Nâng cao tính chuyên nghiệp

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Vinpearl (Trang 32)

7. Kết cấu của luận văn

1.2.6.Nâng cao tính chuyên nghiệp

Nâng cao tính chuyên nghiệp là nội dung cơ bản trong phát triển NNL tại doanh nghiệp, quyết định hiệu quả sử dụng NNL. Bởi vì, cho dù đạt được một trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao nhưng thiếu kỹ năng và tính chuyên nghiệp cần thiết thì người lao động không thể hoàn thành một cách có hiệu quả trình độ lao động sản xuất của mình trong thực tiễn.

Tính chuyên nghiệp được thể hiện ở kết quả thực hiện công việc được giao, khả năng thích ứng và khắc phục khó khăn khi thực hiện công việc với tính kỷ luật cao. Tính chuyên nghiệp của một người làm một nghề nhất định luôn gắn với đặc thù của

nghề đó. Việc đánh giá tính chuyên nghiệp của người lao động có thể căn cứ vào các tiêu chí sau:

- Đầu ra của công việc: là toàn bộ sản phẩm có thể đánh giá được về chất lượng, số lượng mà người lao động đã thực hiện. Đây là tiêu chí quan trọng nhất vì nó liên quan trực tiếp tới việc hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của tổ chức. Đầu ra của công việc được đánh giá theo năm hướng: số lượng công việc hoàn thành, chất lượng của các công việc đã hoàn thành, tính hiệu quả của chi phí, tính kịp thời của từng công việc đã hoàn thành, chấp hành quy định và chỉ thị hành chính.

- Nếp sống văn hóa công sở và hành vi ứng xử trong công việc: Để đánh giá tính chuyên nghiệp cần phân tích sản phẩm đầu ra mà người lao động đã thực hiện, đối chiếu với kết quả của người lao động khác cùng thực hiện hoạt động đó trong bối cảnh tương tự để xác định hiệu quả làm việc của họ.

Ngoài ra, trong phát triển NNL còn nhiều phương pháp đánh giá năng lực thông qua thu thập thông tin dữ liệu về NNL: khảo sát và phân tích sử dụng các mẫu phiếu điều tra, phương pháp 360 độ, phân tích hồ sơ nhân lực, phương pháp quan sát, phỏng vấn trực tiếp và phương pháp chuyên gia.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Vinpearl (Trang 32)