7. Kết cấu của luận văn
2.1.5. Đặc điểm các nguồn lực
a. Nguồn lực tài chính
Tài sản của công ty có xu hướng tăng qua các năm, đời sống vật chất và tinh thần của người lao động được cải thiện nhiều, nguồn tài chính chi hỗ trợ học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ cũng được gia tăng đáng kể.
Nguồn lực tài chính của Công ty được thể hiện ở bảng 2.1.
Bảng 2.1: Các chỉ tiêu nguồn vốn của Công ty thời gian qua
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm
2010 2011 2012 2013
Vốn chủ sở hữu 1.184 1.955 3.818 4.176
Quỹ khen thưởng, phúc lợi 6,6 7,9 8,2 8,6
Quỹ khác 13,2 15,8 16,4 17,2
Tổng cộng 1.203,8 1.978,7 3.842,6 4.201,8
(Nguồn: Báo cáo của phòng Kế toán)
Qua số liệu bảng 2.1, có thể thấy vốn chủ sở hữu của Công ty có chiều hướng tăng qua các năm và đến năm 2013 là 4.176 tỷ đồng. Với nguồn lực tài chính mạnh như trên sẽ là điều kiện thuận lợi để Công ty đầu tư nhiều vào rất nhiều lĩnh vực khác, tham gia góp vốn vào các dự án có hiệu quả và đầu tư nhiều cho công tác phát triển nguồn nhân lực trong thời gian đến.
b. Nguồn lực cơ sở vật chất
Nguồn lực cơ sở vật chất của Công ty được đầu tư và xây dựng khá hiện đại, tân tiến phần nào đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách tiêu chuẩn 5-6*. Qua số liệu bảng 2.2, có thể thấy tài sản cố định hữu hình của Công ty có chiều hướng tăng đều qua các năm và đến năm 2013 là 1.324 tỷ đồng. Vì vậy, phần nào đã đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách hiện tại cũng như trong những năm tới. Đồng thời, khi Công ty đầu tư và xây mới và trang bị thêm trang thiết bị hiện đại, cần chú trọng công tác phát triển nguồn nhân lực để người lao động có thể theo kịp sự phát triển của khoa học công nghệ hiện đại.
Bảng 2.2. Nguồn lực cơ sở vật chất của Công ty thời gian qua (ĐVT: Tỷ đồng) Chỉ tiêu Năm 2010 2011 2012 2013 Tài sản cố định hữu hình 1.192,9 1.183 1.264 1.324 Tài sản cố định vô hình 97 297 322 331
Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 656,1 1.384,8 1.268 1.037
Tổng cộng 1.946 2.865 2.854 2.648
(Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty) 2.1.6. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty thời gian qua
Bảng 2.3. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thời gian qua
ĐVT: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu 576 848 808 1.284
Chi phí 509,8 768,9 726,4 1.198,3
Lợi nhuận sau thuế TNDN 66,2 79,1 81,6 85,7
(Nguồn: Báo cáo của phòng Kế toán từ năm 2010 đến 2013)
Qua số liệu bảng 2.3, ta có thể thấy tuy gặp không ít khó khăn, song với sự nỗ lực cố gắng của tập thể lãnh đạo và CBCNV trong toàn Công ty, tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua tương đối ổn định.
- Về doanh số: Từ năm 2010 doanh thu đạt 576 tỷ đồng đến năm 2011 nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi nên doanh thu có tăng nhưng chưa cao chỉ đạt 848 tỷ đồng. Nhưng đến năm 2012 doanh số này có xu hướng giảm trở lại do tình hình kinh tế thế giới có dấu hiệu chững lại và ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Doanh số năm 2013 lại có dấu hiệu khởi sắc và đạt 1.284 tỷ đồng.
