp vụ cho GV về công tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn

37 49 35 47 3 4

3

Chỉ đạo thực hiện việc kết hợp giáo dục đạo đức, uốn nắn HSCHVLC với day học của giáo viên bộ môn

42 56 28 37 5 7

4

Chỉ đạo việc kết hợp chặt chẽ, thông tin kịp thời với GVCN, với Đoàn trường, với BGH về HSCHVLC của giáo viên bộ môn.

46 61 26 35 3 4

5 Chỉ đạo việc nhận đỡ đầu một số HSCHVLC

của GV bộ môn 24 32 40 53 11 13

6 Kiểm tra việc quản lý lớp của giáo viên bộ môn 25 33 45 60 5 7 7 Kiểm tra việc đỡ đầu HSCHVLC của giáo viên 23 31 38 51 14 18

bộ môn

8 Kiểm tra việc ghi sổ đầu bài, xếp loại giờ học

của giáo viên bộ môn 22 29 43 57 10 14 9 Kiểm tra, đánh giá công tác GDHSCHVLC của

giáo viên bộ môn 25 33 43 58 7 9

Qua kết quả điều tra và qua thực tế quản lý ở trường, tôi thấy, việc quản lý công tác GDHSCHVLC của giáo viên bộ môn ở trường THPT Phù Cừ còn rất nhiều hạn chế. Tỷ lệ phiếu đánh giá công tác này ở mức độ bình thường còn cao, tỷ lệ đánh giá ở mức độ tốt còn thấp. Việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức, nghiệp vụ về GDHSCHVLC của giáo viên bộ môn chưa được quan tâm đúng mức. Việc nhận đỡ đầu một số HSCHVLC của giáo viên còn mang tính hình thức, việc chỉ đạo của nhà trường chưa sâu sát. Đặc biệt là công tác kiểm tra, đánh giá đối với hoạt động GDHSCHVLC của giáo viên bộ môn còn yếu. Nguyên nhân của thực trạng này là các giáo viên bộ môn mới chỉ quan tâm ở việc dạy chữ mà chưa nhận thức đúng, chưa tâm huyết với việc dạy người nhất là với những học sinh ngang bướng, nghịch ngợm, mất trật tự, nói tục trong giờ học nên việc chỉ đạo của nhà trường còn nhiều điều bất cập. Một nguyên nhân nữa đẫn đếm thực trạng này là cán bộ quản lý chưa thực sự quyết liệt tronng việc chỉ đạo công tác này.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)