7. Kết cấu của luận văn
2.2.1. Thị trường nhân lực du lịc hở địa phương
Với những bước phát triển nhanh và mạnh, Khánh Hòa ngày càng có nhiều điểm đến hấp dẫn với nhiều sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng như hiện nay thì nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong ngành du lịch, các khách sạn, nhà hàng đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của tỉnh. Những năm qua, lượng khách đến Nha Trang – Khánh Hòa tham quan du lịch ngày càng tăng. Theo
thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Khánh Hòa, lượng khách đến du lịch tăng bình quân khoảng 11%/năm. Với 2,2 triệu lượt du khách đến tham quan du lịch trong năm 2011 - ngành du lịch Khánh Hòa cần đến gần 35.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp khoảng 14.000 người – tập trung ở nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp… Tuy nhiên hiện nay, lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tại Khánh Hòa hàng năm không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Đó là chưa kể đến nguồn nhân lực mới ra trường chưa hội đủ kinh nghiệm, kỹ năng để có thể bắt tay ngay vào công việc, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp phải mất thời gian đào tạo lại.
Theo ông Trương Đăng Tuyến, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa: "Hiện nay đối với thị trường Nha Trang - Khánh Hòa dành cho đầu tư du lịch ngày càng phát triển. Hiện nay, đã có trên 10.000 phòng trong đó có gần 4.500 phòng từ 3 đến 5 sao. Nguồn nhân lực phục vụ chuyên sâu cho ngành du lịch rất yếu và thiếu. Chúng ta hiện có các trường đào tạo ví dụ như Đại học Nha Trang, Cao đẳng Văn hóa du lịch, trường Trung cấp, Cao đẳng nghề du lịch của Bộ cũng như của tỉnh". Có thể nói, tình trạng thiếu nhân lực du lịch không chỉ là bài toán nan giải đối với ngành du lịch Khánh Hòa - mà còn là tình trạng chung của ngành du lịch cả nước. Khách quốc tế đến Nha Trang – Khánh Hòa ngày càng đông cũng là lúc các doanh nghiệp nhìn lại mình để chỉnh đốn, tập trung đầu tư vào các sản phẩm du lịch dịch vụ mang chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách khi đến tham quan nghỉ dưỡng ở thành phố biển.
Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm 40.000 lao động nhưng số lượng sinh viên chuyên ngành du lịch ra trường chỉ đáp ứng 60% nhu cầu, trong đó chỉ có 12% đạt trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, nhất là trình độ ngoại ngữ. [32] Nắm bắt xu hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, ngành du lịch Khánh Hòa đã làm việc cụ thể với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh cũng như các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch nhằm đào tạo nguồn nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu thực tế. Với những hoạch định cụ thể trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh, hy vọng đến năm 2015, bên cạnh kết quả đạt được về kế hoạch doanh thu cũng như lượng khách đến Khánh Hòa thì cơ bản từng bước, Nha Trang – Khánh Hòa sẽ có được nguồn nhân lực du lịch tốt, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch địa phương.
Bảng 2.4 Nguồn nhân lực ngành du lịch đã qua đào tạo năm 2013 của tỉnh Khánh Hòa
STT Cơ sở đào tạo Số lƣợng
ngƣời
Ghi chú
1 Trường Đại học Nha Trang 120 Trường công lập thuộc hệ giáo dục đào tạo
2 Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật & Du lịch Khánh Hòa
450 Trường công lập thuộc hệ giáo dục đào tạo
3 Trường Cao đắng Sư phạm Nha Trang
200 Trường công lập thuộc hệ giáo dục đào tạo
4 Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang
350 Trường công lập thuộc hệ giáo dục dạy nghề
5 Trường Cao đẳng nghề Quốc tế Nam Việt
300 Trường Tư thục thuộc hệ giáo dục dạy nghề
6 Trường Đại học Thái Bình Dương 70 Trường Tư thục thuộc hệ giáo dục đào tạo
7 Trường Đại học Tôn Đức Thắng, cơ sở Nha Trang
50 Trường công lập thuộc hệ giáo dục đào tạo
8 Trường Cao đẳng nghề Nha Trang 350 Trường công lập thuộc hệ giáo dục dạy nghề
9 Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Trần Đại Nghĩa
150 Trường Tư thục thuộc hệ giáo dục đào tạo
10 Trường Trung cấp nghề Cam Ranh
150 Trường công lập thuộc hệ giáo dục dạy nghề
11 Trung tâm dạy nghề nghiệp vụ Du lịch Khách sạn quốc tế Yasaka Sài Gòn – Nha Trang
400 Trung tâm dạy nghề do DN thành lập
12 Trường Trung cấp nghề Vạn Ninh 200 Trường công lập thuộc hệ giáo dục dạy nghề
(Nguồn: Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Sở Giáo dục & Đào tạo Khánh Hòa.)
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 12 cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch. Bao gồm: 03 trường Đại học, 05 trường Cao đẳng và Cao đẳng nghề, 03 trường Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề, 01 Trung tâm đào tạo nghề. Trong số đó, chỉ có trường Đại học Nha Trang đào tạo trình độ Đại học chuyên ngành quản trị du lịch từ năm 2006, các trường Đại học Thái Bình Dương, Đại học Tôn Đức Thắng cũng bắt đầu đào tạo nhân lực ngành du lịch ở trình độ Đại học từ năm 2011. Trung tâm dạy nghề nghiệp vụ Du lịch Khách sạn Quốc tế Yasaka Sài Gòn – Nha Trang do Khách sạn Yasaka Sài Gòn – Nha Trang thành lập năm 2008. Trung tâm thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, ngành nghề đào tạo gồm: lễ tân, buồng, bàn, bếp.
Có thể nói, với quy mô và số lượng học viên được đào tạo tại các cơ sở đào tạo trên chỉ mới cung cấp phần nào một lực lượng lao động đã qua đào tạo cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.