Dịch từng từ (word by word)

Một phần của tài liệu Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 103)

- Chủ thể sở hữu là danh ngữ

4.4. Dịch từng từ (word by word)

Một trong những yêu cầu cần thiết khi chuyển dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác là phải bám sát nghĩa. Tuy nhiên đôi khi yêu cầu này trở thành một con dao hai lưỡi khi một số người áp dụng quá máy móc. Những câu chuyển dịch bám sát nghĩa một cách máy móc không giúp làm rõ nghĩa cho câu gốc mà nhiều khi còn có tác dụng ngược lại. Hiện tượng này xảy ra ở cả hai chiều Ộdịch xuôiỢ và Ộdịch ngượcỢ.

- Các câu chuyển dịch ngô nghê từ tiếng Anh sang tiếng Việt (dịch xuôi) như:

(358) I never saw any parts of his body except his head, his hands and his feet.

Câu trên được chuyển dịch là:

Tôi chưa bao giờ nhìn thấy bất kỳ một bộ phận nào trên thân thể ông ấy ngoại trừ các đầu ông của ông, đôi bàn tay của ông và đôi bàn chân ông.

Rõ ràng cách chuyển dich như trên không hề thuận tai, hay nói cách khác là không thuần Việt. Việc cố gắng bám sát chuyển dịch tất cả các từ sở hữu như trên khiến cho câu văn lủng củng, tối nghĩa. Một câu với nghĩa tương ứng được một người Việt nam bất kỳ nói, viết theo một cách đơn giản hơn nhiều.

Tôi chưa bao giờ thấy bất kỳ một bộ phận nào của thân thể ông ngoại trừ cái đầu, hai bàn tay và hai bàn chân.

Điều đó có nghĩa là không phải trong bất cứ trường hợp nào các hình thức sở hữu ở tiếng Anh cũng đều được chuyển dịch nguyên nghĩa sang câu tương ứng ở tiếng Việt.

- Nếu như trong quá trình chuyển dịch từ tiếng Anh sang tiếng Việt người học cố gắng không bỏ sót bất cứ một từ nào thì ngược lại khi chuyển dịch từ tiếng Việt sang tiếng Anh (dịch ngược), những tắnh từ sở hữu lại thường bị bỏ sót. Những câu thông thường như:

(359) Anh ta bỏ mũ, cuộn nó lại rồi đút vào túi quần. được dịch là:

He put off hat, folded it and put it in pocket.

Trong thực tế giao tiếp, cùnh một ý trên người Anh sẽ nói:

He put off his hat, folded it and put it in his pocket.

Như vậy thói quen tư duy của một dân tộc ảnh hưởng rất rõ trong cách chuyển dịch ngôn ngữ. Người Anh sử dụng các tắnh từ sở hữu để gán cho đồ vật, sự vật một nghĩa xác định. Sự xuất hiện của các tắnh từ sở hữu trong vắ dụ trên là cần thiết và bắt buộc. Còn người Việt nam thì lại không sử dụng các tắnh từ sở hữu trong câu trên với ý nghĩa tương tự.

Trên đây, chúng tôi đã phân tắch và miêu tả các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Việt, đồng thời tiến hành đối chiếu những điểm giống nhau và khác nhau cũng như các lỗi thường mắc phải khi chuyển dịch tương đương giữa các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở hai ngôn ngữ tiếng Anh và tiếng Việt. Kết quả phân tắch cho thấy các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu ở hai ngôn ngữ có những điểm tương đồng và khác biệt nhất định, điều này phản ánh những đặc trưng phổ quát và những khác biệt về loại hình của hai ngôn ngữ.

KẾT LUẬN

Hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu trong ngôn ngữ là cách thức chúng ta sử dụng ngôn ngữ để đánh dấu mối quan hệ sở hữu của một hoặc một nhóm đối tượng đối với một hoặc một nhóm đối tượng khác. Mỗi dân tộc, mỗi ngôn ngữ có các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu không giống nhau. Trong luận văn này chúng tôi đã đi sâu nghiên cứu và đối chiếu các hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở tiếng Anh và tiếng Việt. Tuy là hai ngôn ngữ thuộc hai loại hình ngôn ngữ khác hẳn nhau nhưng cả hai ngôn ngữ đều có các phương tiện thể hiện ý nghĩa sở hữu của danh ngữ. Ý nghĩa sở hữu ở danh ngữ của tiếng Anh được thể hiện thông qua việc sử dụng tắnh từ sở hữu, đại từ sở hữu, sở hữu danh từ và sở hữu với giới từ ỘofỢ. Tiếng Việt sử dụng phương thức trật tự từ và giới từ ỘcủaỢ để biểu thị ý nghĩa sở hữu.

