Kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 56)

2.2.2.1. Tình hình sản xuất kinh doanh.

Trong những năm qua, HTX đã chuyển đổi và đăng ký kinh doanh theo Luật HTX. HTX hướng nội dung hoạt động vào mục tiêu phục vụ trực tiếp nhu cầu phát triển kinh tế hộ theo khả năng, điều kiện cụ thể của HTX về vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật và khả năng của cán bộ quản lý HTX; tập trung thực hiện các dịch vụ như: tín dụng, điện, cày tuốt, cung cấp nước sinh hoạt, cung cấp giống, cung ứng vật tư, thú y, thủy lợi và một số dịch vụ khác nhằm góp phần giải quyết việc làm, phục vụ kinh tế hộ phát triển, tăng thu nhập cho xã viên và tăng tích lũy cho HTX.

Trong giai đoạn 2008 - 2011, HTX đầu tư mua thêm một máy gặt đập liên hợp để phục vụ xã viên trong khâu thu hoạch lúa; mở rộng thêm dịch vụ cung cấp nước sinh hoạt nông thôn, nhưng đây là lĩnh vực mới nên việc quản lý và điều hành của HTX còn gặp không ít khó khăn, tỷ lệ thất thoát lớn, hiệu quả mang lại chưa cao.

Bảng 2.6: Doanh thu và lợi nhuận từng dịch vụ.

Đơn vị tính: Triệu đồng. 2008 2009 2010 2011 Từng loại dịch vụ Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận Doanh thu Lợi nhuận Tín dụng 458,55 37,87 298,80 30,89 334,13 28,32 381,81 19,35 Vật tư phân bón 1.580,93 27,97 1.050,34 5,11 935,17 2,81 968,60 15,98 Cày tuốt 44,99 12,79 113,55 39,64 51,34 10,95 57,60 20,72 Điện 1.903,29 109,49 2003,76 78,12 2.161,45 20,92 113,34 4,98 Xây dựng 257,98 17,34 289,59 7,86 Máy gặt 60,23 9,17 Cho thuê M. bằng 12 4,77 Khác 2,45 1,2 64 32,11 Tổng cộng 3.999,73 192,9 3.721,88 171,1 3.772,88 70,85 1.645,58 102,3 (Nguồn: Tổng hợp và phân tích).

48

* Qua bảng 2.6 cho thấy lợi nhuận năm 2009 giảm 12,74% so với năm 2008 là do các nguyên nhân chính sau:

- Lợi nhuận từ dịch vụ vật tư phân bón giảm mạnh, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của dịch vụ này năm 2008 là 1,77%, giảm xuống còn 0,49% năm 2009. Do chi phí tăng cao (lãi suất ngân hàng vì mua nợ từ nhà cung cấp, chi phí vận chuyển từ kho của HTX đến tổ dịch vụ, chi hoa hồng cho tổ trưởng tổ dịch vụ) và cạnh tranh ngày càng gay gắt, nên lợi nhuận giảm. Dịch vụ này HTX ít có khả năng cạnh tranh với tư thương.

- Bên cạnh đó lợi nhuận của dịch vụ điện chiếu sáng cũng giảm đáng kể (giảm 40,16% so với năm 2008); trong năm 2009 Chính phủ qui định mức giá thu tiền điện theo biểu giá mới được áp dụng trên cả nước (từ ngày 01/3/2009, giá bán điện năm 2009 được thực hiện theo Quyết định số 21/2009/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ và Thông tư số 05/TT-BCT của Bộ Công thương về giá bán điện năm 2009 và hướng dẫn thực hiện, với mức tăng giá 8,92% so với năm 2008; điện sinh hoạt bậc thang: cho 50 kWh đầu tiên là: 600 đồng/kWh, cho kWh từ 51-100 là 865 đồng/kWh, cho kWh từ 101-150 là 1.135 đồng/kWh,…).

