Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa gia đình, nhà trường

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 86)

xã hội

3.2.2.1. Mục tiêu

Biện pháp này nhằm kết nối, huy động sức mạnh của nhà trường, gia đình và xã hội trong việc trao đổi thông tin, nắm bắt hiện trạng, kịp thời ngăn chặn, uốn nắn những hành vi lệch chuẩn của học sinh đồng thời cùng kết hợp để hình thành những chuẩn hành vi và thói quen chuẩn hành vi cho các em.

3.2.2.2. Nội dung

Tổ chức và quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình, giữa nhà trường với cộng đồng xã hội trong hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn.

3.2.2.3. Cách thức tiến hành

Tổ chức quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình

Đầu năm học, Ban giám hiệu phải cử một đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách công tác an ninh trật tự và giáo dục đạo đức lối sống cho học sinh. Nhà trường tổ chức họp phụ huynh, thành lập Hội cha mẹ học sinh toàn trường bao gồm các đại diện cho phụ huynh của các lớp, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Đại diện Ban giám hiệu và Hội cha mẹ học sinh tổ chức cuộc họp đầu năm, lên kế hoạch hoạt động, lên chương trình phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc giáo dục đạo đức cho học sinh nói chung và giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn nói riêng.

Nhà trường tiến hành cho các phụ huynh đăng kí sổ liên lạc điện tử và tổ chức quản lý hoạt động phần mềm này cho thật hiệu quả. Khi học sinh nghỉ học, hoặc có những biểu hiện lệch chuẩn đều có thông tin cập nhật kịp thời đến phụ huynh học sinh.

Nhà trường yêu cầu các giáo viên chủ nhiệm lên kế hoạch chủ động liên hệ với gia đình khi học sinh vi phạm những nội quy, quy định của nhà trường nhiều lần hoặc có hành vi lệch chuẩn cần kịp thời uốn nắn. Trong sổ chủ nhiệm của giáo viên cần có đầy đủ số điện thoại hoặc địa chỉ liên lạc của gia đình học sinh, có danh sách những học sinh cần giúp đỡ, có phần theo dõi, đánh giá sự tiến bộ của các em.

Tổ chức Đoàn thanh niên thưòng xuyên theo dõi việc thực hiện các nề nếp của học sinh như đi học chuyên cần, ăn mặc, để đầu tóc phù hợp với chuẩn mực của học sinh và kịp thời nắm bắt, phát hiện các hành vi lệch chuẩn của các em như hút thuốc lá, bỏ giờ, trốn tiết, đánh nhau, cờ bạc, yêu đương không lành mạnh...kịp thời nhác nhở các em, thông báo với giáo viên chủ nhiệm, nếu thấy mức độ cần thiết thì giáo viên chủ nhiệm cần kịp thời liên lạc với gia đình để thông báo. Những trường hợp cần xử lý kỷ luật, nhà trường thành lập Hội đồng kỷ luật, mời các thành viên trong Hội đồng kỷ luật, giáo viên chủ nhiệm, phụ huynh học sinh và học sinh đến để trao đổi, bàn bạc, thống nhất hình thức kỷ luật phù hợp sao cho vừa đảm bảo tính giáo dục, vừa giữ vững được kỷ cương của nhà trường, vừa thấu lý, vừa đạt tình.

Một mặt nhà trường cần chỉ ra cho các bậc cha mẹ học sinh những khả năng ưu thế đặc biệt của giáo dục gia đình, đặc biệt giúp cho họ ý thức được một cách sâu sắc mục tiêu giáo dục của nhà trường, mục tiêu giáo dục đạo đức cho học sinh và mục tiêu giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn.

Mặt khác với tư cách là một chủ thể giáo dục, giáo dục gia đình mà tiêu biểu là các bậc cha mẹ học sinh có trách nhiệm chủ động phối hợp với nhà trường trong việc chăm lo các điều kiện cho học sinh và tổ chức các hoạt động giáo dục, hiểu rõ trách nhiệm của gia đình, tránh tình trạng khoán trắng cho nhà trường hoặc tự đề ra những yêu cầu giáo dục đi ngược lại mục tiêu giáo dục.

Để thực hiện nội dung trên, gia đình cần thực hiện các nhiệm vụ phối hợp với nhà trường sau đây:

- Gia đình cần chủ động tìm hiểu thông qua nhà trường để nắm vững mục tiêu, nội dung chương trình giáo dục, nắm vững các quy định của nhà trường đối với học sinh, các quy chế phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội.

- Tham gia cùng nhà trường tổ chức một số hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp, hoạt động ngoại khoá theo khả năng, điều kiện cho phép.

- Giúp đỡ, động viên thầy cô giáo, nhất là các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy, làm công tác chủ nhiệm lớp con em mình học tập.

