Chế độ làm việc:

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty tnhh thương mại – dịch vụ rong biển okivina đến năm 2020 (Trang 72)

Tất cả nhân viên lao động của Công ty được ký hợp đồng lao động và được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm tai nạn theo đúng quy định.

Công ty thực hiện chế độ làm việc 6 ngày/tuần và 8 giờ/ngày đối với nhân viên văn phòng. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất và các cán bộ quản lý tại phân xưởng làm việc theo ca sản xuất và nhu cầu công việc.

Công ty thực hiện đúng chế độ thai sản, chăm sóc con nhỏ theo quy định. b. Chính sách tuyển dụng, đào tạo:

Về quy trình cơ bản của tuyển dụng nhân sự, các Phòng ban, Phân xưởng trong Công ty căn cứ vào thực tế công việc và nhân sự tại bộ phận mình, đề xuất lên Phòng tổ chức nhân sự nhu cầu về tuyển dụng nhân sự. Phòng tổ chức nhân sự tổng hợp nhu cầu tuyển dụng của các đơn vị và trình lên Ban Giám đốc phê duyệt. Sau khi nhận được sự chấp thuận của Ban Giám đốc, tiến hành thu thập hồ sơ xin việc, xem xét hồ sơ và tổ chức phỏng vấn với sự tham gia của các bộ phận chuyên môn cần tuyển nhân sự.

Bên cạnh đó, Công ty mời các Trường về đào tạo cho đội ngũ công nhân tại Công ty theo định kỳ 2 năm. Công ty còn tổ chức tuyển chọn nhân sự đưa đi tham gia các khóa đào tạo nghiệp vụ như: HACCP, Kiểm toán, Phương pháp kiểm vi sinh, kháng sinh, Quản lý phòng kiểm nghiệm, Lớp bồi dưỡng nâng cấp năng lực quản lý của nhân viên cấp trung gian… do các đơn vị như Nafiqaved, Vasep, VCCI,… tổ chức đào tạo. HIện nay Công ty đang thực hiện dự án nâng cao năng suất chất lượng thông qua hợp tác với Viện Nuôi trồng thủy sản 3.

c. Chính sách lương, thưởng, phúc lợi:

Công ty có chính sách trả lương theo khả năng làm việc, trình độ, năng lực và hiệu quả công việc được giao, cho nhân viên có thành tích xuất sắc, đóng góp sáng kiến đem lại hiệu quả kinh doanh cho Công ty, nhằm động viên và khích lệ tinh thần nhân viên.

Các đơn vị sản xuất thuộc Phân xưởng của Công ty hưởng lương theo quy chế khoán theo sản phẩm, căn cứ vào năng suất, chất lượng sản phẩm và tiết kiệm chi phí. Đối với cán bộ quản lý, cán bộ chuyên môn kỹ thuật, lực lượng lao động gián tiếp lương được trả theo thời gian lao động, hệ số và mức độ hoàn thành công việc…

Bên cạnh tiền lương, lực lượng công nhân hưởng các phụ cấp như: phụ cấp nhà trọ, đi lại, phụ cấp ăn trưa… Đối với cán bộ quản lý và nhân viên văn phòng được cấp phụ cấp ăn trưa và trang phục công sở.

Mức thu nhập bình quân của nhân viên trong Công ty năm 2013 đạt 3,50 triệu đồng/ tháng.

2.3.5. Hoạt động nghiên cứu và phát triển:

Công ty có lập nhóm R&D phụ trách nghiên cứu phát triển sản phẩm mới và phát triển thị trường, tuy nhiên chưa có phòng ban chuyên biệt cho công tác này. Hoạt động hiện tại của nhóm R&D chưa mạnh vì các sản phẩm Công ty đang sản xuất thường mang tính ổn định theo yêu cầu của khách hàng nên nhu cầu phát triển mới sản phẩm là chưa cao. Việc thành lập nhóm R&D để chuẩn bị cho định hướng phát triển hàng nội địa của Công ty. Đây là hình thức tự nghiên cứu và phát triển trong doanh nghiệp.

