Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác giáo dục học sinh có

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 99)

3.2.6. Tăng cường kiểm tra đánh giá công tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn lệch chuẩn

3.2.6. 1.Mục tiêu

Kiểm tra, đánh giá công tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn nhằm nắm bắt được thực trạng việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn đang diễn ra như thế nào, các biện pháp giáo dục đang thực hiện đạt hiệu quả ra sao để từ đó có những điều chỉnh kịp thời góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường.

3.2.6. 2.Nội dung

Tổ chức thực hiện việc kiểm tra định kì, kiểm tra đột xuất về việc thực hiện hoạt động GDHSCHVLC của các lực lượng tham gia và kịp thời đánh giá, điều chỉnh.

3.2.6.3. Cách thức thực hiện

Ngay từ đầu năm học, nhà trường phải xây dựng được kế hoạch, nội dung kiểm tra đánh giá đối với các lực lượng tham gia GDHSCHVLC

Khi bước vào năm học, nhà trường cần có phiếu điều tra lớp học để giáo viên chủ nhiệm phản ánh thực trạng học sinh của lớp mình. Trong phiếu điều tra, cần quan tâm đến những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt cần được chú ý, những học sinh có những biểu hiện chưa ngoan.

Giáo viên chủ nhiệm phải lập kế hoạch chủ nhiệm, có sổ chủ nhiệm. Trong kế hoạch và sổ chủ nhiệm của giáo viên cần phải có phần theo dõi những học sinh cá biệt, có ghi chép cụ thể những lỗi vi phạm và những tiến bộ của học sinh theo từng tuần, từng tháng, có những dự kiến về phương pháp, cách thức giáo dục với từng học sinh, có những thông tin liên lạc với gia đình học sinh và thông tin về những lần gặp gỡ, trao đổi giữa giáo viên chủ nhiệm với phụ huynh học sinh, có phần xếp loại hạnh kiểm học sinh và xếp loại thi đua của lớp theo từng tháng. Nhà trường thường xuyên kiểm tra sổ chủ nhiệm của giáo viên để nắm bắt được mức độ quan tâm của giáo viên với việc uốn nắn, giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn và mức độ xếp loại hạnh kiểm, mức độ tiến bộ của tập thể lớp. Khi kiểm tra, cần nhận xét đánh giá và có ý kiến chỉ đạo, thúc đẩy, tư vấn.

Trong các buổi họp giao ban, nhà trường yêu cầu các giáo viên phản ánh tình hình của lớp và những hiện tượng vi phạm nội quy, nề nếp của học sinh lớp mình. Nếu cần thiết, nhà trường sẽ định hướng và giúp giáo viên có những biện pháp kịp thời, thậm chí lập hội đồng kỷ luật học sinh nếu thấy mức độ vi phạm nghiêm trọng.

Cuối kì, cuối năm, nhà trường cần kiểm tra việc xếp loại hạnh kiểm học sinh của giáo viên chủ nhiệm. Giáo viên dự kiến xếp loại trên cơ sở theo dõi của bản thân và phản hồi từ phía các giáo viên bộ môn, các học sinh trong lớp. Sự đánh giá phải khách quan, mang tính giáo dục. Trên cơ ở dự kiến của giáo viên chủ nhiệm, nhà trường xem xét, góp ý, trao đổi, xét duyệtviệc xếp loại của giáo viên đối với học sinh có hành vi lệch chuẩn để tránh bao che hoặc trù dập. Nếu thấy kết quả đạo đức của một tập thể lớp có những vấn đề

tiêu cực, nhà trường cần phải có biện pháp tác động kịp thời đối với công tác giáo viên chủ nhiệm. Nếu tập thể lớp có nhiều tiến bộ, có nhiều học sinh cố gắng rèn luyện khắc phục được những hành vi lệch chuẩn nhà trường cần kịp thời biểu dương, khen thưởng

Với các giáo viên dạy bộ môn

Nhà trường thường xuyên trực ban theo dõi bao quát các lớp học và kiểm tra đột xuất để phát hiện những giờ học có nhiều học sinh làm việc riêng, mất trật tự, bỏ giờ...kịp thời góp ý, trao đổi giúp giáo viên nâng cao ý thức quản lý, giáo dục học sinh. Nhà trường cũng thường xuyên dự giờ, kiểm tra giáo án của giáo viên trong đó chú ý đến việc tích hợp, liên hệ thực tế để giáo dục ý thức, đạo đức cho học sinh.

Với Đoàn thanh niên

Đầu năm học, Đoàn trường phải kiện toàn bộ máy, phân công nhiệm vụ và đi vào hoạt động. Đoàng trường phải xây dựng được kế hoạch hoạt động, thành lập đội thanh niên cờ đỏ, xây dựng được những nội quy, quy định, tiêu chí đánh giá, theo dõi việc thực hiện nội quy của học sinh, xếp loại thi đua các lớp theo từng tuần, từng tháng, từng học kì và cả năm học. Với những học sinh thường xuyên vi phạm nội quy, có nhiều hành vi lệch chuẩn và có xu hướng tiêu cực Đoàn trường phải kịp thời nhắc nhở, uốn nắn, giáo dục, lập danh sách, thông báo với nhà trường, liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để thông báo với phụ huynh học sinh. Trong các buổi họp giao ban với nhà trường, với các giáo viên chủ nhiệm và các giờ chào cờ đầu tuần, Đoàn trường phải thông báo kết quả xếp loại hàng tuần của các lớp, phê bình, nhắc nhở các học sinh và các tập thể lớp chưa thực hiện tốt nề nếp của trường, biểu dương các cá nhân và tập thể có nhiều tiến bộ. Nhà trường phải thường xuyên theo dõi việc chấm trực, đánh giá, xếp loại của Đoàn trường để kịp thời điều chỉnh, hỗ trợ.

Việc kiểm tra đánh giá của nhà trường phải linh hoạt đa dạng, có kiểm tra định kì, có kiểm tra đột xuất. Việc kiểm tra phải được duy trì liên tục và có tính giáo dục, thúc đẩy. Việc khen thưởng, trách phạt phải công tâm, khách quan và kịp thời. Nhà trường phải cử một đồng chí phó hiệu trưởng phụ trách công tác kiểm tra, đánh giá việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn.

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)