Từ góc độ hiệu quả xã hội và tâm lý, nó là nguyên tắc cấu tạo quan trọng nhất của cấu tạo uyển ngữ. Nó yêu cầu uyển ngữ sáng tạo ra môi trường giao tiếp lịch sự hữu hảo. Hài lòng không có ý nghĩa hẹp chỉ đơn thuần làm cho người khác vui, mà ở một mức độ nào đó dùng chỉ đem lại cho nguời khác thiện cảm, hoặc giảm nhẹ sự khó xử cho người khác, chú ý đến thể diện của người khác, cũng đồng thời thể hiện sự có văn hóa lịch sự của người nói.
Nguyên tắc hài lòng của uyển ngữ được thấy rõ thông qua bốn tiêu chuẩn dưới đây
1)Khoan dung đồng tình
Có khả năng hấp dẫn đối phương hoặc giảm thiểu độ khó cho mọi người, giữ lịch sự cho người khác, và biểu lộ người nói có giáo dục và lịch thiệp, cũng tức là một cách lượng thứ, khéo léo, đồng tình. Đối với một số hiện tuợng xã hội, người ta không dùng ngôn ngữ trực tiếp mà dùng uyển ngữ, làm đẹp ngôn từ, chỉ là một kiểu tâm lý khoan dung độ lượng. ở đây, chúng tôi tập trung vào khảo sát uyển ngữ liên quan đến vấn đề li hôn. Theo lịch sử truyền thống Trung Quốc, trong trung hiếu tiết nghĩa忠?孝节Ú义? thì có ba mục liên quan đến gia đình. Quan niệm hôn nhân thời phong kiến là父母之命,媒约之言 phụ mẫu chi mệnh, môi ước chi ngôn, đó là một quy định tàn nhẫn đối với người phụ nữ, hơn cả cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy. 嫁鸡随鸡,嫁狗随狗gả cho gà thì phải theo gà, gả cho chó thì phải theo chó. Sau giải phóng, nam nữ bình đẳng, hôn nhân tự chủ, tình yêu là cơ sở của hôn nhân. Những thập niên 50-70 của thế kỷ 20, người ta coi hôn nhân là không thể thay đổi, li hôn bị coi là phi đạo
phủ định quyết liệt.
Đến thập niên 80 của thế kỷ 20, ý thức về tư tưởng và tiêu chuẩn về đạo đức thay đổi, pháp luật cũng lấy tình cảm làm căn cứ chủ yếu để hôn nhân tiếp tục tồn tại. Hiện tượng li hôn ngày một tăng, ý thức đối với vấn đề li hôn cũng thay đổi, về mặt từ vựng cũng xuất hiện một số uyển ngữ nói về vấn đề li hôn, ví dụ:
离?异?li dị, 分?手?chia tay, 办?手?续?làm thủ tục, 家?庭?解õ体?giải thể gia đình, 单?亲 家?庭?gia đình đơn thân, 半?边 家?庭?gia đình một nửa,...Những từ này đều thể hiện sự đồng tình và tha thứ đối với hiện tượng li hôn.
Những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến li hôn là tình cảm của vợ hoặc chồng thay đổi thậm chí có quan hệ với người khác. Vì thế, nếu trước đây trực tiếp gọi là thông dâm通?奸? thì hiện nay gọi là 婚?外恋 luyến ái ngoài hôn nhân,?
外遇ửgặp ngoài; nếu trươc kia gọi là 奸?夫?,?淫?妇?gian phu dâm phụ thì nay gọi là 第三者ò người thứ ba.
_+) Luôn hướng tới cái đẹp thanh tao.
Một số từ ngữ do đặc điểm không thanh tao, không lịch sự hoặc không nho nhã.Thói quen thông thường không nên trực tiếp nói ra để tránh tạo cho người sự không bằng lòng hoặc gây kích thích cho người nghe, nhất thiết phải lựa chọn và thay đổi ngôn từ nho nhã, cát tường phù hợp với yêu cầu tâm lí. Vốn có một số nội dung ngôn ngữ của thể loại đặc điểm này thông thường có liên quan đến những nội dung như: tử vong, bệnh tật, nguy hiểm, tình dục,v.v.. Ví dụ: 怀 孕mang thai được gọi là 有喜 có tin vui.
