7. Kết cấu của luận văn
1.4. Đặc thù nguồn nhân lực của ngành du lịch
NNL trong ngành du lịch bao gồm lao động sản xuất vật chất và lao động sản xuất phi vật chất. Trong đó lao động sản xuất phi vật chất chiếm tỷ trọng lớn.
Lao động trong ngành du lịch hình thành và phát triển trên cơ sở sự phân công lao động xã hội nên mang các đặc điểm chung của lao động xã hội [19]. Tuy nhiên ngành công nghiệp du lịch là ngành kinh tế có nhiều nét đặc thù nên NNL cũng có những đặc thù riêng:
- Lao động trong ngành du lịch có tính chuyên môn hóa cao. Mỗi bộ phận lao động từng khâu, từng công đoạn trong chu trình phục vụ khách du lịch. Kết quả hoạt động của từng bộ phận đều có ảnh hưởng dây chuyền đến các bộ phận khác trong toàn bộ hệ thống nên các bộ phận trở nên phụ thuộc lẫn nhau.
- Thời gian lao động phụ thuộc vào thời gian, đặc điểm tiêu dùng của khách du lịch bất kể thời gian nào khách đến cũng phải tiếp đón, phục vụ. Vì vậy, người lao động thường phải làm thêm giờ và làm việc vào cả những ngày Lễ, ngày nghỉ. Nhiều đơn vị phải hoạt động liên tục 24 giờ/ngày, 7 ngày/tuần.
- Cường độ lao động ở bộ phận trực tiếp có thể không cao nhưng phải chịu áp lực tâm lý lớn do thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều đối tượng khách du lịch khác nhau về: quốc tịch, độ tuổi, giới tính, trình độ nghề nghiệp, thói quen…
- Tỷ lệ lao động trẻ, lao động nữ cao hơn những ngành khác.
- Có sự biến động mạnh về số lượng theo thời gian trong năm: Do ảnh hưởng của tính thời vụ, các hoạt động du lịch thường diễn ra sôi động trong một thời gian nhất định của năm (mùa cao điểm). Công ty phải tuyển dụng thêm các lao động thời
vụ để đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phục vụ khách của mình. Tỷ lệ luân chuyển lao động cao trong nội bộ ngành, tỷ lệ lao động vào ngành và rời khỏi ngành cao.
- Cơ cấu đội ngũ lao động trong ngành du lịch khá đa dạng về trình độ văn hóa, nghiệp vụ, thâm niên công tác, kỹ năng xã hội. Lao động trong kinh doanh du lịch cần nhiều lao động có kỹ năng cao về nghiệp vụ khác nhau, đồng thời tỷ lệ lao động không có kỹ năng cũng khá lớn.
Lực lượng lao động làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp du lịch lại được chia thành 4 nhóm cơ bản với vai trò và đặc trưng khác nhau trong quá trình hoạt động kinh doanh du lịch: [14]
+ Nhóm lao động chức năng quản lý chung: gồm những người đứng đầu các đơn vị kinh tế cơ sở (Tổng Giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc hoặc các chức danh tương đương). Nhóm lao động này có nhiệm vụ tìm kiếm nhân tài, sử dụng người giỏi, tổ chức và điều hành công việc một cách trôi chảy cho mục đích kinh doanh có hiệu quả cao.
+ Nhóm lao động chức năng quản lý theo các nghiệp vụ kinh tế: gồm lao động thuộc phòng chức năng (tài chính - kế toán, vật tư thiết bị, tổng hợp, quản lý nhân sự...). Nhiệm vụ chính của lao động thuộc các bộ phận này là tổ chức hạch toán kinh doanh, tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp, tổ chức lao động, tổ chức các hoạt động kinh doanh, hoạch định quy mô và tốc độ phát triển doanh nghiệp.
+ Nhóm lao động chức năng đảm bảo điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp du lịch: Nhân viên thường trực bảo vệ; làm vệ sinh môi trường; phụ trách công tác sửa chữa điện nước; cung ứng hàng hoá; nhân viên tạp vụ... trong các công ty, doanh nghiệp kinh doanh du lịch.
+ Nhóm lao động trực tiếp cung cấp dịch vụ cho khách: Đây là những lao động trực tiếp tham gia vào quá trình kinh doanh du lịch, trực tiếp cung cấp dịch vụ và phục vụ cho du khách. Nhóm lao động này rất đông đảo, thuộc nhiều ngành nghề khác nhau và đòi hỏi phải tinh thông nghề nghiệp.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ ngoại ngữ của người lao động trong các doanh nghiệp du lịch cũng phải đảm bảo chất lượng chuyên môn theo tiêu chuẩn Việt Nam về xếp hạng khách sạn.
Bảng 1.2 Bảng tiêu chuẩn quốc gia TCVN 4391:2009 về Khách sạn – Xếp hạng
Chức danh Tiêu chuẩn Việt Nam
(Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ)
Cấp quản lý Tốt nghiệp ĐH Du lịch, nếu tốt nghiệp ngành khác phải qua bồi dưỡng quản lý lưu trú du lịch, an ninh, an toàn, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Năm năm kinh nghiệm trong nghề.
Thông thạo một ngoại ngữ và giao tiếp tốt một ngoại ngữ khác. Trưởng bộ phận Chứng chỉ Cao đẳng nghề hoặc chứng chỉ của Hội đồng cấp chứng
chỉ nghiệp vụ du lịch.
Bốn năm kinh nghiệm trong nghề.
Thông thạo một ngoại ngữ và giao tiếp tốt một ngoại ngữ khác (riêng trưởng Lễ tân và trưởng các bộ phận trực tiếp giao dịch với khách thông thạo hai ngoại ngữ).
Sử dụng tốt vi tính văn phòng. Nhân viên phục
vụ trực tiếp
70% có chứng chỉ nghề hoặc chứng chỉ của Hội đồng cấp chứng chỉ nghiệp vụ du lịch.
30% qua lớp tập huấn nghiệp vụ. Sử dụng được vi tính văn phòng.
Nhân viên trực tiếp phục vụ khách: thông thạo một ngoại ngữ.
Nhân viên Lễ tân: thông thạo một ngoại ngữ và giao tiếp tốt một ngoại ngữ khác; sử dụng tốt vi tính văn phòng.
Nguồn: Tài liệu TCVN 4391:2009