tầm quan trọng của công tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của CBQL, GV, PHHS về mục tiêu của công tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Phù Cừ, tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 125 CBQL, GV và PHHS của
nhà trường với nội dung câu hỏi: "Theo đồng chí, mục tiêu của việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn là gì?". Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.9: Nhận thức của cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh về mục tiêu giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trƣờng THPT Phù Cừ
TT Mục tiêu Kết quả
SL tỉ lệ % 1 Cung cấp và củng cố cho học sinh các chuẩn mực
đạo đức, chuẩn mực hành vi
118 94,4 2 Uốn nắn các hành vi lệch chuẩn của học sinh 119 95,2 3 Rèn cho học sinh thói quen thực hiện hành vi chuẩn 120 96
Để tìm hiểu thực trạng nhận thức của cán bộ giáo viên và phụ huynh nhà trường về tầm quan trọng của việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn, tôi tiến hành dùng phiếu hỏi đối với 125 người với câu hỏi: "Theo đồng chí, việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn hiện nay có cần thiết không". Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.10: Thực trạng nhận thức của cán bộ, giáo viên và phụ huynh học sinh về mức độ cần thiết của giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn
TT Mức độ cần thiết Kết quả SL tỉ lệ % 1 Rất cần thiết 64 51,2 2 Cần thiết 50 40 3 Bình thường 11 8,8 3 Không cần thiết 0 0
Kết quả khảo sát cho ta thấy các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh : Phần lớn đều có nhận thức đầy đủ về mục tiêu của giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn là cung cấp và củng cố cho học sinh các chuẩn mực xã hội, giáo dục thái độ, tình cảm đúng đắn và rèn luyện các hành vi chuẩn mực cho học sinh học sinh có niềm tin đạo đức, biết hướng tới chân, thiện, mỹ; rèn luyện hành vi ứng xử, giao tiếp phù hợp với các chuẩn đạo đức. Hầu hết cán bộ giáo viên và phụ huynh nhà trường cũng đã nhận thức được sự cần thiết của việc giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn trong bối cảnh hiện nay. Trong 125 người được hỏi thì không có ý kiến nào cho rằng công tác này là không cần thiết. Tuy nhiên, số người cho rằng công tác này là rất cần thiết thì chưa thực sự cao.
2.4.2.Thực trạng về thực hiện các nội dung của công tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Phù Cừ trong những năm gần đây
Để tìm hiểu thực trạng về việc thực hiện các nội dung của công tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn trong 3 năm học gần đây ở trường THPT Phù Cừ, chúng tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi đối với 75 cán bộ, giáo viên của nhà trường với nội dung câu hỏi: “Theo đồng chí, khi giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn, các lực lượng giáo dục của nhà trường đã thực hiện các nội dung dưới đây như thế nào?”. Kết quả điều tra như sau:
Bảng 2.11: Đánh giá của cán bộ, giáo viên về việc thực hiện nội dung giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trƣờng THPT Phù Cừ
TT Các nội dung giáo dục
Thường xuyên Không thường xuyên Không thực hiện Số ý kiến tỉ lệ % Số ý kiến tỉ lệ % Số ý kiến tỉ lệ %
1 Các nội quy, quy định của nhà trường 72 96 3 4 0 0 2 Các chuẩn mực ngôn ngữ và
hành vi ứng xử của học sinh 56 74,6 15 20 4 5,4 3 Những hậu quả và tác hại của
hành vi lệch chuẩn 73 97,3 2 2,7 0 0 4 Những nguy cơ, hiểm họa của tuổi trẻ học đường 63 84 10 13,3 2 2,7
5 Truyền thống của nhà trường, của quê hương 48 64 15 20 11 16 6 Những kiến thức về pháp luật 13 17,3 43 57,3 19 25,4 7 Những kiến thức về tâm, sinh lý lứa tuổi 15 20 47 62,6 13 17,4 8 Những kỹ năng sống, giá trị sống cần thiết của học sinh 33 44 38 50,6 4 5,4
Qua khảo sát và qua trao đổi với cán bộ, giáo viên và các em học sinh và qua thực tế quản lý nhà trường cho thấy các nội dung giáo dục nhằm hình thành chuẩn hành vi và uốn nắn các hành vi lệch chuẩn cho học sinh trong nhà trường những năm qua đã được quan tâm. Tuy nhiên các nội dung giáo dục chưa được quan tâm một cách đồng bộ. Các nội quy về nề nếp học đường, các chuẩn mực về ngôn ngữ và hành vi ứng xử của học sinh, tác hại của hành vi lệch chuẩn, những nguy cơ hiểm họa đối với học sinh đã được các thầy cô, các lực lượng giáo dục của nhà trường chú ý phân tích, nhắc nhở khi giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn. Tuy nhiên, một số nội dung chưa được nhà trường quan tâm một cách thỏa đáng, nhất là những nội dung mang tính thời đại, là những đòi hỏi mới của nhà trường nhằm giảm nguy cơ lệch chuẩn của học sinh. Các kĩ năng và giá trị sống, các kiến thức về tâm sinh lý lứa tuổi, các giá trị truyền thống, các kiến thức về pháp luật chưa được thực hiện thường xuyên. Sở dĩ những nội dung này chưa thực sự được quan tâm vì nó khá mới mẻ so với những nội dung có tính truyền thống, sự nhận thức, hiểu biết của các lực lượng giáo dục về những kiến thức này còn hạn chế và vì dung lượng thời gian của nhà trường dành cho việc giáo dục đạo đức của học sinh còn eo hẹp.
