Uyển ngữ sử dụng trong sinh hoạt xã hội

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán và cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt (Trang 68)

Trong các sinh hoạt hàng ngày, uyển ngữ xuất hiện ở nhiều lĩnh vực giao tiếp khác nhau. Ngôn ngữ cấm kị là nguyên nhân căn bản nhất sản sinh ra uyển ngữ. Bất cứ ngôn ngữ nào cũng đều có một số kiêng kị, đều có một số sự vật

hiện tượng mà người ta không muốn nói thẳng ra, thế là sản sinh ra uyển ngữ, tức là dùng thứ ngôn ngữ dễ nghe, hàm súc, làm cho người nghe ít bị động chạm, ám chỉ hoặc ẩn dụ những sự vật, sự việc, hiện tượng mà cả hai bên đều biết nhưng lại không muốn nói thẳng ra. Có hai lĩnh vực đời sống sinh hoạt của con người hay dùng uyển ngữ nhất là cái chết và giới.

Trước hết là cái chết, từ xưa đến nay, chết luôn là từ mà mọi người kiêng kị nhất. Chết là một hiện tượng tự nhiên, một quy luật bất khả kháng, không ai có thể tránh được, nhưng mọi người đối với cái chết vẫn có cảm giác sợ hãi và coi chết là điều bất hạnh lớn nhất của cuộc đời, vì vậy đã sản sinh ra rất nhiều cách nói uyển chuyển về nó. Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ người ta luôn né tránh dùng từ chết, cố gắng dùng những từ tương đương để thay thế. Cái chết là đất sống của uyển ngữ, cái chết là một chủ đề cấm kị, vừa là một vấn đề tế nhị, vừa là đối tượng của sự sáng tạo thẩm mỹ. Lối nói mơ hồ, lẩn tránh, biện pháp nói vòng, biện pháp ẩn dụ được dùng phổ biến tạo ra phong cách riêng khi nói về cái chết.

Sử dụng uyển ngữ về cái chết, có lúc là để biểu thị sự tôn kính đối với người chết, có lúc là để ca ngợi người chết, cũng có lúc chỉ là để tránh nhắc tới cái từ thần bí đáng sợ đó. Trung Quốc là một quốc gia có lịch sử lâu đời với những triều đại phong kiến phát triển hùng mạnh và rực rỡ, văn hóa, xã hội, chính trị cũng như phong tục tập quán của người Trung Hoa chịu ảnh hưởng sâu sắc của Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Nằm trong hệ thống ngôn ngữ, uyển ngữ cũng chịu ảnh hưởng của ba loại tôn giáo đó.

Trong lĩnh vực giới tính, hầu như trong mọi nền văn hóa trên thế giới, vấn đề giới tính luôn được đưa vào diện kiêng kị, tránh nói thẳng và đều phải sử dụng uyển ngữ để thay thế. Giới tính mà chúng tôi đề cập tới ở đây bao gồm sinh hoạt tình dục, các bộ phận cơ thể con người có liên quan đến giới tính như các cơ quan sinh dục nam nữ, các hiện tượng sinh lí liên quan đến giới tính như hành kinh, xuất tinh, v.v. Quan hệ tình dục là một chuyện có sức hấp dẫn mạnh

mẽ đối với người đã trưởng thành, cho nên trong việc sử dụng ngôn ngữ, người ta luôn có xu hướng kiêng kị, không dám nói thẳng ra để tránh khiêu gợi ham muốn tình dục ở cả hai giới.

So với các dân tộc phương Tây, quan niệm về tình dục trong văn hóa truyền thống Trung Hoa nói riêng, và trong văn hóa truyền thống phương Đông nói chung là rất khắt khe, bảo thủ, tâm lí giới tính lại càng kín đáo, thẹn thùng. Vì vậy, ở Trung Quốc, việc dùng những từ đó có liên quan tới quan hệ tình dục từ trước tới nay luôn được giữ kín như bưng, không bao giờ được nhắc ở những nơi lịch sự. Số lượng uyển ngữ về giới tính là tương đối lớn, và việc sử dụng các loại uyển ngữ này một cách thích hợp có tác dụng tích cực đối với việc làm trong sạch hóa ngữ cảnh, thúc đẩy sự phát triển của ngôn ngữ văn minh.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán và cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)