Nhìn chung, Công ty chưa đầu tư mạnh vào hoạt động nghiên cứu phát triển, chỉ là bước hình thành sơ khởi ban đầu.

2.3.6. Hoạt động quản trị:

Hoạt động quản trị tại bất kỳ công ty nào cũng đều bao gồm các chức năng cơ bản là: hoạch định, tổ chức, điều khiển, kiểm soát.

a. Chức năng hoạch định:

Hiện nay Công ty chỉ mới hoạch định mục tiêu SXKD trong từng năm, chứ chưa thực hiện xây dựng chiến lược kinh doanh và lập kế hoạch thực hiện mục tiêu chiến lược trong dài hạn. Đây là một hạn chế lớn của Công ty.

b. Chức năng tổ chức:

Công ty có cơ cấu tổ chức rõ ràng, cụ thể và được phân quyền rõ theo sơ đồ tổ chức. Mỗi phòng ban có bản mô tả công việc chi tiết cho từng nhân viên, phù hợp với chức năng nhiệm vụ của phòng ban đó. Trong công việc hàng này, có những trường hợp chưa phân định rõ về phạm vi trách nhiệm giữa các phòng ban thì Giám đốc là người quyết định cuối cùng, tạo lề lối làm việc cho những lần sau.

c. Chức năng lãnh đạo và điều khiển:

Mỗi nhà quản trị ở các cấp khác nhau của Công ty đều có, trình độ từ Đại học trở lên. Các nhân viên hoàn thành các công việc được giao với tinh thần trách nhiệm tương đối, tùy thuộc vào từng cá nhân. Sự phân chia công việc là tùy thuộc theo năng lực từng nhân viên, nhìn chung đa số nhân viên có sự thỏa mãn với công việc của mình.

Công ty có tạo điều kiện cho người lao động thể hiện năng lực và sự sáng tạo trong công việc, cụ thể Tổng Giám đốc sẵn sàng cho nhân viên, đặc biệt là nhân viên mới thể hiện năng lực của mình bằng cách tự đảm nhận các vị trí công việc, không nhất thiết phụ thuộc vào thâm niên công tác.

Trong những năm gần đây, nhân sự của Công ty được trẻ hóa dần do vậy tính năng động được nâng cao, tuy nhiên vẫn chưa có những biến chuyển đáng kể trong phong cách lãnh đạo tại Công ty.

d. Kiểm tra, kiểm soát:

Hiện nay Công ty đang thực hiện dự án nâng cao năng suất chất lượng, do vậy tất cả các bộ phận đang xây dựng hàng loạt các tiêu chuẩn nhằm kiểm tra, đánh giá và kiểm soát các hoạt động hàng ngày.

Trong công việc hàng ngày, Công ty kiểm tra đánh giá chất lượng đầu vào chặt chẽ, đặc biệt đối với chất lượng nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Việc kiểm tra này giúp cho sản xuất dễ dàng hơn và chất lượng sản phẩm ổn định, tỷ trọng hàng hóa chất lượng cao hơn khiến cho giá trị lô hàng sản xuất cũng cao hơn.

Trên dây chuyền sản xuất, Công ty thành lập đội ngũ kiểm tra chất lượng thành phẩm tại từng khâu sản xuất, chịu trách nhiệm kiểm tra vệ sinh công nghiệp hàng ngày, kiểm tra sản phẩm nhằm kiểm soát vấn đề vi sinh trên dây chuyền sản xuất.

2.3.7. Nhận định điểm mạnh và điểm yếu của môi trường nội bộ tại Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Rong Biển Okivina: TNHH Thương mại – Dịch vụ Rong Biển Okivina:

Bảng 2.10: Tổng hợp điểm mạnh và điểm yếu của môi trường nội bộ tại Công ty TNHH TM-DV Rong biển Okivina

Môi trường nội bộ Điểm mạnh Điểm yếu

1. Hoạt động marketing

- Có khách hàng truyền thống gắn bó của Công ty.

