Nâng cao kỹ năng

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Vinpearl (Trang 31)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Nâng cao kỹ năng

Kỹ năng nghề nghiệp là một dạng năng lực đặc biệt phản ảnh sự hiểu biết về trình độ thành thạo tay nghề, và những kinh nghiệm, mức độ tinh xảo cần thiết để thực hiện công việc; kỹ năng nghề nghiệp có được nhờ vào quá trình rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm từ thực tiễn. Do vậy, đây là kết quả chủ yếu của quá trình đào tạo, tự đào tạo trong thực tế hoạt động và cũng phụ thuộc vào kiến thức, kinh nghiệm của cá nhân người lao động [20].

Phát triển kỹ năng nghề nghiệp là nội dung căn bản trong phát triển NNL tại doanh nghiệp, quyết định hiệu quả sử dụng NNL. Bởi lẽ, cho dù đạt được một trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng thiếu kỹ năng và sự lành nghề cần thiết, người lao động không thể hoàn thành một cách có hiệu quả trong quá trình lao động sản xuất của mình trong thực tiễn.

Trình độ kỹ năng nghề nghiệp của CBNV trong doanh nghiệp được tăng dần và nâng lên, khi có sự quan tâm và giải quyết tốt việc lập kế hoạch và quản lý nghề nghiệp. Trình độ nghề nghiệp được phản ảnh thông qua chỉ tiêu phân bổ lao động theo độ tuổi sử dụng ngành nghề và cơ cấu sử dụng ngành nghề trong từng độ tuổi.

Hoạt động của con người trong tổ chức được thực hiện trong 3 lĩnh vực chủ yếu: Làm việc với con người, với các số liệu và với các loại vật dụng.

- Khi làm việc với con người, kỹ năng nghề nghiệp, sẽ được nâng cao, tăng dần theo hướng: chỉ dẫn, phục vụ, thay đổi thông tin, kèm cặp, thuyết phục, cố vấn, hướng dẫn, thanh tra, giám sát, đàm phán…

- Làm việc với các loại dữ liệu, kỹ năng nghề nghiệp, sẽ dần nâng lên theo hướng: so sánh, sao chép, biên soạn, tính toán, phân tích, đổi mới, phối hợp và tổng hợp.

- Làm việc với các loại vật dụng, kỹ năng nghề nghiệp, sẽ dần nâng lên theo hướng: bảo quản, trông nom, nuôi dưỡng, điều khiển, kiểm tra, tác nghiệp hoặc thao tác, thực hiện công việc đòi hỏi mức độ chính xác đặc biệt.

Khi đánh giá kỹ năng nghề nghiệp người ta thường sử dụng các công cụ đo lường định tính để xác định mức độ đáp ứng về kỹ năng như: Khả năng vận dụng kiến

thức vào thực tiễn; sự thành thạo, kỹ xảo, khả năng xử lý tình huống và các khả năng truyền đạt, thu hút sự chú ý, ứng xử trong giao tiếp…

Như vậy, để phát triển kỹ năng nghề nghiệp của người lao động, doanh nghiệp cần chú trọng đảm bảo cho nhân viên có các kỹ năng, trình độ lành nghề cần thiết nhằm hoàn thành tốt các công việc được giao và tạo điều kiện cho nhân viên được phát triển tối đa các năng lực cá nhân. Nói cách khác, doanh nghiệp cần phải làm tốt các công việc như: lập kế hoạch nghề nghiệp và quản lý nghề nghiệp; thực hiện tốt công tác hoạch định NNL và khuyến khích người lao động bằng cách tạo động lực thúc đẩy NNL.

- Công tác lập kế hoạch nghề nghiệp và quản lý nghề nghiệp. Trong đó, lập kế hoạch nghề là quá trình thông qua đó từng cá nhân nhận dạng và thực hiện các bước nhằm đạt tới những mục tiêu của nghề nghiệp và quản lý nghề nghiệp là quá trình thông qua đó các tổ chức tuyển chọn, đánh giá, phân loại và phát triển nhân viên, nhằm đảm bảo một tập thể đủ trình độ để đáp ứng mục tiêu của doanh nghiệp và quản lý nghề nghiệp.

- Thực hiện tốt công tác hoạch định NNL, nhằm phát hiện những vị trí công việc khiếm khuyết, dư thừa nhân lực trong các bộ phận của doanh nghiệp. Đảm bảo đầy đủ cả về số lượng lẫn chất lượng về NNL, để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của doanh nghiệp. Đồng thời làm tốt công tác phân tích công việc giúp cho người lao động hiểu rõ cụ thể và chi tiết công việc phải làm, khắc phục những nhược điểm, từ đó có thể tăng năng suất lao động.

- Khuyến khích người lao động bằng cách tạo động lực thúc đẩy NNL như: làm cho người lao động yêu thích hăng say với công việc được giao; có chế độ đãi ngộ, khen thưởng công bằng, phù hợp; khuyến khích người lao động tham gia vào quá trình quản lý, đặc biệt chú ý NNL có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật cao.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Vinpearl (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)