Các phương thức qui chiếu

Một phần của tài liệu Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 30)

- the car of mine the car of hers

b. Các phương thức qui chiếu

+ Tên riêng

Tên riêng là tên đặt cho từng cá thể sự vật. Chức năng cơ bản của tên riêng là chỉ cá thể sự vật đúng với phạm trù của cá thể được gọi tên bằng tên riêng. Xét về mặt lý thuyết, khi chúng ta gọi tên Lan Anh thì chỉ riêng cái tên đó thôi cũng chỉ cho chúng ta một cá thể người xác định trong rất nhiều cá thể người xung quanh và người đọc hay người nghe không bị rơi vào tình trạng mơ hồ về chiếu vật. Tuy nhiên trong thực tế, ở Việt Nam cũng như nhiều nước trên thế giới có hiện tượng các sự vật, người trong cùng một phạm trù trùng tên với nhau và đặc biệt trong quá trình sử dụng tên riêng có thể được dùng theo lối chuyển dịch phạm trù theo phương thức chuyển nghĩa hoán dụ. Một thói quen khiến chúng ta luôn nghĩ rằng một tên gọi hoặc một tên riêng chỉ có thể dùng để nhận diện một nhân vật cụ thể nhưng trong ngôn ngữ chúng ta vẫn thường thấy những phát ngôn sau:

(49) Xem triển lãm Tô Ngọc Vân.

(50) Suốt mười năm tôi đọc Nguyễn Du. (51) Kẹo chú Xìu Châu sao sánh được Bánh bà Hạnh Tụ cũng thua xa.

TX

(52) Picasso's on the far wall.

Picaxô treo ở trên tường phắa đằng kia. (53) The new Mozart's better value than Bach. Bản Mo- da mới này giá trị hơn Bách.

Các vắ dụ (49), (50), (52) cho phép chúng ta thấy rõ hơn sự qui chiếu hoạt động trong thực tại như thế nào. Nghĩa của các phát ngôn (49), (50), (52) sẽ được làm rõ tương ứng theo thứ tự như sau:

(49') Xem triển lãm tranh của Tô Ngọc Vân.

(50') Suốt mười năm tôi đọc các tác phẩm của Nguyễn Du. (52') Picasso's painting is on the far wall.

Bức tranh của Picaxô treo ở trên tường phắa đằng kia. (53') The new Mozart's concerto is better than Bach's.

Những cái tên Tô Ngọc Vân, Nguyễn Du, Picasso, Mozart, Bach là tên các hoạ sĩ, nhạc sĩ đã được dùng để chỉ các tác phẩm hội hoạ, các bản nhạc do họ sáng tác. Còn ở (51) địa điểm. nơi sản xuất được thay thế cho sản phẩm được sản xuất tại đó. Việc sử dụng tên riêng theo lối qui chiếu để nhận diện một vật thể như thế đã gợi lên ở người nghe việc thực hiện sự suy đoán mong đợi. Trong trường hợp này, khái niệm sở hữu không được nói ra nhưng người nghe, người đọc vẫn có thể hiểu được nội dung thông báo.

+ Biểu thức miêu tả

Trong thế giới thực tại không phải mọi sự vật, hiện tượng đều có tên riêng. Điều đó đồng nghĩa với việc trong nhiều trường hợp chúng ta không thể dùng tên riêng để chiếu vật. Vậy làm sao để cho người giao tiếp với mình hiểu được mình đang nói về cái gì trong thế giới diễn ngôn nào?

Để giúp cho người nghe, người đọc dễ dàng suy ra nghĩa chiếu vật cá thể của một biểu thức chiếu vật không phải là tên riêng nào đó, người nói (người viết) thường dùng biện pháp miêu tả để tạo ra các biểu thức miêu tả chiếu vật. Theo Đỗ Hữu Châu thì: Ộmiêu tả chiếu vật là ghép các yếu tố phụ vào một tên chung, nhờ các yếu tố phụ mà tách được sự vật- nghĩa chiếu vật ra khỏi các sự vật khác cùng loại với chúngỢ ( 2001: 67) Hãy so sánh hai vắ dụ sau:

(54) Mèo rất hay ăn vụng.

Mèo trong (54) chiếu vật loại chỉ mèo nói chung thường có đặc tắnh hay ăn vụng. Con mèo nhà Lan trong (55) lại là một biểu thức chiếu vật cá thể. Các yếu tố phụ con, nhà Lan đã tách con mèo đang được nói tới ra khỏi các con mèo nói chung. Nó giúp cho người nghe, người đọc nhận diện rõ nét hơn về con mèo đang được nói tới. Chúng ta xét tiếp các vắ dụ:

(56) The man whose daughter is a ballet dancer is ill seriously. (57) Marry's husband is living aboard.

(58) Đây là đoàn xiếc mô tô bay của thành phố chúng tôi.

Những biểu thức miêu tả: ỘWhose daughter is a ballet dancerỢ, ỘMarry's husbandỢ, Ộcủa thành phố chúng tôiỢ đã giúp người đọc, người nghe thu hẹp phạm vi chiếu vật đến cực tiểu. Lúc này, việc xác định đối tượng đang được đề cập đến không còn là quá khó nữa. Trong những trường hợp như vậy các biểu thức sở hữu không chỉ thuần tuý mang nghĩa sở hữu mà nó chắnh là những biểu thức miêu tả mang chức năng qui chiếu giúp nhận dạng đối tượng qui chiếu một cách rõ ràng hơn, chắnh xác hơn.

Như vậy có thể thấy, các biểu thức sở hữu ở cả hai ngôn ngữ không chỉ đơn thuần diễn tả ý nghĩa sở hữu mà còn có chức năng biểu thị tắnh xác định và nghĩa qui chiếu và các chức năng dụng học này thậm chắ có phần nổi trội hơn hẳn chức năng ngữ nghĩa. Các phương thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở tiếng Anh và tiếng Việt có những nét tương đồng và khác biệt gì? Các yếu tố nào chi phối người học khi sử dụng cũng như chuyển dịch ý nghĩa sở hữu từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác? Những lỗi thường mắc phải trong quá trình người học tiếp cận với các phương thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu ở cả hai ngôn ngữ? Điều này sẽ được làm rõ trong chương hai và chương ba.

CHƢƠNG II

Một phần của tài liệu Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)