-Thương hiệu rong nho Okivina đã có uy tín trên thị trường Nhật Bản.

- Chưa có phòng Marketing chuyên biệt - Chưa hợp tác trực tiếp với kênh phân phối tại thị trường nhập khẩu

2. Hoạt động sản xuẩn xuất

- Có vị trí địa lý thuận lợi nuôi trồng rong nho phát triển tốt.

- Chủ yếu tự nuôi trồng, thu hoạch nguyên liệu ổn định về chất lượng và số lượng.

- Có quan hệ với nhà cung cấp nguyên liệu.

- Có dự trữ nguyên liệu duy trì sản xuất ngoài mùa vụ.

- Quản lý chất lượng nghiêm ngặt theo chương trình HACCP

- Phụ thuộc vào thời tiết khí hậu

- Quy mô bể chứa vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu mở rộng sản xuất.

3. Hoạt động tài chính – kế toán

-Tình hình tài chính của Công ty lành mạnh.

- Lợi nhuận giữ lại để đầu tư lớn - Có quan hệ tốt với các tổ chức tài chính trung gian.

- Đội ngũ nhân viên bộ phận kế toán tài chính vững chuyên môn.

4. Hoạt động nhân sự

Quy trình tuyển dụng, đào tạo và đánh giá nhân viên đầy đủ.

Chính sách khen thưởng, phúc lợi hợp lý, đúng quy định.

Trình độ chuyên môn của lao động đáp ứng nhu cầu công việc.

-chưa tuyển dụng đủ số lao động trực tiếp đáp ứng cho nhu cầu sản xuất

5. Hoạt động nghiên cứu và phát

triển

-Có thành lập nhóm R&D.

- Công ty có quan tâm đến hoạt động nghiên cứu sản phẩm mới

- Chưa đầu tư nhiều vào công tác R&D 6. Hoạt động quản trị - Đang vận hành hệ thống quản lý ISO 9001:2008. - Có thiết lập mục tiêu và các kế hoạch ngắn hạn.

- Cơ cấu tổ chức bộ máy gọn nhẹ, hiệu quả.

- Các phòng ban có phân tích công việc và mô tả công việc cho từng nhân viên.

- Phân quyền, ủy quyền hợp lý, không chồng chéo.

- Tạo cơ hội cho nhân viên thể hiện năng lực.

-Có hệ thống tiêu chí đánh giá hiệu quả công việc.

- Chưa thiết lập mục tiêu chiến lược và kế hoạch dài hạn

(Nguồn: tác giả và các chuyên gia)

2.4. Phân tích môi trường kinh doanh của Công ty TNHH Thương mại – Dịch vụ Rong biển Okivina: Dịch vụ Rong biển Okivina:

2.4.1. Phân tích môi trường vĩ mô:

2.4.1.1. Môi trường Nhật Bản:

a. Môi trường kinh tế:

Nhật Bản là quốc đảo thuộc Đông Á, nằm ở khu vực Tây Thái Bình Dương, (phía Đông và Đông Bắc giáp Thái Bình Dương, phía Tây và Tây Bắc giáp biển Nhật

Bản, phía Tây Nam giáp Biển Hoa Đông). Đường bờ biển dài 37.000km. Nhật Bản có 5 đảo lớn là Hô-kai-đô, Hôn-su, Si-kô-ku, Ky-su-siu và Okinawa.

