d. DNTN Lê Huy
3.4.3. Chiến lược chi phí sản xuất thấp, giảm giá thành sản phẩm
Do đặc điểm của các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam thường có quy mô vừa và nhỏ nên việc định giá thường chú ý quá nhiều đến yếu tố chi phí. Vì vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu cần lưu ý đến việc xây dựng những nguồn cung ứng nguyên liệu ổn định cho xuất khẩu.
Chiến lược giá của các công ty xuất nhập khẩu thủy sản vào thị trường Nhật và thị trường nội địa do các đặc điểm của nguồn cung ứng nguyên liệu tại các vùng tại Việt Nam và các đặc điểm cạnh tranh tại thị trường Việt Nam và thị trường Nhật, bị ảnh hưởng bởi các yếu tố:
- Sản lượng thu hoạch tại Việt Nam, có thể ảnh hưởng bởi thời tiết, mùa vụ và các yếu tố khác như tình hình thu mua, các chính sách của nhà nước.
- Tình hình thu hoạch tại thị trường Nhật Bản cũng như tại các ngư trường trên thế giới.
- Dự trữ hàng của các doanh nghiệp Nhật.
- Thường xuyên cập nhật phân tích giá nguyên vật liệu, chi phí quản lý, chi phí sản xuất có thể đưa ra giá thành định mức phục vụ cho việc tăng giảm giá bán.
- Cần xây dựng các định mức chi phí cụ thể cho các bộ phận để kiểm soát chi phí. - Cân nhắc sử dụng và thuê lao động trực tiếp theo dạng thường xuyên hay thời vụ tính chi phí lương theo số lượng sản phẩm đầu ra cho hoạt động sản xuất, để tránh lãng phí lao động nhàn rỗi khi không vào mùa vụ hoạc không có đơn đặt hàng, giảm chi phí nhân công, để giảm giá thành sản phẩm.
- Cải tiến kỹ thuật nuôi trồng, đảm bảo năng suất thu hoạch nguyên liệu ngày càng cao, chủ động tự nuôi trồng, chế biến và sản xuất sản phẩm rong nho, hạn chế thu mua nguyên liệu bên ngoài.
- Sử dụng và bảo quản máy móc thiết bị kỹ thuật trong sản xuất và chế biến một cách hiệu quả, giảm sức lao động, tăng năng suất trong sản xuất.
- Lựa chọn nhà cung cấp bao bì nhãn mác cho sản phẩm với mức giá phù hợp. Hạn chế tồn kho nguyên vật liệu để tránh hư hỏng, thất thoát.
- Giảm bớt hoặc bỏ hẳn các sản phẩm bán chậm, kiên quyết không sản xuất kinh doanh các sản phẩm không đủ tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Bộ phận kế toán phải kết hợp với bộ phận sản xuất trực tiếp theo dõi, quản lý tính giá thành một cách chính xác để xác định được định mức thực tế sản xuất,tham mưu cho ban lãnh đạo công ty để có thể kiểm soát kịp thời và điều chỉnh trên từng yếu tố chi phí cho hợp lý đối với từng bộ phận sản xuất.
- Áp dụng công nghệ mới, sắp xếp dây chuyền sản xuất đạt năng suất cao để giảm chi phí sản xuất góp phần làm giảm giá thành sản phẩm, làm tăng lợi thế cạnh tranh của công ty, chi phí vận chuyển, sơ chế, bảo quản, đóng gói, những chi phí trong thủ tục về xuất khẩu, chi phí vận chuyển và chi phí đưa hàng tới các thị trường trong nước và thế giới.
Giá bán phải xác định dựa trên các căn cứ sau:
Chi phí: Chi phí nguyên vật liệu là bộ phận chính cấu thành giá sản phẩm, vì vậy cần tiết kiệm chi phí nguyên vật liệu đầu vào, tập trung tự nuôi trồng là chủ yếu, tìm kiếm nhiều nhà cung ứng trong và ngoài nước để có được nguyên vật liệu có chất lượng và giá cạnh tranh nhất.
Căn cứ vào cảm nhận của khách hàng: phải nghiên cứu để nắm được cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của công ty trên nhiều mặt như chất lượng, mức độ đảm bảo những thỏa thuận về thực hiện hợp đồng.
Giá cả và chính sách bán hàng của công ty ảnh hưởng rất lớn đến việc phát triển thị trường. Qua phân tích cho thấy nguyên nhân chính dẫn đến việc mất thị trường nghiêm trọng là do giá cả và chính sách bán hàng của công ty không nắm bắt được tình hình biến động của thị trường, cho nên công ty cần giải quyết các vấn đề sau:
- Chất lượng sản phẩm của công ty được đánh giá là tốt, đã tạo được niềm tin ở khách hàng nước ngoài trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, trong các năm qua Công ty lại bỏ mặc thị trường nội địa khá lâu. Do vậy, công ty cần giảm giá thành sản phẩm, chấp nhận giảm tỷ suất lợi nhuận, đồng thời định giá một số sản phẩm tăng lên nhằm đưa mức chiết khấu cao hơn kèm theo các khoản thưởng theo tháng; theo quý; theo năm v à có nhiều chương trình khuyến mãi cho các đại lý bán sản phẩm của công ty trong nước để đưa sản phẩm đến được người tiêu dùng nhiều hơn. Vấn đề là công ty cần cân nhắc giá bán phải được người tiêu dùng chấp nhận và chất lượng sản phẩm vẫn đảm bảo, làm sao vừa khích thích các đại lý bán hàng vừa không gây bất lợi cho người tiêu dùng.
- Giá cả và chính sách bán hàng cần đa dạng trong việc phân biệt vùng miền và thị trường làm sao khuyến và phát triển được khách hàng mới. Ngoài ra công ty cần xây dựng một phương thức thanh toán, một chế độ chính sách bán hàng linh hoạt, cụ thể cho từng kênh phân phối, cho từng đối tượng khách hàng và tùy theo số lượng và doanh thu từng đơn hàng, và có những ưu đãi đặc biệt cho những khách hàng lớn.