Uyển ngữ về mặt ngoại giao chính trị

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán và cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt (Trang 63)

Mỗi người đều sinh sống trong xã hội nhất định, cho dù mình bằng lòng hay không, cũng phải có liên hệ nhất định đến chính trị , mà những câu phát ngôn trong chính trị, không thể tuỳ tiện nói ra. Nếu nói không khéo , sự việc không những không nhẹ đi mà còn làm cho lỡ việc, nếu nặng thì gây họa , trong xã hội phong kiến của Trung Quốc hoàng đế có quốc huý, quan viên có quan huý, các tên của hoàng đế và quan viên người dân không được tự ý nói ra. Bây giờ tại Trung Quốc trong xã hội người ta sinh sống và sử dụng rất nhiều từ uyển ngữ.

Ví dụ: Người ta nói nó đã hết nắm chính quyền rồi, thì gọi là 退?居?二?线. Người mà đã thôi việc rồi thì gọi là thất nghiệp hoặc là đợi việc, phạm việc sai giữa quan hệ nam nữ thì gọi là phong cách cuộc sống có vấn đề, đi đưa tiền hối lộ cho ai đó thì nói là 送Í红?包?đưa phong bì, bị sa thải gọi là: 炒鱿ẽểnướng cá mực v.v

Các từ uyển ngữ cũng thường xuyên được sử dụng trong lĩnh vực ngoại giao. Chúng ta thường thấy có những uyển ngữ trong sự việc biểu thị quan tâm, biểu thị đáng tiếc. Tháng 10 năm 1995, khi ông Giang Trạch Dân tiếp đài truyền hình nước Mỹ, có nói rằng: “Chúng tôi trước sau theo đuổi chủ trương hòa bình thống nhất, một nhà nước hai chế độ, nhưng trên cương vị quốc tế nếu bị can thiệp, xâm phạm, hay các thế li khai trong nội bộ Đài Loan, muốn Đài Loan độc lập, chúng tôi không loại bỏ việc áp dụng phương pháp phi hoà bình”. Cụm từ “phương pháp phi hòa bình” mà ông Giang Trạch Dân nói chính là một từ điển hình uyển ngữ lời lẽ đối đáp trong ngoại giao.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán và cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)