- Về thu nhập: Thu nhập của người lao động toàn công ty so với mặt bằng lương tại thành phố Nha Trang không cao và ở mức trên trung bình, năm 2010 thu nhập bình quân hàng tháng của người lao động là 4,5 triệu đồng, đến năm 2011 và 2012 thu nhập bình quân hàng tháng đạt 5,5 triệu đồng, và đến năm 2013 thu nhập bình quân hàng tháng đạt 6,7 triệu đồng đảm bảo cuộc sống cho người lao động.
hàng đầu Việt Nam, năm lần liên tiếp đạt giải thưởng Sao vàng đất Việt, giải thưởng Vàng thường niên – Gold Circle 2012, giải thưởng The Guide Award 2012 – 2013, sân golf có cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất Việt Nam, chứng nhận xuất sắc của TripAdvisor, “Kiến trúc tiêu biểu Việt Nam thời kỳ đổi mới” do Hội kiến trúc sư Việt Nam trao tặng, …
Nhìn chung, kết quả hoạt động của Công ty là khả quan thể hiện xu hướng ổn định trong hoạt động kinh doanh, phù hợp với xu thế phát triển trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt.
Đồ thị 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh
Nguồn: Báo cáo của phòng Kế toán từ năm 2010 đến 2013
2.2. Thực trạng phát triển nguồn nhân lực tại công ty TNHH MTV Vinpearl thời gian qua thời gian qua
2.2.1. Thị trường nhân lực du lịch ở địa phương[31].
Với những bước phát triển nhanh và mạnh, Khánh Hòa ngày càng có nhiều điểm đến hấp dẫn với nhiều sản phẩm, dịch vụ phong phú, đa dạng, đáp ứng nhu cầu tham quan nghỉ dưỡng ngày càng cao của du khách.
Tuy nhiên, với sự phát triển nhanh chóng như hiện nay thì nhu cầu về nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ trong ngành du lịch, các khách sạn, nhà hàng đang trở thành vấn đề đáng quan tâm của tỉnh. Những năm qua, lượng khách đến Nha Trang – Khánh Hòa tham quan du lịch ngày càng tăng. Theo
thống kê của Sở Văn hóa, Thể thao Du lịch Khánh Hòa, lượng khách đến du lịch tăng bình quân khoảng 11%/năm. Với 2,2 triệu lượt du khách đến tham quan du lịch trong năm 2011 - ngành du lịch Khánh Hòa cần đến gần 35.000 lao động, trong đó lao động trực tiếp khoảng 14.000 người – tập trung ở nghiệp vụ buồng, bàn, bar, bếp… Tuy nhiên hiện nay, lượng sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành tại Khánh Hòa hàng năm không đủ đáp ứng nhu cầu tuyển dụng. Đó là chưa kể đến nguồn nhân lực mới ra trường chưa hội đủ kinh nghiệm, kỹ năng để có thể bắt tay ngay vào công việc, dẫn đến tình trạng nhiều doanh nghiệp phải mất thời gian đào tạo lại.
Theo ông Trương Đăng Tuyến, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Khánh Hòa: "Hiện nay đối với thị trường Nha Trang - Khánh Hòa dành cho đầu tư du lịch ngày càng phát triển. Hiện nay, đã có trên 10.000 phòng trong đó có gần 4.500 phòng từ 3 đến 5 sao. Nguồn nhân lực phục vụ chuyên sâu cho ngành du lịch rất yếu và thiếu. Chúng ta hiện có các trường đào tạo ví dụ như Đại học Nha Trang, Cao đẳng Văn hóa du lịch, trường Trung cấp, Cao đẳng nghề du lịch của Bộ cũng như của tỉnh". Có thể nói, tình trạng thiếu nhân lực du lịch không chỉ là bài toán nan giải đối với ngành du lịch Khánh Hòa - mà còn là tình trạng chung của ngành du lịch cả nước. Khách quốc tế đến Nha Trang – Khánh Hòa ngày càng đông cũng là lúc các doanh nghiệp nhìn lại mình để chỉnh đốn, tập trung đầu tư vào các sản phẩm du lịch dịch vụ mang chuẩn quốc tế, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của du khách khi đến tham quan nghỉ dưỡng ở thành phố biển.
