1.5.1. Uyển ngữ với kiêng kị
Uyển ngữ và kiêng kị là hai loại hình thuật ngữ khác nhau, nhưng do hiện tượng văn hoá tôn giáo, tập tục xã hội và hiện tượng tâm lý xã hội liên quan đến nhau, vì vậy chúng có mối liên hệ mật thiết với nhau. Về phân định giữa uyển ngữ và kiêng kị, giới học thuật có nhiều ý kiến khác nhau, chưa có kết luận, trước tiên chúng ta xem mối liên hệ giữa chúng từ nguồn gốc ban đầu.
Uyển ngữ và kiêng kị hình thành dần từ quá trình dài của sự phát triển xã hội nhân loại, sự xuất hiện của chúng có liên quan tới ngôn ngữ sùng bái linh vật hoặc ngôn ngữ bái vật giáo.
Ngôn ngữ sùng bái linh vật có ma lực thần kỳ nhằm giảm hoạ của ngôn ngữ. Do sợ tai họa một số sự vật hiện tượng tạo thành sự kiêng kị, dùng một số từ ngữ giống mà không bị đề cập đến để chỉ sự vật hiện tượng này để giảm tai họa gây ra . Những từ không được đề cập đến này gọi là từ kiêng kị. Nhưng trong giao tiếp có lúc nhất thiết phải dùng những từ có nội dung bị cấm này, như vậy sẽ tạo ra mâu thuẫn, để giải quyết vấn đề mâu thuẫn này, người ta dùng cách nói thay thế đó chính là uyển ngữ, vừa đáp ứng nhu cầu giao tiếp lại vừa tránh gây ra điềm chẳng lành, mang lại cho người ta một cảm giác tâm lý an ủi. Có thể nói uyển ngữ là do nhu cầu tránh những điều kiêng kị, là từ thay thế của những từ kiêng kị. Ví dụ: tâm lý sợ thú dữ, rắn độc gọi 老?虎Â lão hổ là 大虫? đạitrùng.
Theo lịch sử phát triển của nhân loại, sự tiến bộ của khoa học công nghệ và văn hoá, nhiều điều kiêng kị do mê tín tạo thành đã bị loại trừ. Không ít từ kiêng kị ban đầu đã trở thành trường hợp có thể công khai hoặc viết trong sách vở. Ví dụ 怀孕 có thai, 月经? kinh nguyệt, 书?(?输ọÊâthua.. Trong trường hợp không đặc thù, người ta đã sử dụng công khai những từ ngữ này trong giao tiếp nhưng không vì thế mà làm chúng biến mất dần trong điều kiện xã hội mới.
Nhằm thích ứng với nhu cầu tiến bộ văn hoá xã hội, từ kiêng kị mới lại ra đời. Ví dụ: 傻瓜? ngốc nghếch,没?出?息的东西 ữkhông tiền đ? ,不?是?读Á 书?的材料?là kẻ học dốt v v._ Đây là những từ làm tổn thương lòng tự trọng của học sinh, cô giáo cấm sử dụng.
Theo sự thay đổi của kiêng kị, uyển ngữ cũng có sự phát triển mới, phù hợp với nhu cầu giao tiếp của xã hội và tâm lý tránh điều dung tục, cầu sự mẫu mực. Uyển ngữ không có tính kiêng kị được sinh ra, ví dụ: tiếng Hán hiện đại gọi 婚?
姻? hôn nhân là 个?人?问ấèõvấn đề cá nhân, gọi 犯罪 phạm tội là 失?足sa ngã. Những uyển ngữ này đều sinh ra dựa trên tâm lý mưu cầu chuẩn mực.
Người nguyên thuỷ đánh đồng giữa ngôn ngữ và sự vật, do không thể lý giải được các hiện tượng lúc đó như là gió thổi, nước lũ, núi lửa v v. Vì thế, họ cảm thấy thần bí và hoảng sợ và từ tâm lý mê tín đó từ kiêng kị bắt đầu hình thành: không những hiện tượng tự nhiên mà còn có liên quan đến quỷ thần thành từ kiêng kị. Trong xã hội phong kiến Trung Quốc, do người ta sợ các lực lượng siêu nhiên này, sợ một ngày nào đó mạo phạm đến lực lượng này, sẽ gây lên tai hoạ, thế là người ta cho rằng sự vật thuộc kiêng kị, cố gắng uyển chuyển, và từ kiêng kị tương tự như vậy nhiều không kể xiết được. Ví dụ: người lái đò kị 沉chìm, 翻?lật.Trong xã hội nguyên thuỷ, họ cho rằng không nói đến sự vật nào đó, dấu sự vật sau lời nói, sự vật đó sẽ không xuất hiện. Cùng với sự nâng cao nhận thức của nhân loại, từ kiêng kị không nghiêm trọng như trong xã hội nguyên thủy, nhưng vẫn còn đầy kiêng kị, cuộc sống xã hội vẫn còn nhiều điều không thể nói, nhiều điều không thể làm, đương nhiên có nhiều nguyên nhân khác nhau, có nguyên nhân là do tâm lý mê tín, có nguyên nhân là do nguyện vọng chủ quan, do đó uyển ngữ đã trở thành thói quen ăn sâu bén rễ của họ.
