không biết vận dụng uyển ngữ như thế nào hoặc vận dụng sai, từ đ khiến cho giao tiếp thất bại.
3.3.2. Đề xuất cách dạy học uyển ngữ tiếng Hán cho sinh viên Việt Nam Nam
Làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học uyển ngữ tiếng Hán ? Trên cơ sở thực tiễn, chúng tôi cho rằng có thể bắt đầu bằng một số phương pháp dư?i đy :
1) Chú trọng tới ngữ cảnh
Tác dụng chủ đạo của uyển ngữ trong giao tiếp là điều _ hoà ngôn từ , người sử dụng từ ngữ thích hợp sẽ trở nên hào hoa lịch sự. Trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, việc sử dụng uyển ngữ chịu sự tác động của nhiều nhân tố ngữ cảnh, mà mỗi nhân tố đều quyết định cách thức biểu đạt và ý nghĩa khác nhau, vậy nên cần phải nắm bắt thông tin ngữ cảnh, coi trọng học tập kiến thức ngữ cảnh.Các bạn lưu học sinh ngoài việc tiếp xúc ngữ cảnh tự nhiên, còn cần phải có sự hướng dẫn và giới thiệu của giáo viên. Đây là một nội dung quan trọng trong quá trình dạy học, đồng thời cũng là một phương pháp không thể coi nhẹ.
Như chúng ta đã nói ở trên, uyển ngữ trong tiếng Hán có thể chỉ có một ý nghĩa đơn thuần như trong từ điển, cũng có thể có hai hoặc nhiều nghĩa khác nhau, mà ý nghĩa biểu đạt của nó có thể là hiển ngôn hoặc hàm ngôn. Ví dụ trong giảng dạy, chúng ta chỉ giới thiệu nhưng nghĩa đơn giản của từ 泰 山?Thái sơn cho các bạn học sinh, có lẽ các bạn học sinh sẽ không thể sử dụng thành thạo từ trên, thậm chí còn nảy sinh dùng sai. Nhưng nếu chúng ta tạo ra một ngữ cảnh cụ thể, hợp lí thì các bạn học sinh sẽ dễ dàng nắm bắt hơn. Thí dụ cùng một từ 泰山?thái sơn, chúng ta đặt chúng trong ba tình huống ngữ cảnh khác nhau
thí dụ ý nghĩa
登?泰山?而 ứ?Ă?ỡ?Â
Leo thái sơn mới biết thiên hạ nhỏ
một ngọn núi cụ thể ở tỉnh Sơn Đông
责ð仸?重 ỉ泰山?
Trách nhiệm nặng hơn cả Thái sơn
việc quan trọng
他?今?天?要ê去?见ỷ泰山?,?紧?张得 要ê死
Hôm nay cậu ấy phải đi gặp Thái sơn, trông rất căng thẳng
Trong ba tình huống trên, thái sơn là một từ đa nghĩa. Thông qua việc tạo ra ngữ cảnh trên, các bạn học sinh không chỉ nắm bắt đ?ợc nghĩa của từ thái sơn
mà còn có thể sử dụng thành thạo nó trong nhiều ngữ cảnh khác nhau.
Thực tế, làm thế nào đ? tạo ra ngữ cảnh cùng với việc lựa chọn nó chính xác là một điều vô cùng quan trọng. Chúng tôi cho rằng việc tạo ra ngữ cảnh cần phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản dư?i đy:
- Hạn chế sử dụng từ mới, tránh tăng áp lực cho học sinh.
hoạt hằng ngày.
- Chú ý tăng cường kích thích ngữ cảnh, càng có ý nghĩa càng tốt, các bạn học sinh sẽ nhớ lâu hơn.
