- the car of mine the car of hers
CÁC HÌNH THỨC BIỂU HIỆN Ý NGHĨA SỞ HỮU TRONG DANH NGỮ TIẾNG VIỆT (ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)
1.2.1. Thành tố chắnh của danh ngữ
Thành tố chắnh của danh ngữ hay còn gọi là thành tố trung tâm, do danh từ đảm nhiệm, là thành phần quan trọng nhất của một danh ngữ. Nó là thành tố duy nhất có quan hệ trực tiếp về mặt cú pháp với các yếu tố khác nằm ngoài danh ngữ. Trung tâm cũng là thành tố chi phối bản chất cũng như chức năng của toàn danh ngữ. Có khá nhiều bàn cãi xung quanh việc xác định danh từ trung tâm của một danh ngữ tiếng Việt. Tuy nhiên trong luận văn này chúng tôi nghiêng về cách xác định thành tố trung tâm của Nguyễn Tài Cẩn (1998: 216) khi ông cho rằng:
- Trung tâm của danh ngữ không phải là một từ mà là một bộ phận ghép gồm hai vị trắ nhỏ T1 và T2.
- T1 là trung tâm chỉ về đơn vị đo lường; T2 là trung tâm chỉ về sự vật được đem ra kế toán đo lường. T1 nêu chủng loại khái quát, T2 nêu sự vật cụ thể.
- T1 là trung tâm về mặt ngữ pháp, T2 là trung tâm về mặt ý nghĩa từ vựng.
- Với hai vị trắ T1, T2 bộ phận trung tâm có thể xuất hiện dưới ba biến dạng:
+ Dạng đầy đủ: T1 T2 Vắ dụ: Con chim
+ Dạng thiếu T1: _ T2 Vắ dụ: _ chim
+ Dạng thiếu T2: T1 _ Vắ dụ: con _
Số lượng danh từ chuyên dùng để chỉ đơn vị trong tiếng Việt không nhiều lắm. Điều đó đồng nghĩa với việc chúng ta có thể dễ dàng xác định được những danh từ có thể đứng ỏ vị trắ T1. Nhóm từ chỉ đơn vị ở T1 được chia thành hai tiểu loại;
- Tiểu loại dùng để chỉ từng đơn vị tự nhiên, từng cá thể sự vật. Tiểu loại này bao gồm;
+ Những đơn vị chỉ về động thực vật, đồ đạc và khái niệm trừu tượng như; con, cây, quả cái, chiếc, bức....
- Tiểu loại dùng để chỉ đơn vị qui ước. tiểu loại này bao gồm: + Những đơn vị chắnh xác như: cân, tạ, thước mẫu...
+ Những đơn vị không chắnh xác: miếng, cục, đoàn, bầy, loại...
Ngược lại với T1, vị trắ của T2 là vị trắ của danh từ, mà danh từ trong tiếng Việt là một từ loại lớn bao gồm rất nhiều từ. Vì vậy rất khó để định lượng T2.