Theo Tổng cục Du lịch, mỗi năm toàn ngành cần thêm 40.000 lao động nhưng số lượng sinh viên chuyên ngành du lịch ra trường chỉ đáp ứng 60% nhu cầu, trong đó chỉ có 12% đạt trình độ Cao đẳng, Đại học trở lên, chưa đáp ứng được yêu cầu về chất lượng, nhất là trình độ ngoại ngữ. [32] Nắm bắt xu hướng phát triển du lịch trong thời gian tới, ngành du lịch Khánh Hòa đã làm việc cụ thể với các trường đại học, cao đẳng, trung cấp trên địa bàn tỉnh cũng như các cơ sở đào tạo nghiệp vụ du lịch nhằm đào tạo nguồn nhân lực du lịch phù hợp với nhu cầu thực tế. Với những hoạch định cụ thể trong công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch của tỉnh, hy vọng đến năm 2015, bên cạnh kết quả đạt được về kế hoạch doanh thu cũng như lượng khách đến Khánh Hòa thì cơ bản từng bước, Nha Trang – Khánh Hòa sẽ có được nguồn nhân lực du lịch tốt, góp phần vào sự phát triển chung của ngành du lịch địa phương.
Bảng 2.4 Nguồn nhân lực ngành du lịch đã qua đào tạo năm 2013 của tỉnh Khánh Hòa
STT Cơ sở đào tạo Số lƣợng
ngƣời
Ghi chú
1 Trường Đại học Nha Trang 120 Trường công lập thuộc hệ giáo dục đào tạo
2 Trường Cao đẳng Văn hóa, Nghệ thuật & Du lịch Khánh Hòa
450 Trường công lập thuộc hệ giáo dục đào tạo
3 Trường Cao đắng Sư phạm Nha Trang
200 Trường công lập thuộc hệ giáo dục đào tạo
4 Trường Cao đẳng nghề Du lịch Nha Trang
350 Trường công lập thuộc hệ giáo dục dạy nghề
5 Trường Cao đẳng nghề Quốc tế Nam Việt
300 Trường Tư thục thuộc hệ giáo dục dạy nghề
6 Trường Đại học Thái Bình Dương 70 Trường Tư thục thuộc hệ giáo dục đào tạo
7 Trường Đại học Tôn Đức Thắng, cơ sở Nha Trang
50 Trường công lập thuộc hệ giáo dục đào tạo
8 Trường Cao đẳng nghề Nha Trang 350 Trường công lập thuộc hệ giáo dục dạy nghề
9 Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật Trần Đại Nghĩa
150 Trường Tư thục thuộc hệ giáo dục đào tạo
10 Trường Trung cấp nghề Cam Ranh
150 Trường công lập thuộc hệ giáo dục dạy nghề
11 Trung tâm dạy nghề nghiệp vụ Du lịch Khách sạn quốc tế Yasaka Sài Gòn – Nha Trang
400 Trung tâm dạy nghề do DN thành lập
12 Trường Trung cấp nghề Vạn Ninh 200 Trường công lập thuộc hệ giáo dục dạy nghề
(Nguồn: Sở Lao động Thương binh & Xã hội, Sở Giáo dục & Đào tạo Khánh Hòa.)
Trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa hiện có 12 cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành du lịch. Bao gồm: 03 trường Đại học, 05 trường Cao đẳng và Cao đẳng nghề, 03 trường Trung cấp chuyên nghiệp và Trung cấp nghề, 01 Trung tâm đào tạo nghề. Trong số đó, chỉ có trường Đại học Nha Trang đào tạo trình độ Đại học chuyên ngành quản trị du lịch từ năm 2006, các trường Đại học Thái Bình Dương, Đại học Tôn Đức Thắng cũng bắt đầu đào tạo nhân lực ngành du lịch ở trình độ Đại học từ năm 2011. Trung tâm dạy nghề nghiệp vụ Du lịch Khách sạn Quốc tế Yasaka Sài Gòn – Nha Trang do Khách sạn Yasaka Sài Gòn – Nha Trang thành lập năm 2008. Trung tâm thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, ngành nghề đào tạo gồm: lễ tân, buồng, bàn, bếp.