- Thiết kế ngữ cảnh phải có sự liên hệ giữa mới và cũ
- Cần thiết tạo ra không gian uyển ngữ trong khi thiết kế tình huống. 2) Chú trọng tới nhóm đồng nghĩa
Chúng tôi cho rằng, trong quá trình giảng dạy uyển ngữ, để giúp sinh viên không ngừng mở rộng và nâng cao năng lực sử dụng từ vựng, vấn đ? then chốt là giúp các bạn học sinh nắm bắt quy luật bên trong của uyển ngữ một cách có hệ thống hơn, để vận dụng trong giao tiếp thực tiễn .Ví dụ từ tử có thể được diễn đạt bằng cách khác như: tàn, vong, cố, lão, khứ, bách niên, giấc ngủ dài, quy tiên, quy thiên, thăng thiên, cưỡi hạc du tây, từ giã cõi trần, tạ thế, cựu nghĩa, hiến than, không qua khỏi, mất rồi, đi rồi, tắt thở ,tắt đn, lên núi bát bảo,.v.v...Nếu như chúng ta học từng từ từng chữ một thì trong bộ não sẽ hình thành rất nhiều cá thể độc lập, giữa chúng không có mối liên hệ nào. Vì thế, giáo viên có thể tiến hành so sánh các cụm từ gần nghĩa. Ví dụ, có thể phân biệt sự khác nhau của các uyển ngữ đồng nghĩa của từ tử ở cách dùng: dùng cho danh nhân, người thân hay một người quen biết nào đ, Cách dạy này sẽ giúp cho sinh viên dễ hiểu và nắm bắt kiến thức vững hơn. Một ví dụ khác: đ?i với lối xưng hô trong quan hệ vơ chồng, người chồng có thể gọi vợ mình là người yêu, phu nhân, người nhà, bạn đời trợ lí, vợ , nội trợ, mẹ nó,... Đồng thời, người vợ cũng có thể gọi chồng mình là người yêu, lão gia, nhà tôi, ông xã, ông nhà, chồng, bố nó,... Cách xưng hô thể hiện mức độ của mối quan hệ hạnh phúc hay bất hoà, rạn nứt,v.v.. Việc sử dụng nhóm đồng nghĩa uyển ngữ trong giảng dạy, sẽ giúp sinh viên dễ dàng nắm bắt uyển ngữ hơn.
Trong quá trình học tập uyển ngữ tiếng Hán, giáo viên cần chỉ đạo sinh viên tiến hành quy nạp, tập hợp những uyển ngữ có nghĩa tương đồng hoặc tương cận . Bằng cách này sẽ giúp học sinh biết tiến hành so sánh, vận dụng. Trong
một thời gian ngắn, nó sẽ ăn sâu vào não bộ, ghi lại ấn tư?ng sâu đ?m. 3) Chú ý tới sự khác biệt về văn hoá Trung - Việt
Chúng ta đ?u biết uyển ngữ là một hiện tư?ng ngôn ngữ _tồn tại phổ biến trong xã hội loài người. Nhưng ở những quốc gia, dân tộc khác nhau luôn có sự bất đồng về điều kiện tự nhiên, hoàn cảnh xã hội, phương thức sản xuất, phương thức sinh hoạt,…Về mặt này uyển ngữ cũng có sự khác biệt rất lớn, và sự khác biệt này lại là nhân tố rào cản học tập. Nếu như hai luồng ngôn ngữ có sự liên kết về mặt ý nghĩa và cách dùng, thì các bạn học sinh sẽ nhanh chóng nắm bắt và sử dụng chính xác hơn. Ngược lại, nó sẽ trở thành rào cản rất lớn, đặc biệt là ở một số phương diện như: họ, cách xưng hô, tiền sử dụng,..Hai nước Trung - Việt có nhiều nét văn hoá tương đồng và điều này được thể hiện rất rõ trong chọn lọc và sử dụng uyên ngữ. Nhìn từ góc độ quốc tế, hai nước Trung - Việt có sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, ngôn ngữ,..về nhận thức và vận dụng uyển ngữ tồn tại nhiều điểm bất đồng. Thực tế cho thấy, như lưu học sinh Việt Nam thường gặp không ít khó khăn khi tiếp xúc với những uyển ngữ hàm súc, giàu ý nghĩa, hoặc những từ mang ý hàm ngôn.