+) Hóm hỉnh hài hước
Đối với những lời không dễ nói ra, người ta có thể thay đổi góc độ nói và áp dụng một trạng thái tâm lý hóm hỉnh, dùng những từ có thể thay đổi được, đó cũng là đặc điểm sinh động vốn có. Ví dụ: 光杆?司?令?tư lệnh lẻ loi để chỉ người chưa có gia đình.
4) Khiêm kính (khiêm nhường hoặc kính trọng)
Trong ngôn ngữ giao tiếp có thái độ khiêm nhường hoặc cung kính sẽ khiến người cùng giao tiếp có cảm giác được tôn trọng, từ đó dễ dàng vui vẻ lắng nghe, nhận được hiệu quả tốt đẹp, đồng thời cũng thể hiện người nói có văn hóa. Cách sử dụng phương pháp khiêm kính để biểu đạt uyển ngữ và lễ phép đã có từ lâu đời . Từ cổ xưa, người Trung Quốc đã coi trọng khiêm cung lễ nhường, khiêm tốn là nét đẹp trong truyền thống người Trung Quốc. Khi nói về bản thân thì hay tự hạ thấp mình, và hành vi phải luôn khiêm nhường. Khi dùng để tỏ thái độ tôn trọng đối phương thì nên đề cao. Những uyển ngữ này mang đặc điểm kính cẩn và khiêm tốn, mà khiêm tốn và kính người thì luôn bổ trợ cho nhau, không thể phân ra thành hai mặt, vì khiêm nhường vốn đã thể hiện cung kính với người khác, mà có tôn trọng người khác thì chính là tự khiêm nhường vậy. Ví dụ: xưng mình gọi là啤?酒ặả?bụng bia, xưng người khác thì dùng将
军?肚ầbụng sĩ quan cao cấp.
_2.2. ĐẶC ĐIỂM CỦA UYỂN NGỮ 2.2.1. Tính có thể chấp nhận
Ngôn ngữ là công cụ giao lưu tư tưởng, trao đổi tình cảm của con người. Trong tiếng Hán, người ta thường dùng uyển ngữ để giữ thể diện và lợi ích lớn nhất có thể cho người nghe, đồng thời phải khiến người nghe hiểu được ý mình muốn nói. Vì thế uyển ngữ tiếng Hán thường dùng cách nói quá sự thật và nói giảm sự thật trong phạm vi có thể chấp nhận được để thể hiện. Trong cuộc sống, người ta thường không nói thẳng vào những thiếu sót của người khác mà cố ý dùng cách nói hay hơn để thể hiện. Ví dụ dùng 丰?满?, 富?态?đầy đặn, phúc hậu để biểu thị một người quá béo; 苗?条?, 清?秀 thanh mảnh, thanh tú để biểu thị một người quá gầy, hoặc nói小?气?người hà tiện thành 节Ú约?tiết kiệm, 胆?小?nhát gan thành 谨ữ?ữ thận trọng, dùng từ 老?实thật thà thay cho愚?笨, 不?聪?明?ngốc ngếch, không thông minh _, Cách dùng từ như
thế này chắc chắn sẽ để lại ấn tượng tốt đẹp trong lòng người nghe. Trong tiếng Hán, ngoài một số lượng lớn uyển ngữ mỹ hoá sự thật ra còn có rất nhiều uyển ngữ nói giảm sự thật. Ví dụ: người ta thường dùng 脚Å 有点不? 方?便 chân đi lại không tiện để thay cho 玻足 khoèo chân, 多喝?了?几 杯?uống quá vài ly để thể hiện醉?了?uống say rồi, dùng từ 强暴cưỡng ép
thay cho 强奸?cưỡng dâm, dùng từ chia tay thay cho li hôn, dùng từ không giàu thay cho nghèo. Những uyển ngữ này tránh việc thể hiện trực tiếp gây áp lực với người nghe. Có thể thấy uyển ngữ tiếng Hán tận dụng cách nói uyển chuyển, dễ nghe thay cách nói trực tiếp, không nói chính xác vào điểm chính mà thể hiện thái độ và sự chân thành của người nói. Mục đích của việc làm này là điều hòa quan hệ giữa người với người từ đó thực hiện mục đích giao tiếp. Vì thế có thể nói uyển ngữ tiếng Hán có tính dễ chấp nhận rất lớn.
