Những mặt hạn

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 74)

Về nhận thức,vẫn còn một số bộ phận nhỏ cán bộ quản lý, giáo viên chưa có nhận thức đúng và chưa thực sự quan tâm đến công tác GDHSCHVLC. Việc hình thành các chuẩn mực cho học sinh chủ yếu là bằng con đường nhận thức(lý luận) mà chưa chú trọng đến việc rèn luyện ý chí, thái độ và hành vi cho học sinh. Các hình thức tổ chức GD tuy có đa dạng, nhưng nội dung còn quá nghèo nàn, dập khuôn, không đổi mới, phương pháp chưa phù hợp nên chưa uốn nắn kịp thời những hành vi sai lệch của học sinh. Việc giáo dục đạo đức, lối sống, hành vi cho học sinh thông qua các bài học trên lớp tuy đã được thực hiện nhưng chưa đồng bộ, chưa đưa vào tiêu chí đánh giá giờ dạy. Môn GDCD chưa được chú trọng thích đáng.

Việc tổ chức bồi dưỡng, nâng cao nhận thức cho các chủ thể tham gia GDHSCHVLC chưa thực sự hiệu quả. Việc tổ chức bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho phụ huynh trong việc phối hợp với nhà trường nhằm giáo dục học sinh chưa được quan tâm thỏa đáng .

BGH còn chưa quan tâm đúng mức đến công tác quản lý GDHSCHVLC. Nội dung, hình thức GDHSCHVLC còn chưa phong phú, hấp dẫn, chưa thiết thực, còn mang tính bề nổi, thiếu bề sâu nên chưa lôi cuốn được những học sinh có hành vi lệch chuẩn tham gia. Các biện pháp giáo dục HSCHVLC còn đơn điệu, thiếu linh hoạt, mềm dẻo, chưa mang tính thuyết phục cao.

Quy trình quản lý công tác GDHSCHVLC chưa rõ ràng, chưa xây dựng được cơ chế phối hợp đồng bộ giữa GVCN, GVBM và các tổ chức khác trong nhà trường để thực hiện công tác GDHSCHVLC. Việc phối hợp với các lực lượng giáo dục ở ngoài nhà trường còn thiếu chủ động, chưa kịp thời.

Chưa có các biện pháp chủ động phát hiện sớm những học sinh có hành vi lệch chuẩn để phân công quản lý, giáo dục. Chỉ đến khi học sinh có hành vi

lệch chuẩn trở thành hệ thống và thường xuyên mới được quan tâm. Đến khi đó, cách giáo dục lại cứng nhắc, chưa thực sự thuyết phục.

Việc kiểm tra đánh giá chưa tập trung vào các hoạt động GDHSCHVLC của các tổ chức, cá nhân trong nhà trường, chưa thường xuyên coi trọng đúng mức kiểm tra đánh giá chuyên sâu về các hoạt động GDHSCHVLC và chưa gắn chặt các hoạt động này với công tác khen thưởng, kỷ luật cán bộ, giáo viên và học sinh. Chủ yếu sơ kết, tổng kết chỉ thông qua sinh hoạt động dưới cờ, sinh hoạt động bằng những khen, chê theo vụ việc.

Sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục còn chưa kịp thời, thường xuyên, liên tục, đặc biệt là phối hợp với gia đình học sinh. Trên thực tế, lâu nay, sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường trong việc GDHS không còn chặt chẽ như những năm trước. Sự lỏng lẻo của mối quan hệ này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, song do cả hai phía giáo viên và PHHS. phần lớn PHHSchỉ gặp gỡ GVCN trong 3 buổi họp phụ huynh .Không ít PHHS không trò chuyện với cô giáo của con, thậm chí không biết thầy cô giáo chủ nhiệm của con tên gì. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lí hoạt động GDHSCHVLC. Công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội , giữa BGH và Ban đại diện PHHS của trường, GVCN với Ban đại diện PHHS của lớp còn chưa được quản lí một cách bài bản.

Kinh phí cho những hoạt động GDNGLL, GDHSCHVLC và những người tham gia còn hạn chế. Cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ cho các hoạt động của Đoàn thanh niên còn eo hẹp. Vì vậy những hoạt động này chưa được tổ chức thường xuyên, chất lượng hoạt động chưa cao.

2.7. Thuận lợi, khó khăn trong quản lý giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trƣờng THPT Phù Cừ - Hƣng Yên trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Quản lý hoạt động giáo dục học sinh có hành vi lệch chuẩn ở trường Trung học phổ thông Phù Cừ, tỉnh Hưng Yên (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)