Trong tiếng Việt thường xuất hiện những từ ngữ mà tiếng Hán rất hạn chế dùng, hoặc một số từ ngữ trong tiếng việt hiếm khi sử dụng nhưng lại rất phổ biến trong tiếng Hán. Ví dụ, trong tiếng Hán, từ tiên sinh ngoài việc dùng để chỉ giáo viên, thành phần trí thức ra, nó còn thích hợp dùng cho người có tuổi hoặc có địa vị xã hội nhưng trong tiếng Việt ,nó rất ít được sử dụng.
Nói chung, học sinh Việt Nam trong quá trình sử dụng tiếng Hán, thường xuyên gặp phải tình huống sử dụng tới uyển ngữ. Tuỳ từng trường hợp mà sử dụng cho phù hợp, sự khác biệt lớn về văn hoá, tập quán có thể thành rào cản hạn chế hiệu quả giao tiếp, thậm chí có thể gây ra hiểu lầm nghiêm trọng
3.3. Tiểu kết
ở Việt Nam và Trung Quốc, uyển ngữ được sử dụng rất nhiều lần, từ trên tâm lý văn hóa mà nói uyển ngữ làm cho ngôn ngữ càng trở nên văn minh là
một yêu cầu trong các ngày lễ tết của xã hội văn minh.Trong thực tế giao tiếp của con người uyển ngữ đã trở thành một loại chất bôi trơn không thể thiếu, nó làm cho một vài người không vui hoặc một vài sự việc không vui dễ dàng làm cho con người tiếp nhận, làm cho cuộc sống trở nên phong phú, khôi hài, nhẹ nhàng, nó giống như một tấm gương của tâm lý xã hội. Có thể giúp chúng ta nhìn thấy một trắc diện ánh sáng của văn hóa xã hội, con người sử dụng càng nhiều uyển ngữ, càng chứng tỏ sự tiến bộ trong xã hội và nâng cao trình độ văn minh, ưu hóa trong ngôn ngữ. Uyển ngữ là ngôn ngữ phản ánh sự phát triển của xã hội văn minh nhân loại, nó làm cho sự giao tiếp thực tế càng trở nên thỏa đáng, có hiệu quả, uyển ngữ có thể khởi đến sự bảo vệ tự tôn, tâm thái thăng bằng, xóa bỏ sự hiểu nhầm và sự xung đột tích cực hiệu quả. Nắm vững được uyển ngữ trong ngữ cảnh cụ thể sử dụng của nó để làm thay đổi tình huống, mới có thể nhận biết toàn diện bản chất đặc trưng của uyển ngữ, ở đây bồi dưỡng ý thức vượt qua của văn hóa giao tiếp nâng cao năng lực đọc hiểu, ngăn chặn việc dùng các lối sai xót trong ngôn ngữ và ý nghĩa khêu gợi đều có trong việc dạy ngoại ngữ. Uyển ngữ là một loại ngôn ngữ hiện tượng, càng là một loại hiện tượng văn hóa, là loại ngôn ngữ thể hiện trong văn hóa . Mỗi một dân tộc đều có hoặc nhiều hoặc ít phương thức truyền đạt uyển ngữ của riêng mình , uyển ngữ thường thường là ánh sáng không giống nhau về tâm lý và tính lôgic văn hóa của dân tộc, nhưng mà dân tộc khác nhau thì đều có uyển ngữ mang bối cảnh lịch sử văn hóa riêng. Cho nên, trong quá trình dịch uyển ngữ thì không nên cho rằng đó là một hiện tượng ngôn ngữ đơn thuần, mà còn cần thiết phải suy nghĩ các nhân tố văn hóa và trình độ tiếp thu của người đọc hoặc người nghe trong việc dịch ngôn ngữ, cố gắng trong việc dịch ngôn ngữ làm tái hiện những hàm ý súc tích, uyển chuyển của nguồn gốc ngôn ngữ .
