Môi trường kinh tế:

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty tnhh thương mại – dịch vụ rong biển okivina đến năm 2020 (Trang 28)

Môi trường kinh tế của doanh nghiệp được xác định thông qua tiềm lực của nền kinh tế quốc gia. Mỗi doanh nghiệp hoạt động trong một quốc gia đều chịu tác động của nền kinh tế của quốc gia đó. Để xác định chiến lược cần phân tích trên toàn cảnh từng khu vực và thế giới để dự báo các xu hướng biến động nhằm ra quyết định chiến lược đúng đắn. Các nhân tố quan trọng để đánh giá môi trường kinh tế bao gồm: tốc độ tăng trưởng kinh tế; lãi suất ngân hàng; lạm phát; tỷ giá hối đoái; ngoài ra là các nhân tố khác như hệ thống thuế và mức thuế; sự phát triển của các ngành kinh doanh mới; thu nhập bình quân, cơ cấu chi tiêu… cũng có tác động tạo nên các cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp.

b. Môi trường chính trị pháp luật:

Sự ổn định của chính trị tạo nên môi trường kinh doanh thuận lợi cho các doanh nghiệp, bảo đảm an toàn về đầu tư và quyền sở hữu các tài sản khác của doanh nghiệp. Các yếu tố thuộc môi trường chính trị pháp luật bao gồm hệ thống các quan điểm, đường lối, chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật hiện hành, xu hướng ngoại giao của chính phủ và những diễn biến của chính trị trong nước, khu vực và thế giới có thể tạo ra cơ hội, thách thức hoặc thậm chí là rủi ro thực sự cho doanh nghiệp.

Các chiến lược phát triển kinh tế quốc gia, chính sách và chương trình hành động đối với từng ngành kinh tế, các hệ thống pháp luật… đều tạo ra cơ hội hoặc nguy cơ cho các doanh nghiệp. Do vậy trong bất cứ hoạt động nào doanh nghiệp cũng cần nghiên cứu cẩn thận để tìm ra cơ hội để tận dụng trên cơ sở phù hợp với nguồn lực của doanh nghiệp, hoặc nhận diện được các nguy cơ có thể xảy ra để né tránh trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

c. Môi trường kỹ thuật công nghệ:

Sự phát triển của kỹ thuật công nghệ mang đến cho doanh nghiệp nhiều cơ hội trong việc cải tiến dây chuyền sản xuất, mang lại lợi nhuận kinh tế trong dài hạn nhờ giảm chi phí, tăng năng suất… Tuy nhiên cũng là một thách thức nếu doanh nghiệp không có khả năng huy động vốn đầu tư công nghệ hoặc thậm chí là một mối đe dọa đối với những ngành phải đầu tư lớn vào công nghệ trước đó và sự phát triển công nghệ đã đưa đến những giải pháp đơn giản và hiệu quả hơn.

Tùy theo lĩnh vực hoạt động mà các nhà quản trị cần xem xét một cách cẩn trọng trong việc quyết định đầu tư vào công nghệ mới hay cải tiến công nghệ hiện có để tiết kiệm chi phí, cải tiến chất lượng sản phẩm dịch vụ và tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

d. Môi trường văn hóa – xã hội:

Các yếu tố văn hóa – xã hội được nghiên cứu bao gồm Quan điểm về mức sống; phong cách sống; tỷ lệ tăng dân số; tỷ lệ sinh đẻ; thu nhập bình quân; trình độ dân trí, vấn đề di chuyển lao động... Tất cả những thay đổi của các yếu tố văn hóa – xã hội đều tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo nên những cơ hội và nguy cơ nhất định do những xu hướng của nó.

e. Môi trường tự nhiên:

Các yếu tố của môi trường tự nhiên gồm vị trí địa lý, khí hậu, các nguồn tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi từ rừng biển, vấn đề ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên, biến đổi khi hậu, thiếu hụt năng lượng... có tác động trực tiếp đến doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh với nguồn nguyên liệu đến từ khai thác tự nhiên.

1.3.2.2. Phân tích môi trường vi mô:

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty tnhh thương mại – dịch vụ rong biển okivina đến năm 2020 (Trang 28)