* Lợi nhuận năm 2010 tiếp tục giảm so với năm 2009 bởi vì sự suy giảm của vật tư phân bón, dịch vụ cày tuốt và dịch vụ điện chiếu sáng:

- Dịch vụ phân bón tiếp tục giảm tỷ suất lợi nhuận/doanh thu chỉ còn 0,3%, cũng giống như trong năm 2009 lợi nhuận giảm do chi phí bán mặt hàng này tăng và khả năng cạnh tranh của HTX yếu so với đối thủ.

- Dịch vụ cày tuốt giảm một mặt do giá xăng dầu liên tục được Nhà nước điều chỉnh tăng, làm cho chi phí trên một đơn vị diện tích tăng, trong khi đó doanh thu vẫn giữ nguyên hoặc có tăng nhưng không đáng kể, đã làm cho lợi nhuận suy giảm; mặt khác trong năm 2010 thời tiết thuận lợi cho việc gặt lúa bằng máy gặt đập liên hợp nên nhiều xã viên gặt lúa bằng máy của tư thương làm cho lợi nhuận của dịch vụ tuốt giảm, góp phần làm lợi nhuận từ dịch vụ cày tuốt giảm mạnh so với năm 2009 (giảm 121,12%).

- Dịch vụ điện chiếu sáng tiếp tục giảm bởi vì Chính phủ qui định mức giá thu tiền mới tăng so với năm 2009. (Từ ngày 01/3/2010, giá bán điện năm 2010 được thực hiện theo Thông báo số 50/TB-VPCP của Văn phòng Chính phủ về đề án giá

49

điện năm 2010 và Thông tư số 08/2010/TT-BCT của Bộ Công thương về quy định giá bán điện năm 2010 và hướng dẫn thực hiện; điện sinh hoạt bậc thang: cho 50 kWh đầu tiên là: 600 đồng/kWh, cho kWh từ 51-100 là 1.004 đồng/kWh, tăng 139 đồng/kWh so với năm 2009; cho kWh từ 101-150 là 1.214 đồng/kWh, tăng 79 đồng/kWh so với năm 2009;…).

* Tuy doanh thu năm 2011 giảm nhiều so với năm 2010 (dịch vụ thu tiền điện HTX giao lại cho UBND huyện Phú Hòa, chỉ còn thu nợ của năm 2010) nhưng lợi nhuận tăng lên 44,39% so với năm 2010:

- Lợi nhuận của vật tư phân bón tăng lên, vì hàng tồn kho năm 2010 còn lại; bình quân cả năm, giá đạm Phú Mỹ bán lẻ tăng 40%, SA 36%, DAP tăng 37,5%, NPK phi tăng 29% so với mức giá bình quân năm 2010.

- Dịch vụ cày tuốt cũng tăng do HTX hoạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp vào các dịch vụ khác, đó là nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận tăng so với năm 2010.

- Thêm vào đó có lợi nhuận của dịch vụ máy gặt và lợi nhuận khác (cho thuê máy móc thiết bị, thu hoạch cây trồng ở trại bò,…)

Bảng 2.7: Kết quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX qua các năm.

Vốn hoạt động (triệu đồng) Năm Tổng vốn Vốn cố định Vốn lưu động Doanh thu (tr.đ) Lãi sau thuế (tr.đ) Lãi/vốn hoạt động (%) Tổng các quĩ hoạt động (tr.đ) 2008 8.049,3 4.426,4 3.622,9 3.541,2 192,9 2,4 1.902,9 2009 8.284,2 4.923,8 3.360,4 3.428,9 171,1 2,1 1.739 2010 8.359,9 4.865,6 3.494,3 3.438,7 70,9 0,85 1.749,8 2011 8.520,9 4.797,7 3.723,2 1.263,8 102,3 1,2 29,6 (Nguồn: Tổng hợp từ số liệu từ HTX).