Kết luận
Uyển ngữ là một thủ pháp quan trọng trong sử dụng ngôn ngữ làm hài hòa các quan hệ giao tiếp của con người. Uyển ngữ (euphemism) là một hiện tượng ngôn ngữ, cũng là một hiện tượng xã hội phổ biến. Euphemism là từ gốc Hy Lạp, có nghĩa là lời nói tốt đẹp. Từ điển tiếng Anh hiện đại giải thích từ euphemism là cách dùng từ nhẹ nhàng, không rõ ràng, mơ hồ, và vòng vo để thay thế cách nói thô tục, cứng nhắc, và thẳng thắn. Do uyển ngữ là cách vận dụng ngôn ngữ bị hạn chế ở những lĩnh vực văn hóa xã hội riêng trong tập hợp lời nói nhất định. Vì thế, chúng được coi là kết quả của việc kết hợp hiệu quả nhân tố tâm lí xã hội với nhân tố ngữ dụng, từ lúc ra đời đưa ra những tiêu chí văn hóa xã hội rõ ràng, biểu hiện chức năng giao tiếp mạnh mẽ, giữa tính phổ thông và tính đặc sắc, giá trị quan xã hội, đạo đức quan và tính dân tộc với tính cộng đồng của văn hóa có thể khúc xạ trong xã hội phát triển.
Uyển ngữ trước hết là hiện tượng ngôn ngữ, bản thân từ và câu cũng không phải là uyển ngữ, chỉ trong quá trình vận dụng ngôn ngữ mới sử dụng đến chúng.
Uyển ngữ không chỉ là từ ngữ uyển ngữ, mà còn là một phương thức giao tiếp vận dụng ngôn ngữ một cách tích cực để biểu đạt. Chúng biến đổi tùy theo những đặc trưng của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ, như: biến đổi của giai cấp, nghề nghiệp, giới tính, hình thành hoàn cảnh sử dụng ngôn ngữ tương ứng, nội dung bao gồm các phương diện chính trị, ngành kinh tế, tôn giáo, văn hóa, quan niệm đạo đức, quan niệm giá trị. Phần lớn các nghiên cứu đã chỉ rõ, ngôn ngữ và sử dụng ngôn ngữ có nguồn gốc xâu xa từ văn hóa xã hội, tách rời ngữ cảnh giao tiếp và ngữ cảnh văn hóa xã hội của việc sử dụng và sản sinh ngôn ngữ thì không thể lí giải một cách sâu sắc, toàn diện các hiện tượng ngôn ngữ được.
Uyển ngữ là từ hoặc ngữ được sử dụng thay thế những từ ngữ đươc coi là chưa nhã nhặn, quá trực tiếp, dung tục, chướng tai gai mắt hay thô thiển trong các lĩnh vực đời sống xã hội.
Uyển ngữ là một hiện tượng ngôn ngữ xuất hiện ở hầu khắp các ngôn ngữ của các dân tộc trong quá trình giao tiếp. Con người khi ấy không muốn nói ra tên sự vật kiêng kị hay động tác kiêng kị mà lại không thể không chỉ rõ tên hay động tác đó nên phải dùng những từ, ngữ dễ nghe mà ám chỉ những điều mà mọi người không muốn nói đến, dùng cách biểu đạt quanh co để gợi ra sự vật mà cả hai đều biết nhưng không muốn nói thẳng ra. Tất cả những từ , ngữ dễ nghe dùng để ám chỉ hay thay thế đều là uyển ngữ.
Qua khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán và cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt, có thể thấy được đặc điểm dân tộc ảnh hưởng như thế nào tới việc hình thành và sử dụng uyển ngữ, giúp cho việc hiểu thêm đặc trưng văn hóa, tập tục thói quan của mỗi dân tộc, đồng thời giúp cho người Việt học tiếng Hán cũng như người Trung Quốc học tiếng Việt tránh được những sai lầm và nâng cao trình độ ngoại ngữ mà mình học.
Tài liệu tham khảo:
1. Nguyễn Chiến (1996), Uyển ngữ xét từ góc độ lịch sử và cấu tạo , Ngữ học trẻ.
2. Mai Ngọc Chừ- Vũ Đức Nghiệu- Hoàng Trọng Phiến(2008). Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt. Nxb Giáo Dục Hà Nội..
3. Nguyễn Hồng Cổn (2001). Về vấn đề tương đương dịch thuật . Tạp chí Ngôn ngữ. số 11/ 2001.
4. Nguyễn Hồng Cổn (2006). Lịch sử nghiên cứu dịchthuật . Tạp chí Ngỗn ngữ. số 11/2006
5. Nguyễn Hồng Cổn (2006). Các phương pháp và thủ pháp dịch thuật trong “Những vấn đề ngôn ngữ học”. Nxb Đại Học Quốc Gia.