2.2.2. Tính gián tiếp
Do uyển ngữ tiếng Hán có tính chấp nhận rất lớn nên sự khác biệt lớn nhất của nó với các hiện tượng ngôn ngữ khác được biểu hiện rõ nhất ở đặc trưng gián tiếp của nó. Trong tiếng Hán, để người nghe có thể hiểu được tư tưởng và tình cảm của người nói người ta thường dùng cách khiến cho ngữ nghĩa của uyển ngữ thay đổi. Ví dụ vào thời cổ đại Trung Quốc một trong những đặc điểm của chế độ hôn nhân là chế độ đa thê, nếu như xưng hô thẳng với vợ lẽ là 小? 老?婆vợ nhỏ thì sẽ thể hiện sự khinh thường, khó nghe nên người ta dùng các từ 别室?biệt thất, 侧室?thứ nhất, 二?房phòng nhì để thay thế. Những cách dùng sang tạo của uyển ngữ này là một cách biểu hiện khác của sự thật khách quan. Nó thay thế, hạn chế những cách dùng từ cấm kị, trực tiếp, thô lỗ khác. Ví dụ lúc nói đến quan hệ nam nữ người ta thường dung các từ 那?事chuyện
đó, 房事chuyện phòng the,同房cùng phòng, 同?居?sống chung, 男女?关? 系quan hệ nam nữ. Khi nói đến bộ phận sinh dục của con người thường dung các từ như 那?个?cái đó, 下部bộ phận dưới để thay thế. Các uyển ngữ có
tính mơ hồ thường dùng trong các trường hợp ngoại giao. Ví dụ ý nghĩa của các từ 值得关?注đáng để quan tâm,可以理解có thể hiểu được, 深?表?遗Å
憾?vô cùng đáng tiếc thường là giả giả thật thật, thật thật giả giả. Cách sử dụng từ gián tiếp linh hoạt này chính là ngôn ngữ ngoại giao.
2.2.3. Tính dân tộc
Ngôn ngữ là một hiện tượng xã hội cũng là một loại vật dẫn văn hoá, các quốc gia và dân tộc khác nhau do điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh xã hội khác nhau nên văn hoá và cách sống cũng khác nhau. Vì thế trong các ngôn ngữ khác nhau, uyển ngữ cũng tồn tại những điểm khác biệt. Truyền thống văn hóa lâu đời của dân tộc Hán có ảnh hưởng rộng rãi và sâu sắc đối với uyển ngữ tiếng Hán, rất nhiều uyển ngữ thường có nguồn gốc từ văn hoá hoặc quan niệm truyền thống, chịu ảnh hưởng của lịch sử dân tộc, tập tục tôn giáo, cuộc sống thường ngày, điều kiện địa lý, đã phản ánh quan niệm thẩm mỹ và các quan niệm giá trị của dân tộc Hán. Trung Quốc là một trong những nước có nền văn minh cổ đại nổi tiếng thế giới, trong quan niệm truyền thống của người Hán, người ta rất coi trọng các quan niệm trung dung, hài hoà của nhà Nho. Trong quá trình giao tiếp con người thường hướng đến sự tôn trọng đối phương, giữ phép lịch sự, chú trọng tính hàm súc, hài hoà, vì thế trong tiếng Hán không chỉ có những từ khiêm nhường đề cao đối phương ví dụ như bỉ nhân, tiện nội, tiểu nữ Những uyển ngữ này đã phản ánh tính hàm súc, đề cao sự khiêm nhường của dân tộc Hán. Trong tiếng Hán còn có một số uyển ngữ xuất xứ từ các tác phẩm văn học nổi tiếng, thần thoại, truyền thuyết hoặc truyện ngụ ngôn, sự thật lịch sử. Người ta dùng các từ ngữ mang tính rõ ràng, tính hình tượng độc đáo và đặc sắc để chỉ một sự vậy mới, được xã hội chấp nhận và hình thành uyển ngữ. Ví dụ: 青à 楼?lầu xanh, 黄ặ?êsuối vàng và泰山?thái sơn, 月老?nguyệt lão, 吃?醋 đánh ghen, 绿头巾? khăn xanh, 闭?门羹?, 囊? 中羞涩?. Những từ ngữ mang tính hàm súc sâu sắc, văn hoá dân tộc phong phú.