Trong bảng 2.7 doanh thu chưa bao gồm dịch vụ tín dụng; hiệu quả hoạt động kinh doanh dịch vụ của HTX biến động thất thường như sau:

Năm 2009 và 2010 lợi nhuận giảm chủ yếu là do sự suy giảm lợi nhuận của các dịch vụ: vật tư phân bón, điện và cày tuốt; cũng trong thời gian này HTX mở rộng sang lĩnh vực xây dựng nhưng với qui mô nhỏ, lợi nhuận mang lại chưa cao; dịch vụ

50

tín dụng được xem là một trong những dịch vụ có hiệu quả thiết thực, nhu cầu của xã viên còn nhiều, lợi nhuận tương đối ổn định (bình quân hàng năm tỷ suất lợi nhuận/doanh thu đạt 8,04%) nhưng qui mô còn nhỏ cần quan tâm nhiều hơn để đầu tư mở rộng qui mô, đáp ứng nhu cầu ngày càng nhiều của xã viên và mang lại nguồn thu cao hơn cho HTX.

Năm 2011 kết quả kinh doanh được cải thiện là nhờ lợi nhuận của các dịch vụ tăng trở lại: vật tư phân bón, cày tuốt, máy gặt và lợi nhuận khác.

* Nộp ngân sách Nhà nước:

Năm 2008, HTX đã nộp ngân sách 75 triệu đồng; năm 2009 là 57,3 triệu đồng; năm 2010 là 23,62 triệu đồng; năm 2011 là 34,1 triệu đồng. (Nguồn: Phân tích, tổng hợp số liệu từ HTX).

Những năm gần đây, tổng chi phí của HTX cao, trung bình chiếm gần 95% doanh thu, nên lãi không đáng kể. Năm 2011, tổng doanh thu/tổng chi phí của HTX đạt cao nhất trong nhiều năm nhưng cũng chỉ đạt 108,81%. Do vậy, đóng góp của HTX vào ngân sách Nhà nước còn hạn chế.

* Tình hình công nợ:

Bên cạnh nguồn vốn góp của xã viên, tình hình nợ vay của HTX cũng là vấn đề tồn đọng day dưa, chưa giải quyết dứt điểm, tình hình công nợ của HTX thể hiện qua bảng sau:

Bảng 2.8: Tình hình nợ phải trả của HTX qua các năm.

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011

Tổng nợ phải trả Tr. Đ 2.377,47 2.299,75 2.364,58 2.445,9 Tỷ lệ vốn vay/tổng vốn % 21,59 19,69 23,47 21,96

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu của HTX).

Qua số liệu bảng 2.8 chúng ta thấy việc huy động vốn vay cho sản xuất kinh doanh của HTX là rất lớn, trung bình chiếm 21,68% năm/tổng vốn. Vốn vay năm 2008 là 1,74 tỷ đồng (vay ngân hàng 400 triệu đồng, vay đối tượng khác 1,34 tỷ đồng). Tỷ lệ vốn vay/tổng vốn năm 2008 là 21,59% giảm còn 19,69% nhưng đến năm 2010 tăng lên 23,47%, đây là tỷ lệ vốn vay trên tổng vốn cao nhất trong các năm. Bởi vì, vốn của HTX không nhiều, hàng năm phải vay vốn để thực hiện các dịch vụ như tín dụng, mua

51

vật tư phân bón, trả tiền cho dịch vụ cày tuốt đến cuối vụ HTX mới thu tiền lại của xã viên. Thực tế cho thấy rằng HTX vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong việc lập dự án kinh doanh khả thi, cũng như thủ tục tài sản thế chấp. Nguồn tín dụng HTX tiếp cận được trong thời gian qua chủ yếu là ngân hàng nông nghiệp và quỹ tín dụng nội bộ.

Bảng 2.9: Tình hình nợ phải thu của HTX qua các năm.

Đơn vị tính: Triệu đồng.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Tổng nợ phải thu Trong đó:

Phải thu của khách hàng Trả trước cho người bán Các khoản phải thu khác

1.801,06 56,32 904,86 839,88 1.768,81 19,29 900,58 848,94 1.770,25 20,35 913,07 836,83 1.770,69 18,3 900,55 851,84 (Nguồn: Tổng hợp số liệu từ HTX).