Kiêng kị là một bộ phận hợp thành phong tục tập quán của các bộ tộc dân tộc trên thế giới. Mỗi việc kiêng kị đều có những nỗi lo âu, sợ hãi rủi ro tai họa
xảy ra mà con người thời cổ tin rằng có thể qua khỏi được bằng cách kiêng kị. Cần làm điều gì là nguyên nhân hình thành các nghi lễ cầu cúng, tín ngưỡng tôn giáo. Cần phải tránh điều gì là nguyên nhân hình thành các tập tục kiêng kị, các từ không được sử dụng do những nguyên nhân tín ngưỡng, mê tín hoặc được nói tránh đi vì lí do văn hoá lời nói, Ví dụ. nằm bếp thay cho sinh đẻ, quy tiên hoặc đi xa thay cho chết, v v
Kiêng kị là lí do chính hình thành uyển ngữ, lí do căn bản của việc tạo uyển ngữ là tâm lí không muốn xúc phạm, không muốn hạ nhục người khác, muốn tránh những điều xấu, tạo ra sự nhã nhặn, êm ái, lịch sự, để giảm đi những hiệu ứng thô tục, khó chịu do nhiều từ ngữ gây ra, cũng vì thế mà sinh ra tục kiêng kị. Với người nguyên thủy thì họ không hề phân định rạch ròi từ ngữ và sự vật. Họ cho rằng giữa tên gọi và người hay sự vật mà từ ngữ biểu đạt có những mối liên hệ vật chất có thực. Do đó con người ta có thể bị tác động bởi ma thuật từ bên ngoài qua tên của họ như qua mắt, tóc, răng, lỗ chân lông, v.v. Từ đó người nguyên thủy coi tên của mình là một bộ phận của chính cơ thể và rất quan tâm săn sóc đến nó. Nếu như cái tên bị nhục mạ, bị đối xử tệ bạc thì người mang tên đó sẽ bị hại không kém vết thương đau đớn trên cơ thể. Với người đã quá cố, nhiều bộ lạc cổ đại, và ngay cả nhiều bộ lạc hoang dã ngày này vẫn có tục không nhắc đến tên của họ vì người sống sợ khuấy động linh hồn người đã khuất. Nhiều bộ lạc muốn tránh nhắc tên người đã chết, không đặt phụ danh (tên cha) cho tên của mình. Đặt tên tầm thường xấu xí cho con để tà ma không chú ý đến đứa trẻ hoặt đặt tên có những âm mang ý nghĩa tốt đẹp để con cái nhờ đó phát đạt.
Ngôn ngữ là công cụ giao tiếp quan trọng của xã hội loài người. Trong hoàn cảnh khi con người chưa hiểu rõ ràng lắm về các hiện tượng tự nhiên và sức mạnh của nó thì ngôn ngữ thường được người ta cho rằng có mối liên hệ với một số sức mạnh của tự nhiên, có thể mang họa phúc đến cho con người, ngôn ngữ là nguồn gốc của hạnh phúc và tai họa. Ai đắc tội với nó người đó
sẽ bị trừng phạt, ngược lại, ai được lòng nó sẽ được che chở bảo vệ. Đây chính là lí do dẫn tới việc xuất hiện ngôn ngữ kiêng kị và ngôn ngữ sùng bái linh vật.
Một người nếu muốn tỏ ra mình không phải là kẻ thô lỗ, thì anh ta nói nước tiểu, nước giải thay cho nước đái; nói đi tiểu, đi giải thay cho đi đái... Sự kiêng kị, nói tránh tên là một lí do về mặt xã hội khiến cho một từ (tên gọi) nào đó rất dễ bị mất đi. Trên thế giới, hầu như nơi nào cũng có hiện tượng kiêng kị, tránh gọi tên một vài sự vật, hiện tượng, hành động... nào đó.
Trong cuộc sống của thế giới văn minh bây giờ, sự kiêng kị cũng vẫn còn chưa hết. Người ta kiêng, tránh một từ nào đó, thay thế nó bằng một từ khác, có thể vì nó động chạm đến một niềm sùng tín, dị đoan; hoặc cũng có thể chỉ vì một sự xấu hổ, ngại ngùng nào đó mà từ có thể gây nên. Ví dụ: Con số 4: số 4 và những gì liên quan đến 4 được xem như điều không may bởi vì số 4 (四)
đươc phát âm là si đồng âm với chữ 死 (là tử là chết). Vì vậy luôn cố tránh số 4,
tránh chia thành 4 phần... Trong một số khách sạn và bệnh viện không có phòng số 4.
