Nhóm nhân tố bên trong

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Vinpearl (Trang 37)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.2. Nhóm nhân tố bên trong

a. Chiến lược phát triển và kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp

Phát triển NNL trong một tổ chức cần đáp ứng được mục tiêu phát triển của tổ chức được cụ thể hóa trong chiến lược và kế hoạch KD. Do vậy, chiến lược và kế hoạch KD năm năm cũng như hàng năm có vai trò quyết định tới phát triển NNL. Vai trò này thể hiện ở chỗ quyết định mục tiêu, phương hướng phát triển NNL thông qua công tác hoạch định phát triển NNL. Bởi vì, khi lập quy hoạch, kế hoạch phát triển NNL, chiến lược và kế hoạch KD được phân tích để xác định yêu cầu phát triển NNL đáp ứng mục tiêu phát triển KD, cụ thể là đảm bảo được cơ cấu NNL hợp lý và yêu cầu về nâng cao năng lực thực hiện của các vị trí công tác.

b. Nhân tố quản lý

Quản lý nói chung, quản lý phát triển NNL nói riêng có vai trò hết sức quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động phát triển NNL trong tổ chức. Quản lý các thay đổi về con người và tổ chức nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động KD là một trong những chức năng quan trọng của quản lý và phát triển NNL. Nhưng trực tiếp hơn nhân tố quản lý có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lực và hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều phối thực hiện các nội dung từ hoạch định, xây dựng quy hoạch, kế hoạch và triển khai thực hiện phát triển NNL trong tổ chức.

c. Hiện trạng nguồn nhân lực và xu hướng biến động nguồn nhân lực

Hiện trạng NNL của một tổ chức ở mỗi thời điểm được đặc trưng bởi quy mô, cơ cấu và chất lượng NNL. Hiện trạng NNL phụ thuộc vào kết quả phát triển NNL ở giai đoạn trước đó, nhưng lại ảnh hưởng quyết định đến yêu cầu phát triển phục vụ mục tiêu chung của tổ chức trong thời kỳ mới.

Do vậy, hiện trạng chất lượng NNL sẽ ảnh hưởng đến nhu cầu cần phát triển NNL: chất lượng NNL hiện có càng thấp thì nhu cầu phát triển NNL càng lớn và ngược lại. Bởi vì, hoạt động chủ yếu nhất của phát triển NNL là đào tạo và bồi dưỡng. Khi hiện trạng NNL còn hạn chế về năng lực thì nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng tăng, suy rộng ra thì khối lượng công tác phát triển NNL của tổ chức càng lớn.

d. Văn hóa doanh nghiệp

các cấp quản trị. Một nhà lãnh đạo tạo ra bầu không khí học tập bằng việc khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên nâng cao kiến thức, sẽ có được một đội ngũ nhân viên thích ứng nhanh nhạy với mọi biến động của thị trường. Ngoài ra các yếu tố như đồng phục, sự giải lao, giải tỏa căng thẳng, sự giúp đỡ giữa nhân viên và quản lý cũng là một trong những yếu tố thúc đẩy sự phát triển NNL cho doanh nghiệp.

e. Khả năng tài chính

Khả năng tài chính của doanh nghiệp cũng ảnh hưởng rất lớn đến thực hiện hoạt động đào tạo phát triển NNL. Nhiều doanh nghiệp dù biết mình cần phải đào tạo nhân viên nhưng khả năng tài chính không cho phép buộc họ phải chấp nhận hiện tại mà không thể cử nhân viên đi đào tạo tại những cơ sở đào tạo có uy tín.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực của Công ty TNHH Một thành viên Vinpearl (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)