Tổ chức các hoạt động ngoại khóa, vui chơi, học tập phong phú

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 95)

hình thức câu lạc bộ

3.2.5.1. Mục tiêu

Tạo ra được những sân chơi lành mạnh, bổ ích để thu hút học sinh vào những hoạt động học tập, vui chơi có tác dụng giáo dục. Từ những hoạt động ấy, các em có những niềm hứng khởi trong sáng, có thói quen hành vi hợp chuẩn, tránh xa những thói hư tật xấu đang có nguy cơ xâm nhập vào nhà trường.

3.2.5.2. Nội dung

Tổ chức các hoạt động học tập, ngoại khóa, vui chơi, giải trí, thành lập các câu lạc bộ môn học, nghiên cứu khoa học, thể thao, nghệ thuật và quản lý, duy trì các hoạt động, các câu lạc bộ ấy để tạo sân chơi bổ ích cho các em

3.2.5.3. Cách thức tiến hành

Tổ chức các hoạt động phong phú

Đầu năm học, nhà trường lên kế hoạch tổ chức các hoạt động phong phú cho từng tháng, từng học kỳ và cả năm học. Trong kế hoạch phân công rõ

nhiệm vụ cho từng cá nhân, tổ chức phụ trách từng hoạt động cụ thể. Các cá nhân, tổ chức nhận nhiệm vụ và lên kế hoạch riêng cho hoạt động của mình và thực hiện hoạt động theo đúng kế hoạch. Ban giám hiệu cử một đồng chí phụ trách các mảng hoạt động này và thường xuyên giám sát, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá. Có nhiều hoạt động có ý nghĩa trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nhưng nhà trường sẽ chú trọng vào các hoạt động sau:

Hoạt động giáo dục giá trị sống và kỹ năng sống cho học sinh

Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham gia phụ trách hoạt động này được dự các lớp tập huấn của sở, của bộ về công tác này, trang bị cho họ các tài liệu, sách báo, phương tiện cần thiết, lên lịch cụ thể để họ tiến hành hoạt động một cách có hiệu quả. Nhà trường tiến hành tổ chức lớp học để những giáo viên đã được dự các lớp bồi dưỡng tập huấn cho các giáo viên chủ nhiệm, các giáo viên bộ môn, các giáo viên làm công tác Đoàn thanh niên để hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống cho học sinh được đồng bộ.

Nội dung của hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống

Qua các buổi học, giúp học sinh nhận thức và rèn luyện để hình thành các giá trị, các kỹ năng sống cần thiết cho việc hình thành và phát triển nhân cách. Các giá trị sống cần hình thành như: giá trị hoà bình, tôn trọng, giá trị

hợp tác, giá trị đoàn kết, giá trị trách nhiệm, giá trị khoan dung, giá trị khiêm tốn, giá trị giản dị, giá trị trung thực, giá trị yêu thương, giá trị tự do, giá trị hạnh phúc. Các kỹ năng sống cần trang bị cho các em như: kỹ năng tự nhận thức, kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng kiểm soát cảm xúc, kỹ năng ứng phó với căng thẳng, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng thể hiện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng lắng nghe tích cực, kỹ năng thể hiện sự cảm thông, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giải quyết mâu thuẫn, kỹ năng hợp tác, kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tư duy sáng tạo, kỹ năng ra quyết định, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng kiên định, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm, kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng quản lí thời gian, kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin.

Hình thức tổ chức hoạt động giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống

Việc giáo dục giá trị sống, kỹ năng sống được tiến hành dưới nhiều hình thức phong phú như kết hợp trong quá trình giảng dạy của giáo viên bộ môn, trong giờ sinh hoạt của giáo viên chủ nhiệm, trong các buổi giáo dục ngoài giờ lên lớp, các buổi học ngoại khóa, các buổi sinh hoạt tập thể. Điều quan trọng là việc tiến hành phải linh hoạt, khéo léo, hấp dẫn thông qua những câu chuyện tâm tình, những trò chơi, những tiểu phẩm... để thu hút sự quan tâm, hứng thú của học sinh.

Hoạt động tham quan, dã ngoại

Nhà trường cùng với các giáo viên chủ nhiệm, các tổ chức trong và ngoài nhà lên kế hoạch tổ chức cho học sinh một năm học được đi thăm quan, dã ngoại từ 1 đến 2 lần. Nơi đến là các danh lam thắng cảnh, các khu di tích văn hóa, lịch sử của địa phương và của đất nước, các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp, các mô hình làm kinh tế giỏi, các cơ sở giáo dục có chất lượng. Thông qua các buổi thăm quan, dã ngoại, các em được mở rộng tầm nhìn, có thêm hiểu biết thực tế, thêm tự hào về truyền thống của quê hương, có nhiều cơ hội để giao lưu, học tập và hình thành những dự định cho tương lai của mình.