Gần ¾ lãnh thổ của Nhật Bản là núi. Các đồng bằng ven biển, nơi tập trung dân cư đông đúc, có diện tích không lớn. Các vùng đất thấp chính là vùng Kan-to bao quanh Tô-ki-ô, vùng Nô-bi bao quanh Na-gô-y-a và đồng bằng Sen-đai ở phía bắc đảo Hôn-su. Đỉnh núi cao nhất là ngọn núi lửa đã tắt Fu-di-y-a-ma (Phú Sĩ), cao 3.776m. Nhật Bản hiện có hơn 60 núi lửa đang hoạt động, vì vậy động đất thường xảy ra (fishnet.gov.vn).

Tiền tệ: Đồng yên (Yen), ký hiệu: ¥

GDP: 4.900.713 USD (năm 2013)

GDP theo đầu người : 36.736,33 USD (năm 2013) (www.fao.org)

Công nghiệp chiếm 38%, nông nghiệp - 2% và dịch vụ - 60% GDP.

Nhật Bản có nền kinh tế thị trường tự do, công nghiệp hoá lớn thứ 2 thế giới mặc dù nghèo tài nguyên. Nền kinh tế này có hiệu lực và sức cạnh tranh cao trong khu vực liên quan đến thương mại quốc tế, nhưng sức sản xuất của Nhật Bản thấp hơn nhiều so với các nước trong khu vực về các lĩnh vực nông nghiệp, lưu thông và dịch vụ. Sau khi đạt được mức tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới trong giai đoạn từ những năm 1960 đến những năm 1980, nền kinh tế Nhật Bản suy giảm đáng kể vào đầu những năm 1990, kết thúc thời kỳ “nền kinh tế bong bóng”. Từ nửa sau năm 1997, nền kinh tế Nhật Bản chịu ảnh hưởng rất lớn của khủng hoảng tài chính, tiền tệ châu Á. Trong thập kỷ 90, mức tăng trưởng GDP trung bình hằng năm của Nhật Bản giảm chỉ còn khoảng 1%, thấp so với mức 4% hằng năm của thập kỷ 80. Bước vào năm 1999, Nhật Bản đã thoát khỏi cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, đi vào thế ổn.

Nhật Bản có những bước phát triển rất mạnh. Sản xuất công nghiệp chủ yếu dựa vào nguyên liệu nhập khẩu (khoảng 90% nhu cầu năng lượng của Nhật Bản phải nhập từ nước ngoài, đặc biệt là dầu mỏ). Thành tựu kinh tế của Nhật chủ yếu tập trung trong ngành chế tạo với tiềm năng lớn về lực lượng lãnh đạo của một nền công nghiệp phát triển, có các chuyên gia kỹ thuật hàng đầu thế giới và đội ngũ công nhân lành nghề, có khả năng đầu tư cao và an toàn. Những tiến bộ nhanh chóng trong nghiên cứu và công nghệ đã giúp Nhật Bản mở rộng nền kinh tế hướng vào xuất khẩu. Nhật Bản là một trong những nước có thu nhập từ xuất khẩu cao trên thế giới.

Nhật Bản chỉ có hơn 5,6 triệu hecta đất nông nghiệp, chiếm 15% tổng diện tích Nhật Bản. Nền kinh tế nông nghiệp phần lớn được Nhà nước trợ cấp và bảo hộ. Năng suất và giá trị sản lượng nông nghiệp tính trên mỗi hecta cao nhất thế giới. Khả năng tự cung cấp thực phẩm đáp ứng khoảng 50% nhu cầu trong nước. Sản lượng nông nghiệp của Nhật Bản chỉ dư thừa số lượng ít về lúa gạo, còn nhập khẩu khá lớn về lúa mì, lúa mạch và đậu tương, chủ yếu từ Mỹ. Nhật Bản là thị trường nhập khẩu lớn các sản phẩm nông nghiệp của Mỹ.

b.Môi trường văn hóa xã hội:

Dân số Nhật Bản là : 127,4 triệu người ( tháng 8/năm 2013, ước tính), xếp thứ bảy trên thế giới, mật độ dân số khoảng 331 người/km2.