- Tham gia đầy đủ các buổi trao đổi về học tập, rèn luyện của học sinh mà giáo viên chủ nhiệm hoặc nhà trường yêu cầu triệu tập.

Việc phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn nói riêng và giáo dục toàn diện cho học sinh nói chung được thực hiện và có hiệu quả tốt khi:

- Các bậc cha mẹ học sinh có nhận thức đúng đắn về trách nhiệm của gia đình trong việc phối hợp với nhà trường để quản lý, giáo dục con em mình, không bao che những thiếu sót của con em mình khi ở trường và khi ở nhà.

- Thống nhất với nhà trường về mục tiêu, phương pháp giáo dục.

- Hàng ngày, dành thời gian cần thiết cho việc chăm sóc, giúp đỡ, kiểm tra con em về mọi mặt để kịp thời động viên khi con tiến bộ và uốn nắn những sai lệch trong học tập, sinh hoạt của con cái, đặc biệt là phải lắng nghe tâm tư nguyện vọng, quan tâm đến những mối quan hệ của con mình một cách hợp lý.

- Trân trọng và giữ uy tín cho đội ngũ các thầy cô giáo và nhà trường, nhất là các thầy cô giáo trực tiếp dạy dỗ con em mình, các thầy cô giáo còn trẻ kinh nghiệm giảng dạy giáo dục chưa nhiều. Đối với các bậc cha mẹ học sinh có địa vị xã hội cao càng cần chú ý đến điều này.

Trong phối hợp giáo dục với gia đình, nhà trường cần trao đổi tư vấn để phụ huynh thấy được tầm quan trọng của việc xây dựng nếp sống gia đình,

giúp trẻ tham gia công việc trong gia đình, giáo dục truyền thống tình cảm cho con cái và sự gương mẫu của người lớn.

Tổ chức quản lý hoạt động phối hợp giữa nhà trường với cộng đồng, xã hội

Việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn không thể thiếu sự phối hợp của cộng đồng xã hội đặc biệt là của chính quyền địa phương và các lực lượng xã hội. Nhà trường phải chủ động gặp gớ, bàn bạc với chính quyền địa phương và các tổ chức, lực lượng trên địa bàn xây dựng mối liên hệ thường xuyên trong việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn. Chính quyền địa phương cần đảm bảo một môi trường xã hội trong sạch cho trẻ em, cho học sinh trên địa bàn bằng những việc làm thiết thực như giữ vững an ninh trật tự, làm tốt công tác ngăn chặn, đẩy lùi các tệ nạn xã hội, có những quy định về khu vui chơi, giải trí cho người lớn, dẹp bỏ các tụ điểm ăn chơi, các quán internét quá gần trường học.

Nhà trường kết hợp với chính quyền địa phương tổ chức các hoạt động xã hội có ý nghĩa cho học sinh tham gia như chăm sóc đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ, thăm hỏi, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng, lao động công ích giúp địa phương, thăm các di tích lịch sử, văn hoá, các cảnh đẹp của quê hương.

Nhà trường chủ động xây dựng Cụm liên kết an ninh giữa nhà trường và công an các xã có học sinh học tại trường. Chuẩn bị bước vào năm học mới, trường tổ chức hội nghị Cụm liên kết an ninh, trao đổi, đánh giá về tình hình an ninh trật tự trong nhà trường và trong khu vực trong thời gian vừa qua, dự báo tình hình sắp tới, những biểu hiện lệch lạc về hành vi của học sinh rồi phân công nhiệm vụ, thông qua kế hoạch làm việc của cụm từng tháng và cả năm học. Nhiệm vụ của cụm liên kết là thường xuyên theo dõi những biểu hiện lệch lạc hành vi của học sinh, kịp thời trao đổi thông tin hai chiều về học sinh có nhiều lệch chuẩn trong hành vi, cùng phối hợp ngăn chặn và giải quyết các vụ việc của học sinh nhà trường trên địa bàn.

Phối hợp với công an huyện nhà trong việc tuyên truyền pháp luật, tổ chức những buổi học tập luật an toàn giao thông theo từng năm học, giải quyết những vụ việc vi phạm pháp luật của học sinh trong trường.

Phối hợp với Trung tâm sức khoẻ sinh sản của huyện Phù Cừ và của tỉnh Hưng Yên tổ chức các buổi sinh hoạt, giao lưu, tư vấn cho học sinh để các em có những hiểu biết cần thiết trong việc bảo vệ sức khoẻ và xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, văn minh.

Phối hợp với tổ chức Đoàn các xã và huyện Phù Cừ trong việc cuốn hút học sinh vào những hoạt động có ý nghĩa của tuổi trẻ như tham gia các cuộc thi tìm hiểu về truyền thống của Đoàn, về các tấm gương tiêu biểu của thanh niên các thế hệ, phong trào thanh niên tình nguyện, phong trào học tập vì ngày mai lập nghiêp...

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)