Mặt khác, tình trạng vốn bị chiếm dụng của HTX cũng tương đối phổ biến. Năm 2008 nợ phải thu của HTX là 896,2 triệu đồng; trong đó phải thu tiền phương án hộ, tiền tuốt lúa, thu tạm ứng chiếm gần 71%. Năm 2009 là: 868,23 triệu đồng giảm 3,22% so với năm 2008 là vì phải thu tiền phương án hộ và tiền tuốt lúa giảm. Năm 2010 là 857,18 triệu đồng giảm 1,3% so với năm 2009 là vì phải thu tiền bán vật tư và tiền tuốt lúa giảm. Nhìn chung từ năm 2008 đến năm 2010 nợ phải thu của HTX có giảm xuống từng năm nhưng chiếm tỷ lệ nhỏ, HTX cần có kế hoạch thu nợ để đảm bảo vốn cho sản xuất. Với tình hình vốn quá mỏng lại bị chiếm dụng nhiều do đó HTX càng thiếu vốn đầu tư cho hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ.

* Hệ số sử dụng vốn qua các năm:

Hệ số sử dụng vốn được tính bằng cách lấy tổng doanh thu của HTX có được qua các năm chia cho tổng số vốn của HTX. Hệ số này cho biết khả năng tạo ra doanh thu từ vốn của HTX.

52

Bảng 2.10: Hệ số sử dụng vốn của HTX qua các năm.

Chỉ tiêu ĐVT 2008 2009 2010 2011

Tổng doanh thu Tr. Đ 3.541,21 3.428,10 3.438,75 1.263,77 Tổng số vốn Tr. Đ 8.049,28 8.284,25 8.359,87 8.520,99

Hệ số sử dụng vốn Lần 0,44 0,41 0,41 0,15

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán).

Qua bảng 2.10 ta thấy hệ số sử dụng vốn luôn biến động qua các năm. Hệ số sử dụng vốn (hệ số quay vòng) năm 2008 là 0,44 lần cao nhất trong các năm, điều đó cho thấy doanh thu trong năm cao nhờ doanh thu của vật tư phân bón gần 1,6 tỷ đồng; đến năm 2010 hệ số sử dụng vốn giảm còn 0,41 lần vì doanh thu của ngành vật tư phân bón giảm còn 0,94 tỷ đồng, cho thấy thị trường vật tư phân bón đang bị cạnh tranh gay gắt mất dần thị phần, càng được chứng minh rõ hơn qua số liệu điều tra xã viên có 54% ý kiến cho rằng HTX cung cấp vật tư phân bón tuy chất lượng được đảm bảo nhưng giá cả cao hơn so với các đơn vị khác; đến năm 2011 chỉ còn 0,15 lần, hệ số sử dụng vốn năm 2011 thấp do doanh thu thấp, bởi vì cuối năm 2010 HTX không thu tiền điện mà giao lại cho điện lực huyện Phú Hòa (doanh thu tiền điện năm 2010 là 2,2 tỷ đồng). Hệ số sử dụng vốn thấp nghĩa là khả năng tạo ra doanh thu từ vốn thấp, điều đó đã chứng minh rằng vốn của HTX chủ yếu là từ tài sản cố định (trung bình chiếm 57%/tổng vốn), còn vốn để đưa vào sản xuất kinh doanh để tạo ra lợi nhuận chiếm tỉ lệ nhỏ.

* Chỉ tiêu đo lường mức độ thỏa mãn của xã viên đối với mỗi dịch vụ:

HTX không những phải cố gắng làm được nhiều dịch vụ mà còn phải phục vụ đến mức cao nhất sự thỏa mãn của xã viên đối với từng loại dịch vụ. Đây là chức năng tự thân của HTX làm dịch vụ vì sự phát triển của kinh tế hộ. Qua số liệu điều tra xã viên của HTX về đo lường mức độ thỏa mãn của xã viên đối với mỗi loại dịch vụ theo trình tự như sau: Phát phiếu điều tra 50 xã viên sử dụng các dịch vụ của HTX, để đo lường mức độ thỏa mãn của xã viên đối với dịch vụ mà hợp tác xã cung cấp; quá trình điều tra số liệu được tiến hành cẩn thận phỏng vấn từng xã viên một, mỗi xã viên một phiếu điều tra (xem phụ lục), số liệu thu thập được xử lý qua phần mềm Excel để tổng hợp, phân tích đánh giá.