2.4.3 Thực trạng về thực hiện các phương pháp giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Phù Cừ trong những năm gần đây
Để tìm hiểu thực trạng thực hiện các nội dung của công tác giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn trong 3 năm học gần đây ở trường THPT Phù
Cừ, tôi tiến hành điều tra bằng phiếu hỏi. Với cán bộ, giáo viên, tôi hỏi 75 đồng chí với câu hỏi: “Theo đồng chí, các phương pháp giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường THPT Phù Cừ được thực hiện như thế nào?”. Kết quả như sau:
Bảng 2.12: Đánh giá của cán bộ, giáo viên về phương pháp giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn
TT Các phương pháp
Việc thực hiện Hiệu quả
Thường xuyên Chưa thường xuyên Chưa thực hiện Hiệu quả cao Hiệu quả thấp Chưa hiệu quả SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL % SL TL %
1 Yêu cầu sư
phạm 71 95 4 5 0 0 25 33 40 54 10 13 2 Giảng giải 68 91 7 9 0 0 43 57 27 36 5 7 3 Tạo dư luận
tập thể 56 75 17 22 2 3 57 76 13 17 5 6 4 Giao công việc 7 9 53 71 15 20 18 24 48 64 9 12 5 Đàm thoại, tranh luận 15 20 42 56 18 24 28 37 39 52 8 11 6 Nêu gương 63 84 10 13 2 3 32 43 36 48 7 9 7 Thi đua, khen
thưởng 5 7 34 45 36 48 24 32 40 53 11 15 8 Kỷ luật, trách
Qua khảo sát, trao đổi với cán bộ, giáo viên, học sinh nhà trường và qua thực tế, tôi thấy, các lực lượng giáo dục hay sử dụng các biện pháp đòi hỏi, giảng giải, khuyên răn, trách phạt, kỷ luật để tác động vào nhận thức của học sinh là chính. Theo phiếu điều tra thì phương pháp trách phạt, kỷ luật được sử dụng với tần suất rất cao nhưng hiệu quả thì lại thấp. Phương pháp nêu gương được sử dụng nhiều nhưng hiệu quả lại chưa cao vì khi nêu gương, thầy cô và cha mẹ thường so sánh các em học sinh có hành vi lệch chuẩn với những học sinh ưu tú nhưng cách so sánh không khéo léo khiến các em dễ bị tổn thương, tự ái. Các phương pháp đàm thoại, tranh luận, giao công việc, thi đua khen thưởng ít được sử dụng dù tỷ lệ hiệu quả so với tần suất thực hiện là khá cao. Trong suy nghĩ của không ít thấy cô và các bậc phụ huynh thì học sinh có hành vi lệch chuẩn tranh luận, hỏi lại giáo viên, bố mẹ là hỗn láo, ngang bướng. Nhiều giáo viên rất định kiến với các em, không tin tưởng các em nên không bao giờ giao công việc của tập thể, không nhìn thấy sự tiến bộ của các em dù rất nhỏ nên không kịp thời khen ngợi, động viên các em. Không ít các bậc phụ huynh và các thầy cô giáo chưa thực sự quan tâm, lắng nghe và chia sẻ với những học sinh có hành vi lệch chuẩn. Cá biệt, có một số phụ huynh còn đánh đập, chửi bới con em mình khi các em có lỗi, được nhà trường thông báo về gia đình; có một số giáo viên còn dùng những lời chỉ trích nặng nề khiến các em luôn mặc cảm về bản thân và ngầm chống đối lại thầy cô.