Uyển ngữ sinh ra từ điều kiêng kị, uyển ngữ ban đầu là do tránh kiêng kị mà sinh ra, là vật thay thế từ kiêng ki, theo sự tiến bộ của khoa học công nghệ và văn hoá, từ kiêng kị ban đầu phát sinh sự thay đổi, uyển ngữ cũng có sự phát triển mới. để phù hợp với nhu cầu tiến bộ văn minh xã hội, uyển ngữ ngày nay không hạn chế tâm lý kiêng kị, mà còn có tác dụng lịch sự và bảo vệ văn minh cá nhân và là một nhu cầu sách lược trong giao tiếp.
Nhìn từ nguồn gốc của uyển ngữ, từ kiêng kị và từ uyển chuyển chỉ là từ sự phát triển bề mặt của bất đồng gọi là sự hình thành của ngôn ngữ bất đồng, chức năng cụ thể cũng không giống nhau: Từ kiêng kị chủ yếu là đáp ứng nhu cầu tránh tâm lý sợ hãi nào đó; uyển ngữ sinh ra để giao tiếp hài hòa, đáp ứng nhu cầu giao tiếp, từ uyển chuyển và từ kiêng kị có quan hệ mật thiết, trong một
kiêng kị là vì chúng có thể lấy hình thức uyển ngữ hoàn thành chức năng giao tiếp; từ kiêng kị tách khỏi uyển ngữ không thể đạt đươc mục đích giao tiếp, từ kiêng kị khó thể trở thành kiêng kị, giả dụ không phải là nhu cầu kiêng kị, nhiều từ uyển chuyển mất đi điều cần thiết để tồn tại, chính vì thế nhu cầu của từ kiêng kị thúc đẩy sự sinh sản của từ uyển chuyển, thúc đẩy sự mở rộng số lượng của nó, và chúng có quan hệ cùng dưạ vào nhau.
1.5.2. Uyển ngữ và taboo
Taboo ra đời từ rất sớm, khi con người không hiểu biết gì về các hiện tượng tự nhiên, sức mạnh của tự nhiên mà tôn kính và sợ hãi một cách mù quáng vào một số sự vật, hiện tượng. Nguyên tắc cơ bản của taboo là không được tùy tiện sử dụng thần vật được tôn kính, không được tùy tiện tiếp xúc với những vật hèn kém bị khinh thường. Một số điều kiêng kị, phong tục thời xưa còn lưu lại đến ngày nay vẫn có thể tìm thấy trong dân gian. Ví dụ: khi một gia đình có đám cưới, người ta nhờ những người lớn tuổi thành đạt có cả con trai, con gái trải giường, chải đầu để cầu mong sự may mắn, hạnh phúc cho cô dâu chú rể; người dân tộc Hồi không được bàn luận và tiếp xúc với từ ngữ và sự vật có liên quan đến săn bắn; đối với người Cơ đốc giáo không được phép lạm dụng tên thượng đế và con chiên
“Taboo”thường bao gồm hai loại: hành vi taboo (hành vi cấm kị) và ngôn ngữ taboo(ngôn ngữ cấm kị). Trần Nguyên trong cuốn Ngôn ngữ học xã hội
đã chỉ rõ: Cái gọi là ngôn ngữ kiêng kị trên thực tế bao gồm hai phương diện, một là sùng bài linh vật của ngôn ngữ (ngôn ngữ bái vật giáo), một là cấm dùng hoặc dùng để thay thế của ngôn ngữ (từ ngữ uyển chuyển và từ ngữ khinh thường). Sùng bái linh vật của ngôn ngữ là chỉ những thứ không có sức sống được xem như đối tượng sùng bái, giao phó bản thân cho sức mạnh siêu nhiên không có thực. Xã hội sơ khai của con người do không thể lí giải được tại họa thiên nhiên, hiện tượng tự nhiên như: mây, mưa, sấm, chớp, mặt trăng, mặt trời, sao. Trước tự nhiên, vì sự sinh tồn an toàn, con người đã xuất hiện sợ hãi
và tôn kính, mà ngôn ngữ là công cụ giao tiếp của con người để cầu khấn, bói toán, biểu đạt nguyện vọng tình cảm. Con người cho rằng, có mối liên hệ giữa tự nhiên với cát hung, phúc họa của mình, ngôn ngữ có sức mạnh kì bí, không thể lí giải được có thể ban phúc hoặc giáng họa, đó chính là sự sùng bái linh vật trong ngôn ngữ.
