Quan hệ sở thuộc

Một phần của tài liệu Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 80)

- the car of mine the car of hers

d.Quan hệ sở thuộc

Mối quan hệ này chỉ rõ A thuộc về B. Tuy nhiên quan hệ giữa A và B không hoàn toàn là quan hệ sở hữu bởi trong mối quan hệ nghĩa này A thường là những khái niệm, ý tưởng chứ không phải là vật chất cụ thể.

(252) Quyền tự do của mỗi cá nhân là không thể phủ nhận. (253) Hay! Hay lắm! Sáng kiến của bà Hiền phải không/ (254) Bao giờ anh ta cũng nói theo ý của người khác.

2.2. Kết cấu không có giới từ "của" 2.2.1. Đặc điểm kết cấu 2.2.1. Đặc điểm kết cấu

Bên cạnh hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu thông qua giới từ "của" chúng ta cũng thấy có những câu không thấy sự có mặt của giới từ "của" mà nghĩa sở hữu vẫn được cảm nhận đầy đủ và rõ ràng. Nguyễn Quang cũng đã xác nhận trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, tuy chỉ có duy nhất một yếu tố xác định sở hữu mang tắnh từ pháp nhưng dường như người Việt Ộkhông quá chú tâm sử dụng chúng trong giao tiếpỢ (2002; 64). Điều đó chứng minh một điều là trong nhiều trường hợp, quan hệ sở hữu giữa đối tượng sở hữu và chủ thể sở hữu trong tiếng Việt được biểu hiện bằng trật tự từ. Vắ dụ:

(255) Hai con mắt tôi mưng mưng như hai vết thương. (256) Số nhà em vất vả lắm.

(257) Phúc ơi! Mày có đi gọi bố mày về không thì bẩu. Mới sáng ra đã sang ám nhà người ta làm gì thế không biết.

MVK1

(258) Nó vồ lấy ống chân cụ Bá bà mà ngoạm luôn cho một ngoạm

VTP

Trong các danh ngữ xuất hiện ở các vắ dụ trên có thể nhận ra các từ trung tâm của danh ngữ như: Ộhai con mắt","số","bố","nhà", "ống chân" còn các từ: "tôi", "nhà em", "mày","người ta',"cụ Bá bàỢ đóng vai trò bổ sung ý nghĩa sở hữu cho danh từ trung tâm và thường xuất hiện sau danh từ trung

tâm. Vì vậy, có thể gọi chúng là các định từ sở hữu. Chúng ta không thể tuỳ tiện thay đổi trật tự của danh từ và định từ sở hữu trong danh ngữ vì vị trắ của các định từ sở hữu khá là ổn định. Nếu trật tự này bị xáo trộn lập tức sẽ làm cho kết cấu hoặc không thể chấp nhận được hoặc thay đổi về nghĩa. Ta có thể thấy các kết cấu tương ứng xuất hiện trong danh ngữ tiếng Anh như: chicken egg (trứng gà), school uniform (đồng phục học sinh)...

Kết cấu của dạng hình thức sở hữu này khá ổn định. Trong tiếng Anh, các từ có kết cấu tương ứng thường thì chủ thể sở hữu luôn đứng trước đối tượng sở hữu như các vắ dụ nêu trên. Trái lại, trong tiếng Việt, ở kết cấu của hình thức sở hữu dạng này, chủ thể sở hữu luôn đứng sau đối tượng sở hữu theo mô hình sau:

A + B

(Đối tượng sở hữu) (Chủ thể sở hữu)

Kết cấu sở hữu dựa trên cơ sở trật tự từ có các dạng sau:

a. D1 + D2

Nhìn vào mô hình cấu trúc có thể nhận thấy cả A (đối tượng sở hữu ) và B (chủ thể sở hữu) đều là danh từ. Trong đó A thuộc về B.

(259) Đúng là giọng Vương rồi.

(260) Và sau mấy giây yên ắng lại thấy chân Vương dận thình thịch và

giọngVương gay gắt độc địa khác thường.

(261) Chắc chắn đây là nhà Vương một thời và mãi mãi là của tôi rồi.

MVK1

(262) Nó lăn vào lòng mẹ, oằn oại vừa hụ hị vừa kêu.

(263) Màu ngói, màu cây, màu bèo đã xoá gần sạch những dấu vết tàn phá.

NVP

Trường hợp này đối tượng sở hữu là danh từ, chủ thể sở hữu lại là một danh ngữ.

(264) Mắt người vợ đã rân rấn nước.

NC

(265) Mặt anh chồng cứ nhăn nhăn như bị.

(266) Rải rác trong những bụi sim, mua rậm, bóng những người chạy giặc nằm ngồi ngả ngốn.

(267) Tiếng con chó da diết, nhọn hoắt xói vào ruột vào gan tôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

KL

c. DN + D

Ngược lại với trường hợp trên, ở dạng kết cấu này chủ thể sở hữu là một danh từ còn đối tượng sở hữu là một danh ngữ.

(268) Cái mặtLan cau có trông rất ghét.

(269) Đôi mắt nhìn chị thấu hiểu thương xót.

LL

(270 )Tiếng nấc rất nhỏ cứ như từng ngọn lửa táp vào trái tim Liên

(271) Nét mặt nhà tôi lúc ấy nom lầm lì và buồn bã vô cùng.

KL

d. DN + DN

Đối tượng sở hữu là một danh ngữ, chủ thể sở hữu cũng là một danh ngữ như những trường hợp dưới đây:

(272) Hắn quay mặt về ngả trên. Thế nghĩa là cứ đến thẳng hàng thịt chó nhàmụ Tam.

(273) À thôi phải... có lẽ hôm nay là ngày giỗ ông nào, bà nào đây.

NC

(274) Cái túp nhà ông cụ bếp Móm chặt nêm những người

KL

Trường hợp chủ thể sở hữu là một đại từ, đối tượng sở hữu là một danh từ khá phổ biến trong ngôn ngữ của tiếng Việt. Các đối trượng sở hữu ở đây hoặc thuộc phạm trù bất khả li hoặc mang tắnh có thể sở hữu được.

(275) Năm đồng bạc...? Mắt hắn sáng hẳn lên một chút.

(276) Rượu, thịt chó...thịt chó...óc hắn cứ luẩn quẩn nghĩ đến hai thứ ấy.

NC

(277) Vợ tôi gọi nó bằng cái tên nghe rất đỗi thương yêu "con Mực nhà ta"

KL

(278) Môi thị tự nhiên mỉm cười.

(279) Không còn nhịn được nữa, mắt hắn trợn lên.

NC

f. DN + ĐT

Nhiều khi đối tượng sở hữu cũng có thể là các danh ngữ.

(280) Cái mặt mụ chắc chắn là sẽ không được tươi tỉnh lắm.

NC

(281) Chị bổ cái mặt chị vào mặt tôi. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(282) Vẻ mặt chàng rạng rỡ đáng yêu làm sao.

g. ĐT + ĐT

Dạng kết cấu mà đối tượng sở hữu và chủ thể sở hữu đều là đại từ không nhiều.

(283) Anh nó quay lại sẵng giọng

(284) Em hắn đã vĩnh viễn không bao giờ trở về nữa.

2.2.2. Đặc điểm ý nghĩa

Ý nghĩa mà dạng kết cấu này cũng không kém phần phong phú như dạng kết cấu với giới từ ỘcủaỢ. Các kiểu quan hệ nghĩa thường gặp với dạng cấu trúc không có giới từ ỘcủaỢ có thể được liệt kê dưới đây.

Một phần của tài liệu Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 80)