6. Hữu Đạt -Trần Trí Dõi-Đào Thanh Lan(2000). Cơ sở tiếngViệt. NxbVăn Hoá Thông Tin.
7. Đinh Văn Đức (2001). Ngữ pháp tiếng Việt__Từ loại. Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội.
8. Nguyễn Thiện Giáp (1998). Từ vựng học tiếng Việt. Nxb Giáo Dục Hà Nội.
9. Nguyễn Thiện Giáp(2008). Lược sử Việt Ngữ Học. Nxb Giáo Dục. 10. Nguyễn Thiện Giáp. Những lĩnh vực ứng dụng của việt ngữ học. Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội.
11. Cao Xuân Hạo (1998). Mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp ngữ nghĩa. Nxb 12. Nguyễn Chí Hoà. Ngữ pháp tiếng Việt Thực hành. Nxb ĐHQG.
13. Nguyễn Văn Khang (1999), Ngôn ngữ học xã hội. Nxb khoa học xã hội HN.
14. Nguyễn Văn Khang (2002), Tiếng lóng Việt Nam. Nxb khoa học xã hội HN.Giáo Dục.
15.?Đinh Trọng Lạc (1999). Phong cách học tiếng Việt. Nxb Giáo Dục. Hà Nội.
16. Hoàng Trọng Phiến. Ngữ pháp tiếng Việt câu. Nxb Đại Học Quốc Gia Hà Nội
17. Nguyễn Đăng Sửu (2002), Vòng vo tam quốc hay uyển ngữ trong tiếng Anh. Ngữ học trẻ..
18. Lê Quang Thiêm (1989), Nghiên cứu đối chiếu các ngôn ngữ, Nxb Giáo dục chuyên nghiệp HN
19.Trần Ngọc Thêm (1999). Cơ sở văn hoá Việt Nam. Nxb Giáo Dục TP Hồ Chí Minh.
20. Trương Viên (2002), Uyển ngữ trong lĩnh vực chiến tranh và quan hệ quốc tế Ngữ học trẻ 2002.
21. Trương Viên (2000), Hoàn cảnh kinh tế xã hội và việc sử dụng uyển ngữ trong tiếng Anh-Mĩ và tiếng Việt. Ngữ học trẻ 2000.
22. 陈科芳 委婉语翻译的礼貌观 浙江师范大学学报 第31卷总第145 期. 23. 李军华 规范委婉语的特征与构成方式 湖北师范学院学报第 24 卷第2 期。 24. 李军华 关于委婉语的定义 汀潭大学学报第 28卷第4 期。 25. 刘萍 论汉语委婉语的特征 雁北师范学院学报第 17卷第4 期。 26. 刘丽智 委婉语的语用特征与影响因素 湖北成人教育学院学报 2006年第12 卷第1 期。 27. 林伦伦 汉语委婉词语的语义类别和语用特点 深圳教育学院学报 新4 卷第2 期。 28. 刘晓华 浅析英汉委婉语的比较与翻译 渭南师范学院学报 2005 年增刊总第 14期。 29. 田九胜 英汉委婉语的语用翻译 天津外国语学院学报2003年9月 第10 卷第5 期。
30. 王雅军主编:实用委婉语词典 上海辞书出版社 2005年。 31. 王立廷主编: 委婉语 现代汉语文化语汇丛书 新华出版社。 32. 温洪瑞 委婉语的使用动机与特点 山东外语教学2002年第6 期。 33. 杨海燕 文化视角下的委婉语及其翻译聊城大学学报 2007 年第 2 期。 34. 周迈 委婉语的语用翻译与跨文化交际 湖南城市学院学报第 24 卷第4 期。 35. 张宇平 现代委婉语特点探析 山东电大学报 2000年第2 期。 36. 张曲 从委婉语与禁忌看东西方文化差异 成都大学学报 2007 年 第4 期。 37. 张拱贵主编:汉语委婉语词典 北京语言文化大学出版社。