Có thể nói, với quy mô và số lượng học viên được đào tạo tại các cơ sở đào tạo trên chỉ mới cung cấp phần nào một lực lượng lao động đã qua đào tạo cho các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn tỉnh.
2.2.2. Thực trạng nguồn nhân lực
2.2.2.1. Về số lượng nhân lực của Công ty
Số lượng nhân lực của công ty được thể hiện theo bảng 2.5:
Bảng 2.5. Nguồn nhân lực của Công ty thời gian qua
Bộ phận
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số LĐ TT(%) LĐ TT(%) Số LĐ TT(%) Số Số LĐ TT(%) Ban Tổng giám đốc 10 0,6% 9 0.5% 7 0.3% 8 0.4%
Ban Kiểm soát 8 0,5% 11 0.6% 9 0.4% 8 0.4%
Kế toán 38 2,4% 41 2.2% 37 1.8% 40 1.8% Hành chính 5 0,3% 7 0.4% 8 0.4% 7 0.3% Nhân sự 8 0,5% 10 0.5% 9 0.4% 8 0.4% Cung ứng 15 1,0% 17 0.9% 20 0.9% 18 0.8% Luật sư 4 0,3% 3 0.2% 4 0.2% 4 0.2% Quan hệ nhà đầu tư 7 0,4% 10 0.5% 11 0.5% 8 0.4% Công nghệ thông tin 11 0,7% 7 0.4% 8 0.4% 7 0.3% Vận chuyển và Sửa chữa 201 12,8% 257 13.7% 287 13.6% 280 12.4% Phát triển dự án 8 0,5% 5 0.3% 9 0.4% 5 0.2% Khách sạn 925 59,0% 1.124 59.9% 1.309 62.1% 1,485 66.0% Đào tạo và Kiểm soát chất lượng 7 0,4% 6 0.3% 9 0.4% 7 0.3%
Vui chơi giải trí 157 10,0% 178 9.5% 187 8.9% 182 8.1%
An ninh 141 9,0% 165 8.8% 168 8.0% 160 7.1% Kinh doanh và Marketing 14 0,9% 16 0.9% 15 0.7% 13 0.6% Kiểm soát và phân tích tài chính 8 0,5% 9 0.5% 11 0.5% 10 0.4% Tổng cộng 1.567 100% 1.875 100% 2.108 100% 2.250 100%
Nhìn chung, số lượng lao động của công ty có xu hướng gia tăng cả về số lượng và chất lượng theo sự phát triển hàng năm của công ty. Đặc biệt là số lượng lao động tại các khách sạn của công ty, số lượng lao động năm 2010 với tỷ lệ 59% (chiếm 925 người) nhưng đến năm 2013 số lượng lao động này đã tăng đạt tỷ lệ 66% (chiếm 1.485 người). Các bộ phận còn lại tùy thuộc vào kế hoạch kinh doanh đã được điều chỉnh tăng giảm theo từng năm.
2.2.2.2 Về cơ cấu nguồn nhân lực của công ty
Với quy mô phát triển nhanh đòi hỏi công ty phải có sự sắp xếp, bố trí NNL một cách khoa học và chuyên nghiệp hơn đảm bảo nguyên tắc đúng người, đúng việc. Bên cạnh đó cần phải có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cho người lao động để họ có đủ kỹ năng và kiến thức làm chủ công nghệ, không ngừng nâng cao năng suất và chất lượng phục vụ.
- Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ
Số lượng lao động của công ty đã gia tăng cả về số lượng và chất lượng theo quy mô phát triển nhanh chóng của tập đoàn. Năm 2010 số lượng lao động trực tiếp với tỷ lệ 65,4% (chiếm 1.025 người) thì đến năm 2013 số lượng lao động trực tiếp đã tăng lên đạt tỷ lệ 66,8% (chiếm 1.503 người). Số lượng lao động gián tiếp làm việc tại các phòng ban dường như không có sự thay đổi. Cụ thể năm 2010 số lao động gián tiếp chiếm tỷ lệ 34,6% (chiếm 542 người) thì đến năm 2013 con số này chỉ còn 33,2% (chiếm 747 người). Chỉ tiêu này cũng phù hợp với tiêu chí phát triển của tập đoàn nhằm giảm bớt số lượng lao động gián tiếp và tăng số lượng lao động trực tiếp.
Bảng 2.6 Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ qua các năm
Chỉ tiêu
Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Số LĐ TT(%) Số LĐ TT(%) Số LĐ TT(%) Số LĐ TT(%)
Tổng lao động 1.567 100 1.875 1000 2.108 100 2.250 100
LĐ trực tiếp 1.025 65,4 1.213 64,7 1.393 66,1 1.503 66,8
LĐ gián tiếp 542 34,6 662 35,3 715 33,9 747 33,2
Nguồn: Báo cáo phòng Nhân sự
Ghi chú:
Lao động trực tiếp bao gồm các bộ phận như: Lễ tân, Buồng phòng, Ẩm thực, Spa, Thể thao, Kinh doanh…
Lao động gián tiếp bao gồm các bộ phận: khối quản lý hành chính, Kế toán, Nhân sự, Đào tạo, Kỹ thuật – Bảo trì…
Đồ thị 2.2: Cơ cấu lao động theo nghiệp vụ qua các năm
Nguồn : Tổng hợp số liệu từ phòng Nhân sự
Dựa trên bảng 2.6 cho thấy lực lượng lao động trực tiếp phục vụ khách trong năm 2012 chiếm tỷ trọng tương đối lớn 66,1%. Đây là nét đặc thù chung của ngành du lịch và của công ty nói riêng nhằm đảm bảo phục vụ khách được tốt nhất và tạo sự hài lòng cho du khách. Bên cạnh đó, số lao động tuy có tăng lên qua các năm nhưng về cơ cấu chủ yếu biến động xảy ra ở bộ phận lao động trực tiếp với lý do chính là thuyên chuyển công tác.
Bảng 2.7: Biến động nguồn nhân lực trong thời gian qua
Nội dung Năm 2010
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Số lao động rời khỏi công ty(người) 353 330 390 369 Số lao động tuyển thay thế(người) 178 265 405 289 Tổng số lao động(người/năm) 1.567 1.875 2.108 2.250 Tỷ lệ lao động nghỉ việc(%) 22,5 17,6 18,5 16,4
(Nguồn: Báo cáo phòng Nhân sự)
Biến động về nhân lực có xu hướng tăng giảm theo các năm, cụ thể năm 2010 có 353 người lao động nghỉ việc, chiếm tỷ lệ 22,5%. Nhưng đến năm 2011 lại giảm xuống 17,6% và đây là tín hiệu đáng mừng vì nếu tỷ lệ người lao động nghỉ việc tiếp tục tăng sẽ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty. Năm 2012 số lượng người lao động nghỉ việc có phần tăng là do sự thu hút nhân lực của các resort và
khách sạn mới mở. Nhận thức được vấn đề này, công ty không chỉ chú trọng vào việc phát triển NNL có sẵn, mà còn chú trọng tới việc thu hút và phát triển nguồn nhân lực mới, trong đó đa phần là đội ngũ nhân lực trẻ và có năng lực thực sự.
Tóm lại, mục tiêu chính sách phát triển nguồn nhân lực chưa thật sự hợp lý