7. Kết cấu của luận văn
1.2.4. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của nguồn nhân lực
Như đã nói, nội dung quan trọng khi đề cập đến chất lượng NNL là năng lực của NNL đó. Khi nói đến năng lực, điều đầu tiên phải được xem xét là trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động. Như vậy, phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động là nâng cao kiến thức cho một chuyên ngành, một nghề nhất định. Nó trang bị những kiến thức mới, và nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật cho người lao động.
Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động là khả năng về mặt chuyên môn nghiệp vụ của người lao động có được để đáp ứng yêu cầu công việc. Trình độ này được xác định thông qua trình độ đào tạo. Phát triển trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động là nội dung quan trọng và có ý nghĩa trong việc nâng cao năng suất, chất lượng, và hiệu quả lao động của người lao động.
Sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng lao động tốt,
để có khả năng tiếp thu và đáp ứng công nghệ mới. Người lao động làm việc một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động hiện đại, tiên tiến [20]. Do đó, cần phải nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ để người lao động có thể bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ, có đủ năng lực cần thiết đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp.
Đội ngũ NNL có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao sẽ giúp doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động và có vai trò nòng cốt, có khả năng khởi xướng và dẫn dắt các đổi mới công nghệ, quy trình quản lý sản xuất…[3]. Chính điều này sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các doanh nghiệp. Nhận thức được điều trên, hầu hết các doanh nghiệp hiện nay đều coi trọng và có những chính sách thu hút, giữ chân những người tài, kích thích tinh thần làm việc của họ.
Việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người lao động có ý nghĩa rất quan trọng, nó giúp người lao động có thể bắt kịp sự phát triển của khoa học công nghệ, có đủ năng lực cần thiết đảm đương các chức vụ trong quản lý, kinh doanh và các hoạt động nghề nghiệp. Từ đó, yêu cầu người lao động phải có trình độ học vấn cơ bản, trình độ chuyên môn kỹ thuật và kỹ năng lao động tốt, để có khả năng tiếp thu và áp dụng công nghệ mới. Có như vậy, người lao động làm việc một cách chủ động, linh hoạt và sáng tạo, sử dụng được các công cụ, phương tiện lao động hiện đại, tiên tiến.
Vì trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động chỉ có thể có được thông qua đào tạo. Cho nên bất kể doanh nghiệp nào cũng phải coi trọng công tác đào tạo. Và ngược lại, đào tạo phải đáp ứng cho được yêu cầu này [20].
Để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ NNL, trước hết doanh nghiệp cần đánh giá trình độ chuyên môn hiện có của NNL tại đơn vị, từ đó mới có kế hoạch đào tạo và phân bổ nhân viên hợp lý, làm việc đúng chuyên ngành và tạo điều kiện cho nhân viên sử dụng và phát huy kiến thức của bản thân để họ có khả năng phát huy, cải thiện, nâng cao kiến thức của chính bản thân mình. Nói khác đi, để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động, doanh nghiệp cần tổ chức đánh giá NNL và thực hiện các kế hoạch, chương trình đào tạo ngắn hạn và dài hạn nhằm bồi dưỡng nâng cao và cập nhật kiến thức cho mọi đối tượng nhân viên và cấp quản lý.
Các chỉ tiêu chủ yếu đánh giá trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động: - Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo: Là số phần trăm (%) số lao động đã qua đào tạo so với tổng số lao động đang làm việc.
- Tỷ lệ lao động theo cấp bậc đào tạo: Là số phần trăm (%) số lao động được đào tạo ở cấp bậc đào tạo đang làm việc (PTTH: Phổ thông trung học, TC: Trung cấp, CĐ: Cao đẳng; ĐH & SĐH: Đại học và sau đại học) so với tổng số lao động đang làm việc.
Căn cứ vào các chỉ tiêu trên, doanh nghiệp có thể đánh giá, phát hiện sự bất hợp lý về cơ cấu bậc đào tạo, sự chênh lệch về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người lao động, từ đó, có cơ sở điều chỉnh kế hoạch phát triển NNL nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho người lao động của từng bộ phận, đơn vị.