Uyển ngữ và taboo

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán và cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt (Trang 32)

Taboo ra đời từ rất sớm, khi con người không hiểu biết gì về các hiện tượng tự nhiên, sức mạnh của tự nhiên mà tôn kính và sợ hãi một cách mù quáng vào một số sự vật, hiện tượng. Nguyên tắc cơ bản của taboo là không được tùy tiện sử dụng thần vật được tôn kính, không được tùy tiện tiếp xúc với những vật hèn kém bị khinh thường. Một số điều kiêng kị, phong tục thời xưa còn lưu lại đến ngày nay vẫn có thể tìm thấy trong dân gian. Ví dụ: khi một gia đình có đám cưới, người ta nhờ những người lớn tuổi thành đạt có cả con trai, con gái trải giường, chải đầu để cầu mong sự may mắn, hạnh phúc cho cô dâu chú rể; người dân tộc Hồi không được bàn luận và tiếp xúc với từ ngữ và sự vật có liên quan đến săn bắn; đối với người Cơ đốc giáo không được phép lạm dụng tên thượng đế và con chiên

“Taboo”thường bao gồm hai loại: hành vi taboo (hành vi cấm kị) và ngôn ngữ taboo(ngôn ngữ cấm kị). Trần Nguyên trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội

đã chỉ rõ: Cái gọi là ngôn ngữ kiêng kị trên thực tế bao gồm hai phương diện, một là sùng bài linh vật của ngôn ngữ (ngôn ngữ bái vật giáo), một là cấm dùng hoặc dùng để thay thế của ngôn ngữ (từ ngữ uyển chuyển và từ ngữ khinh thường). Sùng bái linh vật của ngôn ngữ là chỉ những thứ không có sức sống được xem như đối tượng sùng bái, giao phó bản thân cho sức mạnh siêu nhiên không có thực. Xã hội sơ khai của con người do không thể lí giải được tại họa thiên nhiên, hiện tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp, mặt trăng, mặt trời, sao. Trước tự nhiên, vì sự sinh tồn an toàn, con người đã xuất hiện sợ hãi

và tôn kính, mà ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người để cầu khấn, bói toán, biểu đạt nguyện vọng tình cảm. Con người cho rằng, có mối liên hệ giữa tự nhiên với cát hung, phúc họa của mình, ngôn ngữ có sức mạnh kì bí, không thể lí giải được có thể ban phúc hoặc giáng họa, đó chính là sự sùng bái linh vật trong ngôn ngữ.

Ví dụ khá điển hình là tên người. Tên người vốn chỉ là kí hiệu bí số bình thường của con người, nhưng ngược lại, người xưa cho rằng kí hiệu bí số đó có ma lực siêu nhiên, là linh hồn phụ của một con người. Đêm tối khi đi đến nơi đồng hoang cỏ dại, nếu có người gọi tên mình thì tuyệt đối không được quay đầu, cũng không được trả lời, nếu không thì linh hồn sẽ bị bắt đi mất. Đến ngày nay, một vài bản làng xa xôi, khi trẻ con trong nhà bị ốm, người già trong nhà sẽ đem áo của đứa trẻ đi gọi hồn (gọi to tên của đứa trẻ). Vì họ tin rằng linh hồn đã đi lạc sẽ nghe thấy tiếng gọi mà quay về, bệnh của đứa trẻ sẽ khỏi.

Có thể nói, ở một khía cạnh ngữ nghĩa nào đó, kiêng kị trong ngôn ngữ phản ánh sự sùng bái linh vật, mà trong nhiều trường hợp, sùng bái linh vật của ngôn ngữ là biểu hiện kiêng kị của ngôn ngữ. Dù cho từ ngữ kiêng kị có nguồn gốc từ sự taboo, hình thành từ thời kì mông muội của con người, cùng với sự phát triển của khoa học và tiến bộ xã hội có rất nhiều từ ngữ cho tới nay không còn kiêng kị nữa. Nhưng cũng nên thấy rằng, do sự khác biệt về năng lực tư duy và phong tục tập quán, hoặc yêu cầu của ngữ cảnh, nhu cầu của giao tiếp hiện tại, có một số từ ngữ kiêng kị còn tồn tại, thậm chí, có thể xuất hiện những từ ngữ kiêng kị mới.

Một phần của tài liệu Khảo sát đặc điểm của uyển ngữ tiếng Hán và cách chuyển dịch chúng sang tiếng Việt (Trang 32)