Về tôn giáo, 84% người Nhật theo Thần Đạo và Đạo Phật. Còn lại các tôn giáo khác chiếm 16%.

Nước Nhật rất nghèo về tài nguyên thiên nhiên, lại phân bổ rải rác với trữ lượng thấp, đa số các nguyên liệu chiến lược phục vụ cho phát triển kinh tế đều dựa vào nhập khẩu: Dầu mỏ, gang, sắt thép, cao su…Trong khi đó, nước Nhật không được tiếp quản các thành tựu kinh tế sau chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng bây giờ Nhật Bản trở thành cường quốc thứ hai trên thế giới và đứng đầu châu Á về phát triển kinh tế. Thành tựu kinh tế kỳ diệu này có sự đóng góp quan trọng bậc nhất, đó là nguồn nhân lực, con người Nhật Bản.

Là dân cư có truyền thống nông nghiệp nên lương thực chính của người Nhật Bản là cơm (gạo). Ngoài nguồn cung cấp dinh dưỡng từ gạo và các loại rau quả, từ xa xưa người Nhật Bản đã có cái nhìn hướng ra biển và có năng lực khai thác biển. Do vậy, nguồn cung cấp chất đạm chủ yếu của dân cư Nhật Bản là hải sản chứ không phải thịt như nhiều dân tộc khác.Hàng năm mỗi người tiêu thụ đến 72 kg hải sản. Như vậy, hàng năm mỗi người Nhật Bản tiêu thụ một lượng hải sản có trọng lượng trung bình nặng hơn cơ thể họ và với quy mô dân số như trên, chắc chắn Nhật Bản là quốc gia đứng đầu về mức tiêu thụ hải sản trên thế giới.

Trong những năm gần đây, trung bình mỗi năm Nhật Bản có thể khai thác được 6.626 triệu tấn thủy sản nhưng sản lượng khai thác đang giảm dần. Nguyên nhân chủ yếu là sự đánh bắt quá mức trước đây đã gây thiệt hại về nguồn cung cấp hải sản. Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước, một mặt Nhật Bản thực hiện chính sách nhập khẩu, mặt khác mở rộng năng lực khai thác ở nhiều vùng biển quốc tế, nhưng vấp phải

sự phản đối của các tổ chức bảo vệ môi trường hoặc họ cùng đẩy mạnh việc NTTS theo phương pháp nhân tạo và bán nhân tạo nhưng không nhiều.

c.Môi trường pháp lý:

Khi xuất khẩu hàng vào thị trường Nhật Bản cần phải biết rõ và tuân thủ các quy định khắt khe của thị trường về tiêu chuẩn chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Theo quy định của Luật thương mại Nhật Bản, nhìn chung bất kỳ loại thực phẩm nào cũng đều được phép nhập khẩu vào Nhật Bản, miễn là đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, không gây hại tới sức khoẻ con người.

Các mặt hàng thực phẩm nhập khẩu vào Nhật Bản phải đáp ứng đủ các quy định và thủ tục kiểm tra nghiêm ngặt mới được phép nhập khẩu. Các nhà xuất khẩu phải chứng minh được các mặt hàng này không gây hại đến các loài động, thực vật trong nước của Nhật Bản theo các quy định cụ thể của luật đối với từng mặt hàng. Một số mặt hàng nằm trong diện quản lý nhập khẩu thì phải theo quy định của Luật ngoại hối và ngoại thương yêu cầu côta nhập khẩu, giấy phép nhập khẩu hoặc được sự đồng ý trước của bộ trưởng phụ trách chuyên ngành.

Sau đây là một số thông tin quy định về an toàn thực phẩm đối với rau, quả nhập khẩu vào Nhật Bản, EU và Hoa Kỳ được tổng hợp từ nguồn tài liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công thương:

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty tnhh thương mại – dịch vụ rong biển okivina đến năm 2020 (Trang 72)