Qua quá trình khảo sát và so sánh đối chiếu, chúng tôi nhận thấy ở hai ngôn ngữ có một số điểm tương đồng và khác biệt trong cách thể hiện ý nghĩa sở hữu ở danh ngữ như sau:

Xét về mặt hình thức, danh ngữ tiếng Anh sử dụng bốn hình thức bỉểu hiện ý sở hữu là tắnh từ sở hữu, đại từ sở hữu, sở hữu giới từ và sở hữu cách còn danh ngữ tiếng Việt chỉ có hai hình thức biểu hiện nghĩa sở hữu là trật tự từ và sở hữu giới từ. Tuy số lượng các hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu không giống nhau, nhưng danh ngữ ở cả hai ngôn ngữ giống nhau ở một điểm, đó là đều sử dụng giới từ để diễn tả ý sở hữu.

Xét về mặt cấu tạo, danh ngữ ở cả hai ngôn ngữ đều được cấu tạo từ hai thành tố trực tiếp là đối tượng sở hữu và chủ thể sở hữu. Cấu trúc của các kết cấu sở hữu là ngữ có thể là sự kết hợp của danh từ với danh từ, danh từ với danh ngữ, danh từ với đại từ, danh ngữ với đại từ và đại từ với đại từ.

Xét về mặt vị trắ, các biểu thức diễn tả nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt có sự khác nhau khá rõ về vị trắ. Các hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh có thể đứng trước danh từ trung tâm (tắnh từ sở hữu, sở hữu danh từ) hoặc đứng sau danh từ trung tâm (đại từ sở hữu, sở hữu giới từ ỘofỢ). Trong danh ngữ tiếng Việt, các hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu chỉ có một vị trắ duy nhất đó là đứng sau danh từ trung tâm.

Xét về mặt chức năng

+ Bình diện ngữ nghĩa, qua phân tắch các vắ dụ và đối chiếu các hình thức biểu thị nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở hai ngôn ngữ, chúng tôi nhận thấy khả năng biểu hiện nghĩa của các hình thức biểu thị nghĩa sở hữu ở hai ngôn ngữ không giống nhau. Trong khi các hình thức biểu hiện nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh có thể biểu hiện mười bảy nghĩa khác nhau thì các hình thức tương ứng trong tiếng Việt chỉ biểu thị năm nghĩa.

Một điểm khác biệt lớn nữa của hai ngôn ngữ ở bình diện này là trong khi tiếng Anh có những qui tắc rất chặt chẽ về sự xuất hiện của các định tố sở hữu khi biểu thị mối quan hệ sở hữu giữa đối tượng sở hữu và chủ thể sở hữu thì ở tiếng Việt điều này lại không phải là bắt buộc. Nhiều trường hợp giữa đối tượng sở hữu và chủ thể sở hữu không hề có một hình thức biểu thị nghĩa sở hữu nào kết nối nhưng nghĩa sở hữu vẫn tồn tại. Người đọc, người nghe vẫn nhận dạng được mối quan hệ giữa hai đối tượng.

+ Bình diện ngữ dụng, tuy số lượng các hình thức biểu thị nghĩa sở hữu không giống nhau, khả năng biểu hiện nghĩa của các hình thức này cũng không hoàn toàn trùng khớp nhưng điểm tương đồng lớn nhất ở hai ngôn ngữ này là các hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu ở cả hai ngôn ngữ đều có khả năng giúp xác định , nhận dạng rõ ràng hơn về đối tượng đang được đề cập. Điều đó có nghĩa là các biểu thức sở hữu ở cả hai ngôn ngữ đều có chức năng xác định và qui chiếu.

Trên cơ sở những phân tắch, đối chiếu luận văn cũng chỉ ra một số lỗi thường mắc phải khi chuyển dịch các hình thức sở hữu của danh ngữ ở hai ngôn ngữ với mục đắch giúp người học nhận diện một cách toàn diện hơn,

chắnh xác hơn về các hình thức sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh, tránh mắc phải những sai sót trong quá trình học tập, giao tiếp.

Với kết quả đối chiếu một cách cơ bản và có hệ thống về kết cấu cũng như ý nghĩa của các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ ở hai ngôn ngữ chúng tôi hy vọng luận văn sẽ có những đóng góp nhất định vào việc nghiên cứu, đối chiếu các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu của danh ngữ nói chung và danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt nói riêng. Các phát hiện về sự tương đồng cũng như khác biệt về kết cấu cũng như vị trắ và ý nghĩa biểu hiện của các hình thức này ở hai ngôn ngữ hy vọng có thể là những đóng góp hiệu quả cho việc học tiếng Anh của những người yêu thắch ngôn ngữ này.

Do hạn chế về khả năng và trình độ, còn nhiều vấn đề liên quan đến đề tài chưa được chúng tôi đề cập hoặc đã đề cập nhưng chưa được giải quyết một cách triệt để trong luận văn này. Chúng tôi hy vọng sẽ có dịp trở lại khảo sát sâu hơn về những vấn đề này trong các công trình nghiên cứu khác.

Một phần của tài liệu Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 103)