Hoạt động văn nghệ, thể thao

Nhà trường, kết hợp với Đoàn trường lên kế hoạch và tổ chức những buổi biểu diễn văn nghệ, các cuộc thi thể thao chào mừng các ngày lễ lớn, các buổi giao lưu văn nghệ thể thao giữa nhà trường với các đơn vị khác trong khu vực gắn với các cuộc vận động, các phong trào của Bộ giáo dục như tổ chức thi hát dân ca, thi các trò chơi dân gian, các hội khỏe Phù Đổng. Để duy trì hoạt động này một cách thường xuyên và có hiệu quả, nhà trường phải huy động được sự hưởng ứng, hỗ trợ của các tổ chức trong và ngoài nhà trường, sáng tạo, linh hoạt trong hình thức tổ chức. Thông qua các hoạt động văn nghệ, thể thao, học sinh được rèn luyện về thể chất, hưng phấn về tinh thần để học tập hiệu quả hơn.

Tổ chức các câu lạc bộ

Câu lạc bộ là phương thức tổ chức, đoàn kết, tập hợp học sinh vào các hoạt động học tập, nghiên cứu khoa học và vui chơi giải trí có hiệu quả cao . Trong tình hình hiện nay, việc phát triển và tổ chức tốt các CLB sẽ có vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục học sinh. Có 2 loại CLB chủ yếu là: CLB học tập, nghiên cứu khoa học và CLB vui chơi giải trí.

Vào đầu năm học, nhà trường kết hợp với Đoàn thanh niên và các tổ chuyên môn lên kế hoạch thành lập các CLB. Nếu là CLB nghiên cứu khoa học và CLB môn học thì chọn các thầy cô giáo tổ trưởng chuyên môn có năng lực chuyên môn giỏi, nhiệt tình, tâm huyết làm chủ nhiệm CLB. Trước mắt, nhà trước tiến hành thành lập các CLB như: CLB nghiên cứu khoa học, CLB Toán học, CLB Văn học. Khi các CLB đã đi vào hoạt động có chất lượng thì có thể thành lập thêm các CLB môn học khác.

Nếu là các CLB vui chơi, giải trí thì nhà trường chọn các thầy cô giáo trẻ có năng khiếu, thế mạnh về văn nghệ, thể thao nhiệt tình, sôi nổi, có khả năng về công tác phong trào làm chủ nhiệm CLB. Trước mắt, nhà trường có thể thành lập

các CLB như: CLB Nghệ thuật, CLB Thể thao.

Các CLB cần thành lập được chủ nhiệm gồm những người năng động, nhiệt tình và phân công nhiệm vụ cụ thể như chủ nhiệm, phó chủ nhiệm, thư kí CLB. Ban chủ nhiệm cần lên được kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch thường xuyên, liên tục. Các CLB phải tuyên truyền, vận động, tập hợp được đông đảo các em học sinh tham gia, có nội dung sinh hoạt phong phú hấp dẫn, có hoạt động thường kì và tổ chức những cuộc thi, những cuộc hội thảo. Nếu là các CLB nghiên cứu khoa học và môn học thì phải tạo được không khí học tập sôi nổi với các buổi sinh hoạt chuyên đề mà các em học sinh được công bố những ý tưởng, những công trình khoa học, được trao đổi, chia sẻ những phương pháp học tập hiệu quả. Nếu là các CLB giải trí thì phải tạo được

không khí hứng khởi lành mạnh với những buổi sinh hoạt, những hoạt động vui chơi bổ ích mà các em được thỏa sức sáng tạo, thư giãn.

Nhà trường phải cử được đại diện giám sát theo dõi và thường xuyên tạo điều kiện, vận động được các tổ chức trong và ngoài nhà trường quan tâm ủng hộ đẻ các CLB duy trì được hoạt động một cách có hiệu quả. Với các thầy cô giáo tham gia vào Ban chủ nhiệm các CLB, nhà trường cần có những chế độ phù hợp để họ nhiệt tình tham gia.

Khi tổ chức các hoạt động, thành lập các câu lạc bộ, các cán bộ, giáo viên thực hiện cần kết hợp với Đoàn thanh niên và các thầy cô chủ nhiệm, thầy cô bộ môn tìm hiểu, động viên và cuốn hút sự tham gia của đông đảo học

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)