Chỉ có những người sống trong bối cảnh văn hoá dân tộc Hán thì mới có thể vừa nghe đã hiểu được ý nghĩa thực tế của nó.
2.2.4. Tính thời đại
Cùng với sự tiến bộ của xã hội, những cách nói biểu thị đặc quyền và lễ giáo phong kiến đã không được sử dụng nữa. Ngày nay người ta thường dùng đi, mất, qua đời, an nghỉ, vĩnh biệt, đi xa để thay cho từ chết. Cũng giống như trong quan niệm truyền thống của Trung Quốc thì tiền là một từ được hết sức tránh nói trực tiếp, gần như một khi nhắc đến tiền là sẽ bị người ta coi thường, thậm chí cười nhạo. Vì vậy mà cố nhân vẫn thường dùng nước trắng, chân nhân, vật trắng, bất động tôn v.v để thay cho tiền Trong xã hội hiện đại, tư tưởng quan niệm của con người dù đã có thay đổi rất lớn,nhưng vẫn có khá nhiều cách nói uyển chuyển liên quan đến tiền tài, như lão nhân đầu, đại đoàn kết, công nông binh, hồng bao, phí vất vả, phí lao động v.v. Những uyển ngữ của các thời đại khác nhau này thể hiện những diện mạo lịch sử khác nhau
Tóm lại, uyển ngữ trong tiếng Hán là một thứ hiện tượng ngôn ngữ xuất hiện để thích ứng nhu cầu của xã hội, tự thân nó cũng có những đặc trưng cụ thể. Thông qua những phân tích trên đây đối với uyển ngữ trong tiếng Hán sẽ giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về uyển ngữ tiếng Hán, càng nắm chắc và vận dụng tốt hơn hiện tượng ngôn ngữ này.
2.3. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO UYỂN NGỮ TIẾNG HÁN 2.3.1. Đặc điểm về thành tố cấu tạo
Theo kết quả thống kê từ từ điển uyển ngữ tiếng Hán của Trương Hồng Qúy, tất cả uyển ngữ tiếng Hán có 2574 từ, chia thành 13 chủ đề. Trong đó, Số lượng uyển ngữ được cấu tạo bằng 1 thành tố là 67 đơn vị, chiếm 2,60%. Số lượng uyển ngữ được cấu tạo bằng 2 thành tố là 1848 đơn vị, chiếm 71,72%. Số lượng uyển ngữ được cấu tạo bằng 3 thành tố là 365 đơn vị, chiếm 14,18%.Số lượng uyển ngữ được cấu tạo bằng 4 thành tố là 296 đơn vị, chiếm 11,50%. Không có uyển ngữ được cấu tạo bằng 4 thành tố trở lên. (Xem bảng thống kê
1)Bảng thống kê 1 Số lượng thành tố cấu tạo uyển ngữ
(thống kê từ cuốn “Từ điển uyển ngữ tiếng Hán”)
chủ đề số lượng thành tố cấu tạo
một hai ba bốn tổng số
chết và mai táng 26 615 60 46 747
bệnh tật và tàn tật 0 73 19 11 103
bài tiết và thải ra 4 95 16 2 117
tính dục và sinh đẻ 9 342 92 138 581
bộ phận thân thể và sinh lí 9 100 9 7 125
phạm tội và trừng phạt 3 55 50 25 133
loạn lạc chiến tranh và tai họa 1 100 1 2 104
hôn nhân và gia đình 3 62 34 23 122
