Quan hệ miêu tả

Một phần của tài liệu Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 84)

- the car of mine the car of hers

d. Quan hệ miêu tả

(294) Nhiều anh con trai làng Ghềnh thấy cô có sắc lại có cả vốn, muốn hỏi cô làm vợ để được cưới cả cô lẫn cái vốn của cô.

(295) Khi ấy, người nhà thằng Bột phải đưa nó về nhốt ở nhà.

NHT (296) Bố khỉ, bố đần...Con chó ốm nhà mày ấy to chửa?

KL

Ở vắ dụ (294) yếu tố A (nhiều anh con trai) được làm rõ nghĩa nhờ ý nghĩa hạn định do yếu tố B (làng Ghềnh) đem lại. Cũng tương tự như vậy

thằng BộtỢ và Ộnhà màyỢ ở các vắ dụ (295) và (296) sẽ là những biểu thức miêu tả làm rõ nghĩa hơn cho các đối tượng sở hữu Ộngười nhàỢ,Ợcon chó ốmỢ.

e. Quan hệ nguồn gốc

Kết cấu không có giới từ ỘcủaỢ biểu thị kiểu quan hệ này thường thấy ở dạng danh từ/danh ngữ + tên riêng.

(297) Bánh giò bà Mai nổi tiếng đất Hà thành.

(298) Kịch Lưu Quang Vũ nóng hổi hơi thở thời đại.

(299) Tranh lụa Trần Văn Cẩn là tài sản quắ đối với những nhà sưu tập

Ở các vắ dụ trên chúng ta thấy địa điểm, tên tác giả hoặc nơi sản xuất được lấy làm định tố bổ nghĩa cho các danh từ liền trước. Trong các trường hợp này, tên riêng đã thực hiện chức năng quy chiếu giúp người đọc, người nghe nhận diện chắnh xác hơn đối tượng đang được nhắc tới.

Các kết cấu sở hữu không có giới từ ỘcủaỢtrong tiếng Việt biểu hiện năm kiểu quan hệ nghĩa. Đó là quan hệ sở hữu, quan hệ nguồn gốc, quan hệ thân tộc, quan hệ miêu tả và quan hệ chỉnh thể - bộ phận. Một số người cho rằng bên cạnh các kiểu quan hệ trên, kết cấu không có giới từ ỘcủaỢ trong tiếng Việt còn có thêm quan hệ hạn định. Việc tách quan hệ miêu tả và quan hệ hạn định thành hai kiểu quan hệ nghĩa theo tôi là không thực sự thoả đáng. Bởi thực chất quan hệ miêu tả cũng là quan hệ hạn định. Danh từ trung tâm (đối tượng sở hữu) được miêu tả, được cụ thể hoá, được chỉ ra thông qua khả năng hạn định của định tố sau mà cụ thể ở đây là hình thức biểu hiện nghĩa sở hữu với phương thức trật tự từ (không có giới từ ỘcủaỢ).

2.3. Tắnh bắt buộc và tuỳ ý của việc sử dụng giới từ "của" trong các kết cấu sở hữu ở danh ngữ cấu sở hữu ở danh ngữ

Ở phần 2.1 và 2.2 của chương này chúng tôi đã phân nhóm các kiểu kết cấu biểu thị ý nghĩa sở hữu ở danh ngữ với giới từ ỘcủaỢ và không có giới từ ỘcủaỢ. Việc chia nhóm như trên chỉ mang tắnh lý thuyết bởi trong thực tế giao tiếp nhiều khi để diễn đạt cùng một ý người tham gia giao tiếp có thể sử dụng cả hai kiểu kết cấu sở hữu có giới từ "của" và không có giới từ "của" mà nghĩa của câu không bị thay đổi. Vắ dụ:

(300) Dưới ánh đèn đường vàng ủng, khuôn mặt ông cụ nom càng bệu rệu.

BN

(300') Dưới ánh đèn đường vàng ủng, khuôn mặt (của) ông cụ nom càng bệu rệu.

(301) Nước dãi túa ra đầy miệng hắn

VB

(301') Nước dãi túa ra đầy miệng (của) hắn

Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp có thể có những sự khác nhau cơ bản về nghĩa khi chúng ta thêm hoặc bớt giới từ ỘcủaỢ trong danh ngữ. Xét các vắ dụ;

(302) Lòng hận thù hắn (302') Lòng hận thù của hắn.

Rõ ràng là hai vắ dụ trên khác hẳn nhau về nghĩa. ở (302) ỘhắnỢ là đối tượng bị Ộhận thùỢ, còn ở vắ dụ (302‟) Ộhắn Ộ lại là chủ thể của động từ thù hận.

Nhiều khi sự kết hợp của danh từ trung tâm và định tố đem lại sự mập mờ về nghĩa. Vắ dụ ỘVở học sinhỢ có thể có hai cách hiểu: 1. Ộvở của học sinh" (nghĩa sở hữu); 2. ỘVở cho học sinhỢ (không mang nghĩa sở hữu).

