Chiến lược phát triển thị trường:

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty tnhh thương mại – dịch vụ rong biển okivina đến năm 2020 (Trang 114)

d. DNTN Lê Huy

3.4.1.Chiến lược phát triển thị trường:

Đối với thị trường trong nước: mặc dù Okivina chiếm thị phần ít với thị trường có nhiều nhà cung cấp rong nho biển tham gia. Okivina còn đang bỏ ngỏ thị trường như các thành phố lớn Đà Nẵng, Hà Nội. Tiềm năng của thị trường này rất lớn khi thu nhập người lao động ở khu khu vực này cao. Mặt khác, hiện tại Okivina chủ yếu khai thác thị trường trong nước thông qua các kênh truyền thông là bán hàng qua mạng như nhóm mua hay cùng mua sỉ. Do hiện tại có sự thay đổi ngày càng lớn về xu hướng kênh, bên cạnh các kênh truyền thông ngày nay còn có sự hiện diện của các Siêu Thị, hội chợ, bán hàng trực tiếp, liên kết kênh, website…cùng với sự thay đổi về thói quen đi mua sắm của người dân, đó là mua sắm vào các dịp cuối tuần tại các điểm mua sắm mà họ có thể mua sắm cho tất cả các nhu cầu tiêu dùng trong một thời gian ngắn. Trong thị trường cạnh tranh khốc liệt, thương hiệu là tài sản vô hình và cũnglà vũ khí ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Để giành lại và gầy dựng thị trường trong nước Okivina cần phải thực hiện:

+ Tăng cường tiếp cận các kênh bán hàng hiện đại như hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, internet…

+ Thường xuyên cập nhật thông tin về sản phẩm, hoạt động sản xuất kinh doanh trên trang web www.rongbienokivina.com, xây dựng và phát triển hệ thống mua bán qua mạng.

+ Tăng cường hơn nữa cho hoạt động quảng cáo, khuyến mãi, hướng dẫn tiêu dung sản phẩm… nhằm tăng thị phần của mình hiện có.

+ Công ty Okivina cần mời các công ty marketing chuyên nghiệp để tư vấn và hỗ trợ cho hoạt động marketing của mình.

+ Tăng cường quảng cáo trên các phương tiện truyền thông ở các nhà hàng, khách sạn , khu du lịch của các thành phố lớn về tính chuyên nghiệp và quy mô của công ty.

+ Tài trợ các hoạt động từ thiện xã hội liên quan đến sức khỏe và dinh dưỡng. +Hợp tác và liên kết với viện nghiên cứu và địa phương trong toàn tỉnh các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật nhằm quảng bá thương hiệu.

Đối với thị trường xuất khẩu: thị trường xuất khẩu chính hiện tại là thị trường Nhật. Đây là thị trường hết sức khó tính nhưng tiềm năng vẫn còn rất lớn. Để tiếp tục mở rộng thị trường xuất khẩu, Okivina cần phải thực hiện các giải pháp sau:

+ Khai thác thị trường xuất khẩu hiện tại bằng việc tiếp tục đảm bảo chất lượng sản phẩm theo các tiêu chuẩn của thị trường Nhật Bản.

+ Tăng cường tiếp thị hình ảnh và sản phẩm của công ty thông qua các hội chợ quốc tế.

+ Hợp tác, liên kết với các đối tác chiến lược, các công ty nổi tiếng trên thế giới về ngành NTTS để tạo sự cộng hưởng trong phát triển thương hiệu.

+ Trong tình hình hiện nay, nhãn hiệu cho sản phẩm rong nho biển tại thị trường Nhật xuất xứ từ Việt Nam đang thách thức rất lớn, đòi hỏi chất lượng cao và đặc biệt là những tác động tâm lý đến người tiêu dùng. Công ty có lợi thế về thương hiệu rong nho biển trong nhiều năm qua tại Okinawa- Nhật Bản. Nhưng để quảng bá thương hiệu công ty trên toàn nước Nhật và thế giới, Công ty cần quan tâm đến vấn đề về nhãn hiệu.

+ Các loại sản phẩm bán trực tiếp cho người tiêu dùng được đóng gói bởi các công ty xuất nhập khẩu Việt Nam cần chú ý việc dán nhãn theo quy định và phong tục

tập quán của từng thị trường nhập khẩu. Đối với các sản phẩm rong nho biển, cần chú ý thiết kế bao bì thuận tiện khi sử dụng, từ việc bảo quản đến mở bao, sơ chế , sử dụng và làm vệ sinh.

Công ty cần sớm thành lập Phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới khi nhu cầu khách hàng thay đổi. Vì vậy trong thời gian tới, công ty cần đầu tư về nhân sự và các trang thiết bị cần thiết để Phòng nghiên cứu phát triển thực hiện được hiệu quả các mục tiêu lâu dài cho công ty. Trước mắt cần quan tâm và tiến hành làm ngay các việc sau:

+ Có chính sách và kinh phí cho việc nghiên cứu sản phẩm mới. Kết hợp với các chuyên gia nước ngoài trong việc nghiên cứu áp dụng những sản phẩm khoa học kỹ thuật mới. Thuê hoặc mua ao đã từng nuôi tôm và cá ở gần xưởng chế biến cải tạo đáy để dùng trong công tác nghiên cứu sản phẩm mới và trồng rong nho biển.

+ Nhằm rút ngắn thời gian nghiên cứu, thử nghiệm và đưa ra thị trường các sản phẩm mới, công ty cần liên hệ các công ty lớn có kinh nghiệm, có uy tín trên thế giới như Nhật Bản, Philippines, Indonesia, Hàn Quốc… để chuyển giao công nghệ nuôi trồng kỹ thuật cao.

+ Cùng địa phương hợp tác xây dựng kế hoạch triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng của các kỹ sư Công ty và chuyển giao công nghệ xuống cho người dân.

+Tiếp tục thực hiện và hoàn thành nghiên cứu sản phẩm Rong khổ qua biển của đội ngũ kỹ sư NTTS của Công ty từ năm 2010, triển khai chiến lược khác biệt hóa sản phẩm tạo nên sản phẩm mới thay thế trong thời gian sắp đến , nhằm tăng sản phẩm phong phú cung cấp trên thị trường rong biển.

Để tránh tình trạng đầu tư nhiều tiền của, thời gian và công sức nghiên cứu các sản phẩm nhưng không được thị trường chấp nhận, không phù hợp với thị hiếu và nhu cầu của người tiêu dùng, công tác nghiên cứu và phát triển cần thực hiện tốt tất cả các công đoạn từ thăm dò thị trường, chi phí giá thành sản xuất, sản xuất thử, thu thập ý kiến người tiêu dùng, thử nghiệm cùng cơ quan quản lý nhà nước để đăng ký sản phẩm và cuối cùng là công tác tiếp thị cho sản phẩm. Đảm bảo sản phẩm đưa ra thị trường sẽ mang lại hiệu quả cho công ty trong thời gian sớm nhất.

Cải tiến mẫu mã, bao bì sản phẩm phù hợp với thị hiếu của thị trường. Các thông tin in trên bao bì về thành phần, công dụng, cách dùng, bảo quản, thời hạn sử dụng, khuyến cáo, …phải thật rõ ràng, dễ hiểu, và đơn giản, đồng thời cần phải phù hợp với qui định nhà nước và quy định ngành.

Một phần của tài liệu chiến lược kinh doanh của công ty tnhh thương mại – dịch vụ rong biển okivina đến năm 2020 (Trang 114)