Nâng cao động lực thúc đẩy

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Vinpearl (Trang 34)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.9.Nâng cao động lực thúc đẩy

Động lực là cái thúc đẩy, kích thích người lao động làm việc và cống hiến [12]. Động lực được hình thành bởi nhu cầu và lợi ích. Nhu cầu là những đòi hỏi của con người muốn có điều kiện nhất định để sống và phát triển. Lợi ích là những nhu cầu được thỏa mãn.

Nâng cao động lực thúc đẩy được hiểu là tổng thể các chính sách, biện pháp, công cụ tác động lên NLĐ làm cho họ có nhiều phấn khởi, hăng say, tự nguyện trong công việc để thực hiện mục tiêu của tổ chức [21].

Nâng cao động lực thúc đẩy có ý nghĩa quan trọng đối với chính bản thân NLĐ cũng như đối với sự phát triển lâu dài, bền vững của doanh nghiệp.

Để nâng cao động lực thúc đẩy, doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều biện pháp khác nhau, cụ thể như sau:

a. Công tác tiền lương

Tiền lương được hiểu là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho NLĐ khi họ hoàn thành công việc theo chức năng, nhiệm vụ được pháp luật quy định hoặc được hai bên thỏa thuận trong hợp đồng lao động [2].

Các yếu tố cấu thành : Lương cơ bản, thưởng, các khoản phụ cấp, các khoản phúc lợi xã hội…[12]. Đây là những yếu tố con người cần phải có và dùng nó để thỏa mãn nhu cầu tối thiểu của mình. Chính vì vậy yếu tố tiền lương được sử dụng như một đòn bẩy để kích thích tính tích cực của người lao động.

Nhìn chung, tiền lương có thể sử dụng để kích thích nhân viên trong công ty theo ba cấp độ: Kích thích cá nhân, kích thích theo nhóm và kích thích theo kết quả hoạt động chung của doanh nghiệp [2].

Các doanh nghiệp thường có nhiều quan điểm khác nhau về tiền lương phải trả cho NLĐ. Tuy nhiên, nhìn chung đều hướng tới năm mục tiêu cơ bản: thu hút lao

động, duy trì những lao động giỏi, kích thích động viên, hiệu quả về mặt chi phí, đáp ứng nhu cầu của pháp luật [2].

Thông thường, có ba hình thức trả lương chủ yếu áp dụng trong các doanh nghiệp, bao gồm: Trả lương theo thời gian; trả lương theo nhân viên và trả lương theo kết quả thực hiện công việc [2].

Yếu tố ảnh hưởng đến việc trả lương rất đa dạng, phong phú và có thể chia thành bốn nhóm: Các yếu tố bên ngoài, các yếu tố thuộc về bản thân doanh nghiệp, các yếu tố về công việc và các yếu tố thuộc về cá nhân người lao động [5]. Tóm tắt các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả lương được trình bày trong bảng 1.1

Bảng 1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc trả lương

1. Yếu tố từ bên ngoài Thị trường LĐ

Cung cầu, sức lao động

Các định chế về giáo dục và đào tạo

Sự thay đổi trong cơ cấu đội ngũ LĐ

Tỷ lệ thất nghiệp

Điều kiện kinh tế trong nước và quốc tế Các tổ chức công đoàn Sự khác biệt về trả lương theo vùng địa lý Các quy định và pháp luật của chính phủ

Các mong đợi của xã hội, phong tục, tập quán

2. Yếu tố thuộc về tổ chức, doanh nghiệp Tổ chức, DN thuộc về ngành

hoặc lĩnh vực SXKD nào DN có tổ chức công đoàn? Lợi nhuận và khả năng trả lương

Quy mô của DN

Trình độ trang bị kỹ thuật Quan điểm triết lý của DN Mục tiêu, chiến lược

DN đặt mức lương hay theo các mức lương trên thị trường

Nhóm làm việc

Cơ cấu hỗn hợp giữa tiền lương và phúc lợi

Các mối quan hệ công việc sẵn có

Các chính sách, thực tiễn, thủ tục trả lương

3. Yếu tố thuộc về công việc Kiến thức, kỹ năng

Điều kiện làm việc: điều kiện làm việc, các rủi ro khó tránh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cố gắng: Yêu cầu về thể lực, yêu cầu về trí lực, quan tâm đến những chi tiết, áp lực công việc và những yêu cầu cần quan tâm khác.

Trách nhiệm về các vấn đề: tiền bạc, khen thưởng tài chính; kiểm soát; lãnh đạo người khác, quan hệ với cộng đồng…

4. Yếu tố thuộc về cá nhân Kết quả thực hiện công việc,

nămg suất, chất lượng Khả năng thăng tiến Thâm niên, kinh nghiệm Tiềm năng phát triển Sự ưa thích cá nhân

Để chế độ tiền lương có thể nâng cao động lực thúc đẩy người lao động, các doanh nghiệp cần phải xây dựng chính sách tiền lương hợp lý và thực hiện rõ ràng, minh bạch công tác tiền lương, nếu không sẽ gây mâu thuẫn giữa NLĐ và người quản lý, hoặc giữa những NLĐ với nhau, tạo ra những tác dụng không mong muốn.

b. Các yếu tố tinh thần

Nâng cao động lực thúc đẩy NLĐ bằng những yếu tố tinh thần là dùng lợi ích tinh thần để nâng cao tính tích cực, khả năng làm việc của NLĐ [12].

Yếu tố tinh thần là những yếu tố thuộc về tâm lý của con người và không thể định lượng được như: khen, tuyên dương, ý thức thành đạt, sự kiểm soát của cá nhân đối với công việc của mình được đánh giá cao, phát động phong trào văn thể mỹ trong doanh nghiệp… Các yếu tố này mang lại sự thỏa mãn về tinh thần cho NLĐ, tạo ra tâm lý tin tưởng, yên tâm, cảm giác an toàn cho NLĐ. Như vậy họ sẽ làm việc hăng say với tất cả sức sáng tạo của mình.

Muốn nâng cao động lực thúc đẩy NLĐ làm việc bằng yếu tố tinh thần thì doanh nghiệp phải tìm hiểu những tồn tại làm ảnh hưởng đến tinh thần NLĐ, làm hạn chế và kìm hãm lòng nhiệt tình, sự hăng say và khả năng sáng tạo của NLĐ. Doanh nghiệp phải nhìn nhận đúng mức những thành quả mà NLĐ tạo ra, phải có sự khen thưởng, khích lệ, tuyên dương trước tập thể để NLĐ có động lực phấn đấu, tiếp tục cống hiến cho doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Vinpearl (Trang 34)