Như vậy, có thể thấy rằng việc sử dụng giới từ "của" để biểu thị ý sở hữu trong danh ngữ tiếng Việt cũng có những quy tắc nhất định. Tôi nghĩ rằng Nguyễn Anh Quế đã có lý khi ông cho rằng: ỘGiữa hai yếu tố có quan hệ sở hữu có thể có ba khả năng: 1. không cần ỘcủaỢ; 2. có thể có có thể không

có ỘcủaỢ (tự do) và 3. bắt buộc phải hiện diện ỘcủaỢ (1988: 164, 165). Ông lý giải về từng trường hợp như sau:

a.Trường hợp thứ nhất:

a.1. Người ta không cần dùng Ộcủa" khi giữa hai yếu tố có quan hệ bao hàm nghĩa là yếu tố chắnh biểu thị bộ phận còn yếu tố phụ biểu thị toàn thể, chẳng hạn như trong các kết cấu tương đối cố định như: chân bàn, lốp xe, bìa sách...

a.2. Giữa hai yếu tố có quan hệ mật thiết gần gũi; chẳng hạn trong các kết cấu biểu thị bộ phận cơ thể, quan hệ họ hàng như: tay tôi, đầu tôi, gia đình tôi, cha tôi, mẹ tôi...

b. Trường hợp thứ hai:CủaỢ có vai trò tự do. Tuy nhiên, có hai trường hợp ỢcủaỢ nhưng quan hệ giữa hai yếu tố lại không phải là sở hữu mà là quan hệ khác. Chẳng hạn: "ảnh của chị ấy rất đẹpỢ. Câu này có thể hiểu là "ảnh chụp chị ấyỢ, cũng có thể hiểu là Ộbức ảnh mà chị ấy cóỢ.

c. Trường hợp thứ ba: Sự xuất hiện Ộcủa" là bắt buộc trong trường hợp: c.1. Danh từ trung tâm được cấu tạo bằng các danh từ trống nghĩa (nỗi, niềm, cơn, trận ...) và động, tắnh từ hoặc khi danh từ có định ngữ là một động, tắnh từ.

c.2. Giới ngữ có của có thể tách khỏi danh từ trung tâm để làm vị ngữ của câu nếu như trước ỘcủaỢ có dấu (:), có ỘỢ, ỘnàyỢ, ỘkiaỢ, ỘấyỢ... (trong ngôn ngữ viết) hoặc một chỗ ngưng giọng (trong ngôn ngữ nói).

c.3. ỘCủaỢ cần xuất hiện khi người nói muốn phân biệt định ngữ sở hữu với định ngữ tắnh chất như trong vắ dụ: ỘGà mẹỢ (tắnh chất) với Ộ Gà của mẹỢ (sở hữu).

Cùng quan điểm về vấn đề này, Đỗ Hữu Châu và Bùi Minh Toán (2002: 190) cũng cho rằng sự xuất hiện của ỘcủaỢ có ba khả năng:

+ Không thể dùng hư từ: gà mẹ (mẹ: diễn đạt ý nghĩa đặc trưng, chứ không phải ý nghĩa quan hệ);

+ Cần phải dùng hư từ: Gà của mẹ (mẹ: diễn đạt ý nghĩa sở hữu chứ không phải ý nghĩa đặc trưng);

+ Có thể cho phép cả hai biến thể - có hoặc không có hư từ (so sánh: tay tôi/ tay của tôi: đều diễn đạt ý nghĩa sở hữu).

Tóm lại, với tư cách là một ngôn ngữ đơn lập, tiếng Việt có cách biểu thị ý nghĩa sở hữu không giống tiếng Anh. Để biểu thị ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ, tiếng Việt sử dụng hai hình thức là kết cấu với giới từ Ộcủa" và kết cấu không có giới từ "của". Xét về số lượng, danh ngữ tiếng Việt có hai hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu. Xét về vị trắ, các định tố biểu thị ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Việt thường nằm ở phần phụ tố sau. Xét về chức năng, cũng giống như tiếng Anh, các hình thức biểu thị ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ của tiếng Việt không chỉ đơn thuần biểu thị ý nghĩa sở hữu mà sự xuất hiện của chúng còn giúp người đọc người nghe nhận diện đối tượng được miêu tả một cách dễ dàng và chắnh xác hơn. Nói cách khác, khi hai hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trên được sử dụng thì mục đắch của người nói, người viết không chỉ nhấn vào ý sở hữu mà trong nhiều trường hợp các hình thức này được sử dụng như là những công cụ để đánh dấu tắnh xác định của danh ngữ.

Một phần của tài liệu Khảo sát các hình thức biểu hiện ý nghĩa sở hữu trong danh ngữ tiếng Anh và tiếng Việt (Trang 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(143 trang)