quan hệ giao tiếp và xưng hô 11 78 8 10 107
nghề nghiệp,cảnh ngộ 0 170 27 16 213 tiền bạc và kinh tế 1 107 41 13 162 tính cách và tính tình 0 31 3 2 36 tên gọi động thực vật 0 18 5 1 24 tổng số 67 1846 365 296 2574 tổng số (%) 2.60 71.72 14.18 11.50 100
Theo kết quả thống kê từ từ điển uyển ngữ tiếng Hán thực dụng của Vương Nhã Quân, tất cả uyển ngữ tiếng Hán có 4250 từ, chia thành 12 chủ đề. Trong đó, Số lượng uyển ngữ được cấu tạo bằng 1 thành tố là 29 đơn vị, chiếm 0,68%. Số lượng uyển ngữ được cấu tạo bằng 2 thành tố là 1285 đơn vị, chiếm 30,24%. Số lượng uyển ngữ được cấu tạo bằng 3 thành tố là 238 đơn vị, chiếm 5,60%. Số lượng uyển ngữ được cấu tạo bằng 4 thành tố là 1498 đơn vị, chiếm 35,25%. Số lượng uyển ngữ được cấu tạo bằng 5, 6, 7, 8 thành tố lần lược là: 141đơn vị, 89 đơn vị, 75 đơn vị, 600 đơn vi. Số lượng uyển ngữ được cấu tạo bằng 9 thành tố trở lên là 295 đơn vị. Có thể nói chiếm nhiều nhất là loại uyển
ngữ có 4 thành tố.(xem bảng thống kê 2)
Bảng thống kê 2 Số lượng thành tố cấu tạo uyển ngữ
(thống kê từ cuốn “Từ điển uyển ngữ tiếng Hán thực dụng”)
chủ đề một hai ba bốn năm sáu bẩy tám
tám trở lên tổng số lễ phép lẫn nhau 1 406 1 174 1 2 3 44 6 638 khích lệ tán dương 2 73 8 329 2 5 8 35 36 498 điều kiện bối cảnh 5 150 17 123 17 11 3 19 30 375 khuyên nhủ phê bình 0 1 1 187 25 19 30 81 129 473 vật xưng hô 16 252 29 5 0 0 0 0 0 302 tâm tư tình cảm 0 45 2 94 0 0 1 176 23 341 sinh lí cơ thể 0 57 49 119 36 21 9 1 1 293 xưng hô chức vị 0 161 35 36 30 15 5 4 1 287 xử sự bên ngoài 1 60 31 38 5 0 0 0 0 135 tính cách khuyết điểm 4 67 62 136 19 9 2 1 0 300 thưởng thức bình phẩm 0 13 3 146 2 0 1 166 10 341 phúng viếng thăm hỏi 0 0 0 111 4 7 13 73 59 267 tổng số 29 1285 238 1498 141 89 75 600 295 4250 tổng số(%) 0.68 30.24 5.60 35.25 3.32 2.09 1.76 14.12 6.94
Theo kết quả thống kê hai cuốn từ điển: từ điển uyển ngữ tiếng Hán và từ điển uyển ngữ tiếng Hán thực dụng, tất cả uyển ngữ tiếng Hán có 6824 từ, trong đó, uyển ngữ có 2 thành tố cấu tạo chiếm 45,88%, gần một nửa(3131 từ). sau đó là uyển ngữ có 4 thành tố cấu tạo, chiếm 26,29%(1794 từ). Loại uyển ngữ có 7 thành tố có số lượng ít nhất, chỉ có 75 từ, chiếm 1,10%. (Xem bảng thống kờ 3).
Bảng thống kê 3:
Đối chiếu thành tố cấu tạo uyển ngữ giữa hai cuốn từ điển “Từ điển uyển ngữ tiếng Hán” và“Từ điển uyển ngữ tiếng Hán thực dụng”
Số lượng thành tố cấu tạo từ điển uyển ngữ tiếng Hán từ điển uyển ngữ tiếng Hán thực dụng