Ví dụ khá điển hình là tên người. Tên người vốn chỉ là kí hiệu bí số bình thường của con người, nhưng ngược lại, người xưa cho rằng kí hiệu bí số đó có ma lực siêu nhiên, là linh hồn phụ của một con người. Đêm tối khi đi đến nơi đồng hoang cỏ dại, nếu có người gọi tên mình thì tuyệt đối không được quay đầu, cũng không được trả lời, nếu không thì linh hồn sẽ bị bắt đi mất. Đến ngày nay, một vài bản làng xa xôi, khi trẻ con trong nhà bị ốm, người già trong nhà sẽ đem áo của đứa trẻ đi gọi hồn (gọi to tên của đứa trẻ). Vì họ tin rằng linh hồn đã đi lạc sẽ nghe thấy tiếng gọi mà quay về, bệnh của đứa trẻ sẽ khỏi.
Có thể nói, ở một khía cạnh ngữ nghĩa nào đó, kiêng kị trong ngôn ngữ phản ánh sự sùng bái linh vật, mà trong nhiều trường hợp, sùng bái linh vật của ngôn ngữ là biểu hiện kiêng kị của ngôn ngữ. Dù cho từ ngữ kiêng kị có nguồn gốc từ sự taboo, hình thành từ thời kì mông muội của con người, cùng với sự phát triển của khoa học và tiến bộ xã hội có rất nhiều từ ngữ cho tới nay không còn kiêng kị nữa. Nhưng cũng nên thấy rằng, do sự khác biệt về năng lực tư duy và phong tục tập quán, hoặc yêu cầu của ngữ cảnh, nhu cầu của giao tiếp hiện tại, có một số từ ngữ kiêng kị còn tồn tại, thậm chí, có thể xuất hiện những từ ngữ kiêng kị mới.
1.5.3. Uyển ngữ với lời nói khiêm tốn
Cấu tạo uyển ngữ và lời nói khiêm tốn đều dùng phương thức nói thẳng nói vòng vo. Cách nói thẳng, nói vòng vo của lời nói khiêm tốn là dùng một từ không có sắc thái tình cảm thêm yếu tố tình cảm để khen người khác, chê mình, làm cho người nghe cảm thấy dễ chịu, thể hiện phong cách quân tử khiêm tốn kính trọng truyền thống, Ví dụ: gọi người khác là 阁下 các hạ/ ngài còn tự
xưng là 鄙?人? bỉ nhân/ kẻ hèn này.
Uyển ngữ là cách nói vòng vo. Ví dụ từ 解õ囊? giải nang. 囊? nang là túi,
có lúc có nghĩa là túi tiền. Trung Quốc cổ đại có tâm lý truyền thống coi nhẹ tiền bạc, nhưng khi bạn có tiền thì bạn có thể ủng hộ người khác và khi đó có thể làm tổn thương lòng tự trọng của họ. Vì thế, khi giúp đỡ người khác thì phải lấy tiền ra, tức là mở túi tiền, và từ 解 õ囊? có nghĩa là cầm tiền giúp đỡ người khác. Trong giao tiếp xã hội văn minh từ nói thẳng người ta thêm sắc thái uyển chuyển để tránh đề cập nội dung chính. Ví dụ: 内急 nội cấp là mót tiểu.
Uyển ngữ thiên về né tránh vì thế thường dùng thủ pháp né tránh. Các dùng từ xưng hô là một ví dụ cụ thể, sinh động. Ví dụ: 高徒? cao đồ (đồ đệ), 寒?色
ô hàn sắc (tự xưng), 鄙?人? bỉ nhân (tự xưng), 家?兄? (anh trai).
Đại đa số các cách nói uyển ngữ thường có các hình vị có nghĩa rõ ràng. Ví dụ: 尊X tôn X, 贵úX quý X, 高cao X, 鄙?bỉ X, “贱 ỳ X tiện X.
Lời nói khiêm tốn lấy sắc thái khiêm tốn nhã nhặn làm đ?c trưng chính, còn uyển ngữ là trái với cách nói thẳng, rất nhiều từ trung tính, thậm trí có thể có sắc thái phê bình chế nhạo ngư?i khác, mức đ? chê bai có nhẹ hơn so với từ nói thẳng. Ví dụ: 后进ứhậu tiến/chậm tiến thay cho 落?后lạc hậu.,
_ Nhìn từ nội dung, lời nói khiêm tốn đề cập đến nội dung về sắc thái lịch sự, quan hệ giao tiếp, giữa bạn và tôi, còn uyển ngữ thì có nội dung ngữ nghĩa đề cập đến cái người ta cho rằng không lịch sự không may mắn và kích động người khác, mang đến ngữ nghĩa không vui vẻ (như những uyển ngữ về chết, tội phạm, ngoại giao).
1.5.4. Uyển ngữ và ngôn từ cát tƣờng
Xã hội loài người phát triển đến ngày nay, con người không ngừng tìm hiểu