53

Bảng 2.11: Mức độ thỏa mãn của xã viên trong năm 2011.

STT Loại dịch vụ Mức độ thỏa mãn (%)

1 Cung cấp giống cây trồng tốt 70

2 Cung cấp vật tư nông nghiệp

giá rẻ so với thị trường 46

3 Công tác thủy lợi 74

4 Dịch vụ cày, tuốt 58

5 Hỗ trợ xã viên trong khâu tiêu

thụ lúa 20

6 Tập huấn về cây trồng, vật nuôi 68

(Nguồn: Số liệu điều tra).

Qua bảng trên cho thấy có những dịch vụ mà HTX cần phải tiếp tục cải thiện để nâng cao chất lượng phục vụ như: dịch vụ cung cấp phân bón và thuốc trừ sâu bệnh mức độ thỏa mãn có 46% xã viên, phần lớn xã viên cho rằng chất lượng phân bón là đáng tin cậy, nhưng giá còn cao hơn so với thị trường; trong nền kinh tế thị trường điệp khúc được mùa mất giá cứ diễn ra liên tục, tình trạng bị tư thương ép giá còn phổ biến, hơn lúc nào hết xã viên rất cần sự giúp đỡ của HTX trong khâu tiêu thụ nông sản, thời gian tới HTX cần hỗ trợ xã viên trong việc tiêu thụ nông sản (chẳng hạn như liên kết với các cơ sở xay sát gạo để tiêu thụ lúa cho nông dân); dịch vụ cày tuốt HTX cần có biện pháp đối với những chủ máy cày không đạt chất lượng, bị xã viên phản ánh nhiều, còn dịch vụ tuốt lúa tuy HTX đã mua một máy gặt liên hợp nhưng thường xuyên bị hư hỏng, năng suất gặt chưa cao, chỉ đáp ứng một số ít nhu cầu của xã viên.

* Chỉ tiêu số lãi được chia tính cho 1.000 đồng vốn góp:

Vốn của HTX được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, từ vốn góp của xã viên, từ tích lũy, từ vay mượn,…Trong đó vốn góp của xã viên là quan trọng nhất. Khi tham gia HTX, một trong những kỳ vọng của hộ nông dân là được chia lãi trên 1.000 đồng vốn góp ngày càng cao. Đây cũng giống như là sự kỳ vọng của cổ đông về cổ tức khi tham gia công ty cổ phần. Chỉ tiêu này phản ánh cứ trên 1.000 đồng vốn góp của xã viên thì bình quân trong năm được chia bao nhiêu đồng lãi. Kết quả tính ra càng lớn, chứng tỏ hiệu quả hoạt động của HTX càng cao và ngược lại. Điều đó được thể hiện qua bảng sau:

54

Bảng 2.12: Chỉ tiêu lãi được chia cho 1.000 đồng vốn góp.

Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011

Số lãi chia theo vốn góp (triệu đồng) 127,82 126,70 52,43 72,70 Vốn góp (triệu đồng) 1.407,83 1.407,83 1.407,83 1.407,83 Lãi được chia tính bình quân/1.000

đồng vốn góp (đồng) 90,79 90 37,24 51,64

(Nguồn: tổng hợp và tính toán).

Qua bảng trên ta thấy chỉ tiêu lãi được chia tính cho 1.000 đồng vốn góp xã viên hết sức nhỏ bé, cụ thể trong năm 2008, cứ 1.000 đồng vốn của xã viên thì trung bình được chia là 90,79 đồng lợi nhuận cao nhất trong các năm, trong năm 2010 đạt lợi nhuận rất thấp 37,24 đồng. Tuy vậy, cũng phải thấy rằng chỉ tiêu này tính ra lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của con người. Chẳng hạn nếu đại hội xã viên quyết định chia lãi theo vốn góp ít, để tái đầu tư thì chỉ tiêu lãi/1.000 đồng vốn góp sẽ thấp và ngược lại.

* Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận/doanh thu bình quân và tỷ suất lợi nhuận/vốn

Một phần của tài liệu phương hướng và giải pháp phát triển hợp tác xã nông nghiệp hòa quang bắc đến năm 2015 (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(104 trang)